Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề bình đẳng giới - qua tìm hiểu dân tộc H’Mông ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nguyễn Thị Nội và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 177 - 180
177
VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI - QUA TÌM HIỂU DÂN TỘC H’MÔNG
Ở VIỆT NAM
Nguyễn Thị Nội*
, Đàm Thị Hạnh, Lê Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Thủy
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc H’Mông là một trong những dân tộc vẫn giữ được
những nét độc đáo riêng về bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc trong cuộc sống hội nhập hiện
nay. Tuy nhiên, vấn đề bất bình đẳng giới vẫn là vấn đề nan giải đối với dân tộc này. Bởi lẽ, họ bị
chế định trong các quan niệm cổ hủ, lạc hậu đã ăn sâu trong tiềm thức của đồng bào. Do vậy, cần
thực hiện một hệ thống giải pháp đặc thù sẽ có thể làm thay đổi được hiện tượng đó.
Từ khóa: Dân tộc H’Mông, Bình đẳng giới, Bất bình đẳng giới
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Bình đẳng giới không phải là chủ đề mới
trong xã hội Việt Nam hiện nay. Đảng, Nhà
nước và các cơ quan chức năng có thẩm
quyền ở Việt Nam đã đề ra nhiều chính sách
thực hiện để có được sự ngang bằng nhau
giữa các giới trong xã hội. Đối với đồng bào
thiểu số, nhất là đối với đồng bào người
H’Mông thì cơ hội ngang bằng nhau giữa nam
và nữ vẫn chưa được thực hiện một cách đúng
nghĩa. Có không ít nguyên nhân để lý giải cho
điều này, nhưng rào cản lớn nhất của phụ nữ
dân tộc H’Mông đó chính là họ bị chế định quá
lớn bởi những hủ tục của dân tộc mình.
NỘI DUNG
Bình đẳng là gì?
Phạm trù bình đẳng đã từng được các nhà
kinh điển Mác - Lênin đề cập, như Ph.
Ăngghen: “Cái quan niệm cho rằng tất cả mọi
người, với tư cách là con người, đều có một
cái gì chung, rằng trong phạm vi cái chung đó
mọi người đều bình đẳng, dĩ nhiên là một
quan niệm đã cũ rồi. Nhưng yêu sách về bình
đẳng lại hoàn toàn khác với quan niệm đó, nói
đúng ra yêu sách đó đòi hỏi phải từ cái thuộc
tính chung là con người, từ sự bình đẳng của
mọi người với tư cách là con người, rút ra giá
trị cái quyền ngang nhau về chính trị và xã
hội cho tất cả mọi người, hay ít ra cho mọi
công dân trong một nước, hay cho mọi thành
* Tel: 0989 346178, Email: [email protected]
viên trong một xã hội”[2, tr.149]. Trong bản
Tuyên ngôn độc lập đọc tại quảng trường Ba
Đình ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã trịnh trọng tuyên bố về quyền bình đẳng
của mọi người dân, được sống tự do và hạnh
phúc bình đẳng, Người nói: “Tất cả mọi
người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo
hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm
phạm được; trong những quyền ấy, có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc”[3, tr.351]. Trong Chánh cương
vắn tắt của Đảng cộng sản viết năm 1930,
Người cũng đã nhấn mạnh “Về phương diện
xã hội thì nam nữ bình quyền”[3, tr.301].
Như vậy, con người khi sinh ra đời đã được
bình đẳng, nhưng sự bình đẳng đó có được
thực hiện đúng nghĩa không thì điều đó còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả về yếu tố
khách quan và yếu tố chủ quan. Bình đẳng là
sự ngang bằng nhau giữa người với người
được xét trên mọi phương diện. Đó là sự
ngang bằng nhau về cơ hội (học tập, đào tạo,
phát triển trí tuệ), sự ngang nhau về cơ hội
tạo cho mọi người có sức khỏe tốt, sự ngang
nhau về cơ hội nắm bắt thông tin xã hội. Bình
đẳng là cơ hội để mọi công dân giải thoát
được mình (Theo World bank, năm 2006).
Người H’Mông ở Việt Nam có dân số
1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 trong bảng
danh sách các dân tộc ở Việt Nam, cư trú tại
62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố [1, tr.134-
225]. Tổ chức gia đình của người H’Mông