Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Vấn đề bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn của ngân hàng thế giới
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN PHƢƠNG NAM
VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ CÓ SỬ
DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số: 60380107
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Pgs.Ts.Phạm Duy Nghĩa
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung tôi viết trong luận văn này là kết quả từ
quá trình nghiên cứu của riêng tôi, cùng với sự hướng dẫn của Pgs.Ts.
Phạm Duy Nghĩa. Các kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và
chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Những kết luận, nhận định… tham khảo từ các sách báo, tạp chí, tài
liệu, công trình nghiên cứu khác đều được trích dẫn một cách rõ ràng.
Tác giả xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những ý kiến, đề xuất khoa
học của mình.
Tác giả luận văn
Nguyễn Phƣơng Nam
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT Bảo vệ môi trường
CKBVMT Cam kết bảo vệ môi trường
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
ĐMC Đánh giá tác động môi trường chiến lược
KHQLMT Kế hoạch quản lý môi trường
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam
TNMT Tài nguyên và Môi trường
WB Ngân hàng Thế giới
UBND Ủy ban Nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG ......................................................................5
1.1. Khái niệm về bảo vệ môi trƣờng trong các dự án đầu tƣ xây dựng ..........5
1.1.1. Khái niệm về bảo vệ môi trường ·····················································5
1.1.2. Khía cạnh về bảo vệ môi trường trong các dự án ··········································· 5
1.1.2.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng ..................................................... 6
1.1.2.2. Các giai đoạn của dự án ........................................................................6
1.1.2.3. Khía cạnh hoạt động bảo vệ môi trường trong các giai đoạn của dự án
7
1.1.2.4. Khía cạnh về bảo vệ môi trường trong các giai đoạn của dự án sử dụng
vốn WB ...............................................................................................................13
1.2. Qui định pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trƣờng trong các dự án .....16
1.2.1. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong các dự án tại Việt Nam hiện
nay 16
1.2.2. Đánh giá tác động môi trường ····················································· 18
1.2.2.1. Khái niệm về đánh giá tác động môi trường .......................................18
1.2.2.2. Mục đích và ý nghĩa của quá trình đánh giá tác động môi trường .....18
1.2.2.3. Quá trình hình thành pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt
Nam 19
1.2.2.4. Những nội dung cơ bản của pháp luật về đánh giá tác động môi trường
20
1.2.3. Kế hoạch quản lý môi trường của dự án ········································· 26
1.2.3.1. Khái niệm về kế hoạch quản lý môi trường của dự án ........................26
1.2.4. Cam kết bảo vệ môi trường của dự án ············································ 27
1.2.4.1. Khái niệm về cam kết bảo vệ môi trường của dự án ...........................27
1.2.4.2. Qui định của pháp luật về lập cam kết bảo vệ môi trường của dự án .27
1.3. Chính sách của Ngân hàng thế giới về bảo vệ môi trƣờng của dự án. ....28
1.3.1. Định nghĩa về chính sách an toàn của Ngân hàng thế giới ···················· 28
1.3.2. Sự cần thiết của các chính sách an toàn ·········································· 28
1.3.3. Mục tiêu của chính sách an toàn ·················································· 29
1.3.4. Chính sách của Ngân hàng thế giới về an toàn môi trường cho dự án ······ 29
1.3.4.1. Tổng quan về chính sách môi trường cho dự án .................................29
1.3.4.2. Chính sách môi trường sống tự nhiên .................................................30
1.3.4.3. Quản lý tài nguyên nước ......................................................................31
1.3.4.4. Chính sách Rừng ..................................................................................32
1.3.4.5. Quản lý sâu bệnh .................................................................................33
1.3.4.6. An toàn đập ..........................................................................................33
1.3.4.7. Tiếp cận thông tin ................................................................................35
1.3.4.8. Sử dụng hệ thống quốc gia ..................................................................35
1.3.4.9. Đánh giá tác động môi trường ............................................................36
1.3.4.10. Kế hoạch quản lý môi trường ..........................................................42
1.4. So sánh pháp luật Việt Nam và chính sách của Ngân hàng thế giới về bảo
vệ môi trường trong các dự án đầu tư ....................................................................43
4.1.1. Sự tương đồng của pháp luật Việt Nam và chính sách của Ngân hàng thế giới
về bảo vệ môi trường trong các dự án ··················································· 43
4.1.2. Những điểm khác biệt của pháp luật Việt Nam và chính sách của Ngân hàng
thế giới về bảo vệ môi trường của dự án ················································ 44
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG CÁC DỰ ÁN VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN ..............................48
2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng của dự án. ...........................48
2.1.1. Thực trạng chung của chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường đối với dự
án 48
2.1.2. háp luật về tiêu chu n quy chu n ··············································· 49
2.1.3. Thực trạng pháp luật về đánh giá tác động môi trường của dự án ··········· 50
2.1.4. Thực trạng pháp luật về việc lập và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý môi
trường của dự án ············································································ 55
2.1.5. Thực trạng pháp luật về việc lập và triển khai thực hiện lập cam kết bảo vệ
môi trường của dự án ······································································· 55
2.1.6. Thực trạng pháp luật về chế tài đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường trong các dự án ··························································· 55
2.2. Đánh giá thực trạng về việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trƣờng của
các dự án sử dụng vốn tài trợ của WB .................................................................56
2.3. Tầm quan trọng của việc đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng của
Ngân hàng Thế giới đối với Việt Nam. .................................................................60
2.4. Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong các
dự án 63
2.4.1. Hoàn thiện qui định về sàng lọc xác định các dự án phải lập báo cáo đánh
giá tác động môi trường,cam kết bảo vệ môi trường ·································· 63
2.4.2. Hoàn thiện các qui định về nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường 63
2.4.3. Bổ sung và hoàn thiện các qui định về lập và thực hiện kế hoạch quản lý môi
trường 64
2.4.4. Hoàn thiện hệ thống quy chu n môi trường ····································· 65
2.4.5. Tăng cường trách nhiệm công bố thông tin và tham vấn cộng đồng ········· 65
2.4.6. Hoàn thiện quy định về chế tài đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ
môi trường trong các dự án ·························································································· 66
KẾT LUẬN .............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................69
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngân hàng Thế giới là một định chế tài chính quốc tế có những đóng góp
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta trong thời gian vừa qua.
Theo thống kê Việt Nam là khách hàng vay vốn lớn thứ hai trên thế giới của Hiệp
hội phát triển Quốc tế (một tổ chức trong nhóm Ngân hàng Thế giới). Kể từ khi Việt
Nam trở thành nước vay hỗn hợp năm 2010 cho đến năm tài chính 2012, Việt Nam
đã vay trung bình mỗi năm 1,875 tỉ USD từ Ngân hàng Thế giới, nguồn vốn tài trợ
của Ngân hàng Thế giới đã giúp Việt Nam thực hiện được nhiều dự án có tầm quan
trọng rất lớn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật, xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường sống. Trong quá trình xem
xét tài trợ vốn cho các dự án, Ngân hàng Thế giới coi trọng vấn đề bảo vệ môi
trường của dự án, đây là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định để Ngân
hàng Thế giới tài trợ hay không tài trợ vốn cho một dự án.
Công tác bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư xây dựng bao gồm nhiều hoạt
động từ giai đoạn quy hoạch đến khi dự án hoàn thành đưa vào vận hành, theo quy
định của pháp luật Việt Nam và chính sách môi trường của Ngân hàng Thế giới thì
công tác này tựu chung có hai mảng công tác lớn là đánh giá tác động môi trường
và kế hoạch quản lý môi trường của dự án. Ngoài ra, dự án đầu tư có tính chất, quy
mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định phải thực hiện đánh
giá tác động môi trường, hoặc các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không
thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất 1
thì chỉ
phải lập cam kết bảo vệ môi trường.
Nhìn chung, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch quản lý môi trường
đã được thực hiện rộng rãi trên thế giới để kiểm soát và giám sát một cách hiệu quả
quá trình triển khai các dự án ở khía cạnh môi trường, chi phối quá trình ra quyết
định sẽ thực hiện hay không thực hiện dự án, đồng thời làm rõ câu hỏi là trong quá
trình triển khai dự án thì các biện pháp bảo vệ môi trường phải được thực thi như
thế nào? Ở Việt Nam, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch quản lý môi trường
cũng đang ngày càng trở thành một công cụ bảo vệ môi trường quan trọng và chiếm
một vị trí đáng kể trong các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, đồng thời các
quy định liên quan của pháp luật Việt Nam cũng đã tiếp cận được với các chính
sách môi trường của các tổ chức tài trợ vốn phát triển quốc tế nói chung và Ngân
hàng thế giới nói riêng.
1 Xem : Điều 29 Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 quy định về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường