Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vấn đề bản quyền tại một số thư viện trên thế giới
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
122.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1635

Vấn đề bản quyền tại một số thư viện trên thế giới

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

NHÌN RA THẾ GIỚI

THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 5/2019 35

Trần Thị Kiều Nga

Viện Thông tin Khoa học xã hội

VẤN ĐỀ BẢN QUYỀN TẠI MỘT SỐ THƯ VIỆN TRÊN THẾ GIỚI

Bản quyền là một vấn đề không

đơn giản đối với nhiều thư viện

trên thế giới hiện nay, đặc biệt

trong bối cảnh số lượng tài liệu được số

hóa đang không ngừng gia tăng và công

nghệ nhân bản, số hóa đang có sự phát

triển mạnh mẽ. Việc nhân bản phục vụ độc

giả cũng như chia sẻ nguồn tài nguyên

có thể xâm phạm tới lợi ích của tác giả tài

liệu, tạo ra thách thức đối với hệ thống luật

pháp quốc gia và quốc tế về quyền tác giả.

Nhiều thư viện trên thế giới đã rất nỗ lực

trong việc dung hòa giữa bản quyền và vấn

đề quyền được sử dụng tài liệu trong thư

viện. Đã có khá nhiều thư viện đưa ra các

quy định cụ thể trong việc khai thác tài liệu

(sao chụp tài liệu) và sao lưu tài liệu phù

hợp với Luật Bản quyền của nước sở tại và

những điều khoản chung của các văn bản

pháp lý quốc tế.

1. Thư viện Quốc gia Úc và bảo vệ tác

quyền trong phục vụ tài liệu

Đối với thư viện nói chung, các quy định

liên quan đến luật bản quyền điều chỉnh

vấn đề sao chép tài liệu của độc giả và sao

lưu tài liệu trong lưu trữ. Ở Thư viện Quốc

gia Úc (NLA), việc sao chép tài liệu và sao

lưu tài liệu chịu sự điều chỉnh của Luật Bản

quyền Úc năm 1968. Tại NLA, xét từ góc độ

Luật Bản quyền, có hai loại tài liệu: tài liệu

bản quyền và tài liệu không có bản quyền.

Thời hiệu bản quyền của tài liệu theo luật

định được tính từ khi tác phẩm ra đời (có

thể không công bố hoặc công bố) đến thời

điểm 70 năm sau khi tác giả qua đời.

Đối với việc sao chép và khai thác tài

liệu, để vừa phù hợp với luật bản quyền

vừa phù hợp với thực tế hoạt động của thư

viện, NLA quy định như sau:

- Về tài liệu không bản quyền, đó là

những tài liệu đã nằm ngoài thời gian bản

quyền, những tài liệu thuộc lĩnh vực công

cộng, những tài liệu có ghi “No Rights

Reserved”. “No Rights Reserved” (có thể

hiểu là từ bỏ tác quyền đối với tác phẩm,

như: tác giả hiến tặng tác phẩm cho cộng

đồng mà không đòi hỏi bất cứ quyền nào

đối với tác phẩm). Những tài liệu nằm ngoài

thời gian bản quyền là những tài liệu mà

thời hạn bảo hộ tác quyền sau khi tác giả

mất đã hết thời hạn. Đối với tài liệu không

bản quyền, NLA không có bất cứ quy định

nào nhằm hạn chế việc sao chép hay sao

chụp tài liệu. Tuy nhiên, tùy theo trạng

thái vật lý của tài liệu như mức độ cũ, rách

nát, hư hỏng do thời tiết, người đọc có thể

không được photo hoặc photo lại từ bản đã

sao của thư viện để chống hư hỏng thêm

tài liệu.

- Về tài liệu bản quyền, NLA có những

quy định cụ thể về sao chép tài liệu của

bạn đọc. Lý do vì tại NLA, độc giả tự phục

vụ, tự sử dụng máy photo hoặc hệ thống

máy tính để sao chép, nên các quy định

này được niêm yết rất rõ ràng tại nơi đặt hệ

thống máy photo và máy tính.

Đối với tài liệu giấy, bao gồm sách, báo,

bài viết, công trình nghiên cứu trên giấy,

độc giả chỉ được phép sao chép (photo￾copy) không quá 10% nội dung. Theo điều

50 của Luật Bản quyền Úc năm 1968, đối

với báo/tạp chí, độc giả chỉ được photo

không quá 01 bài viết hoặc tối đa là 02 bài

nếu có liên quan tới chủ đề. Các tài liệu

chép tay cũng nằm trong nhóm này. Theo

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!