Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay
MIỄN PHÍ
Số trang
21
Kích thước
232.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1625

Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đặt vấn đề

Cách đây khoảng 20 năm (trước cải cách kinh tế) người ta còn khá mơ hồ về

kinh tế thị trường (KTTT) và khái niệm này dường như không được nói đến nhiều và

bị tẩy chay trong xã hội. Những năm gần, từ sau cải cách kinh tế 1986, đây nhờ chính

sách của Đảng và nhà nước nhằm truyền bá sâu rộng đường lối phát triển KTTT định

hướng XHCN, nên nó không còn là vấn đề quá cao sang và ngày nay việc sinh viên

nghiên cứu về vấn đề này đã trở thành phổ biến và cần thiết để tạo nền tảng về tư

tưởng chính trị cho thế hệ sau này.

KTTT là sản phẩm, thành tựu chung của nền văn minh nhân loại chứ không

của một chế độ xã hội nào. Ngay từ khi ra đời nó đã thể hiện ưu điểm của mình,

nhưng cái gì cũng có mặt tốt và sấu của nó, KTTT cũng có những khuyết tật. Trước

kia các nước đi theo con đường CNXH cho rằng KTTT là nền kinh tế của CNTB. Từ

đại hội Đảng VI Đảng ta đã khẳng định :”Nhà nước chủ trương thực hiện nhất quán

và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ

chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Đó chính là nền

KTTT định hướng XHCN” nhằm tận dụng ưu thế của cơ chế kinh tế này và khắc

phục nhưng nhược điểm của nó, sử dụng nó như một công cụ kinh tế để tiến lên

CNXH. Phương hướng này tiếp tục được triển khai đến các đại hội sau này.

Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta

hiện nay là vô cùng quan trọng. Làm thế nào để hiểu và giúp đỡ nhà nước trong quản

lý kinh tế không phải là vấn đề của riêng các cơ quan hay các cấp chính quyền

nào.Bài viết này không có tham vọng trìng bầy toàn bộ những vấn đề liên quan và

hoàn toàn đầy đủ về vai trò kinh tế của nhà nước trong nền KTTT, nhưng em hy vọng

rằng nó nói nên hiểu biết của mình về vai trò kinh tế của nhà nước và từ đó có những

bài học cho bản thân. Rất mong có sự góp ý của thầy để hoàn thiện bài viết cũng như

tăng tầm hiểu biết về vai trò kinh tế của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN ở nước ta hiện nay.

Em xin trân thành cảm ơn thầy Nguyễn An Ninh đã giúp đỡ em hoàn

thành bài viết này.

Sinh viên :

Trần Thu Hương.

Mục lục

Đặt vấn đề............................................................................................1

Mục lục.................................................................................................2

Nội dung cơ bản...................................................................................3

Phần 1 : Tính tất yếu khách quan, vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với

nền kinh tế................................................3

1

1) Tính tất yếu chuyển sang KTTT.........................................................3

2) Ưu thế và khuyết tật của KTTT.........................................................4

3) Tính tất yếu khách quan có sự quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh

tế ở nước ta.......................................................................................5

4)Vai trò kinh tế của nhà nước trong nền KTTT.....................................7

Phần 2 : Đặc trưng có bản của KTTT định hướng XHCN.............9

1) Nền KTTT chúng ta đang xây dựng đi từ một nền kinh tế tự cấp tự túc nên một

nền KTTT với LLSX phát triển cao...............................................9

2) KTTT lấy kinh tế nhiều thành phần làm cơ sở kinh tế trong đó KTNN giữ vai trò

chủ đạo..................................................................................10

3) KTTT định hướng XHCN dựa trên cơ cấu kinh tế mở của chủ động hội nhập

kinh tế quốc tế và khu vực...............................................................12

4) KTTT dựa trên cơ chế phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh

tế.........lấy phân phối theo lao động và phúc lợi xã hội làm chủ đạo..........13

5) Kết hợp văn hoá dân tộc và văn hoá hiện đại có chọn lọc trong đó lấy văn hoá

dân tộc làm gốc.........................................................................14

6) Lấy cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước làm cơ chế vận hành, song nhà

nước phải là nhà nước XHCN.....................................................14

Phần 3 : Mục tiêu và chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước

1) Chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế của nhà nước.........................15

2 ) Mục tiêu quản lý vĩ mô nền kinh tế................................................18

3) Các công cụ quản lý vĩ mô.............................................................19

Phần 4 : Giải pháp nâng cao vai trò kinh tế của nhà nước đối với nền kinh tế

thị trường định hướng XHCN.

1) Thực trạng vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế của nhà nước ở nước ta 20

2) Giải pháp đổi mới và tăng cường vai trò kinh tế của nhà nước..........22

Kết luận..............................................................................................24

Tài liệu tham khảo...............................................................................25

Nội dung cơ bản.

Phần 1: Tính tất yếu khách quan,vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền

kinh tế .

1) Tính tất yếu chuyển sang KTTT.

Cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã tích góp những xu hướng tiêu cực, làm nảy

sinh sự trì trệ, hình thành cơ chế kìm hãm sự phát triển kinh tế _ xã hội. Cơ chế này chỉ

hợp với nền kinh tế còn thấp kém sau chiến tranh, càng ngày nó càng thể hiện sự

không phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước. Như chúng ta đã biết tính tự

cung tự cấp của nền kinh tế ở nước ta nếu không có một cơ chế thay đổi thì không thể

có dư thừa sản phẩm để trao đổi và phát triển. Mặt khác nền kinh tế kế hoạch hoá mà

chúng ta đang áp dụng thực tế đưa nước ta vào tình trạng nghiêm trọng, cung không đủ

cầu thậm chí chúng ta phải nhập khẩu lương thực (thứ hàng hoá thế mạnh của một

nước nông nghiệp) từ nước ngoài.Lúc này nền kinh tế của các nước XHCN vận hành

theo cơ chế cũ liên tiếp tan vỡ. Các nước này phải chuyển sang cơ chế thị trường. Trên

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!