Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ước lượng hàm cầu tiền cho Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘGIÁO DUC V ̣ À ĐÀO TAỌ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------
BÙI QUANG HIỂN
ƯỚC LƯỢNG HÀM CẦU TIỀN CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 60 31 01 01
LUÂN VĂN TH ̣ AC S ̣ ỸKINH TẾ HOC̣
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Đình Long
TP. Hồ ChíMinh, Năm 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Ước lượng hàm cầu tiền cho Việt Nam” là
bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016
Bùi Quang Hiển
ii
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Tiến sĩ
Phạm Đình Long, người hướng dẫn khoa học. Thầy đã truyền đạt những kiến thức
chuyên môn của mình để tôi có thể hiểu sâu hơn những vấn đề trong lĩnh vực kinh tế
học, hướng dẫn và góp ý trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Sự hướng dẫn
tận tình của thầy giúp tôi vượt qua những khó khăn khi gặp giới hạn về mặt chuyên
môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu và toàn thể giảng
viên khoa Đào tạo sau đại học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Quý
Thầy, Cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và ý nghĩa trong thời gian
học tập tại trường. Qua đó, tạo điều kiện cho tôi có cơ hội nâng cao kiến thức và tiếp
cận những thông tin thực tiễn, củng cố những kiến thức đã học và vận dụng vào thực
tế. Từ đó, tôi có thể đối chiếu, so sánh giữa lý thuyết và thực tế.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn cùng lớp đã luôn ở bên cạnh, giúp đỡ và
chia sẻ trong quá trình học tập. Tôi xin gởi lời cảm ơn đến gia đình. Sự ủng hộ về tinh
thần của ba mẹ đã giúp chúng tôi đi hết quãng đường học tập tại bậc cao học.
Những tình cảm đó sẽ được nhớ mãi trong tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
iii
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm ước lượng hàm cầu tiền cho Việt Nam qua việc đánh
giá tác động các yếu tố vĩ mô gồm giá vàng thực, giá trị sản xuất công nghiệp thực,
tỷ giá thực đa phương, chỉ số VN-Index, lãi suất tiền gởi thực, lãi suất tín phiếu kho
bạc thực và chỉ số giá tiêu dùng. Dựa vào giả định thị trường tiền tệ cân bằng, cung
tiền M1 và cung tiền M2 được chọn làm biến phụ thuộc. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp định lượng trên dữ liệu chuỗi thời gian trong giai đoạn từ tháng 12 năm 2003
đến tháng 12 năm 2014. Các mô hình ước lượng được sử dụng trong đề tài gồm mô
hình vector hiệu chỉnh sai số, mô hình hiệu chỉnh toàn phần bình phương nhỏ nhất,
mô hình hồi quy đồng liên kết Canonical, mô hình hồi quy động bình phương nhỏ
nhất. Sau khi ước lượng, hàm cầu tiền thực M1 và hàm cầu tiền thực M2 được phân
tích cả trong ngắn hạn và trong dài hạn.
Trong ngắn hạn, kết quả cho thấy hàm cầu tiền thực M1 đồng biến với chỉ số
vnindex, tỷ giá thực đa phương và nghịch biến với lãi suất tín phiếu kho bạc thực, chỉ
số giá tiêu dùng. Trong khi đó, hàm cầu tiền thực M2 chỉ cùng chiều với tỷ giá thực
đa phương và ngược chiều với chỉ số giá tiêu dùng. Trong dài hạn, cầu tiền thực M1
đồng biến với giá trị sản xuất công nghiệp thực, chỉ số vnindex, lãi suất tín phiếu kho
bạc thực và nghịch biến với giá vàng thực, lãi suất tiền gởi thực, chỉ số giá tiêu dùng.
Trong khi đó, hàm cầu tiền thực M2 chỉ cùng chiều với giá trị sản xuất công nghiệp
thực, chỉ số vnindex và ngược chiều với lãi suất tín phiếu kho bạc thực, chỉ số giá tiêu
dùng. Ngoài ra, hàm cầu tiền M1 và hàm cầu tiền M2 ổn định trong dài hạn thông
qua kiểm định tổng tích lũy của phần dư và tổng tích lũy bình phương của phần dư.
Dựa vào kết quả so sánh được, nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ.
iv
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ..............................................................................................................i
Lời cảm ơn .................................................................................................................ii
Tóm tắt ..................................................................................................................... iii
Mục lục ......................................................................................................................iv
Danh mục hình và đồ thị ..........................................................................................v
Danh mục bảng.........................................................................................................vi
Danh mục từ viết tắt ...............................................................................................vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................4
1.3 Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................4
1.4 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................4
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................5
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu .............................................................................5
1.7 Kết cấu của đề tài ................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU........................................7
2.1 Cơ sở lý thuyết ....................................................................................7
2.1.1 Cung cầu tiền tệ và thị trường tiền tệ cân bằng ............................7
2.1.2 Các lý thuyết về cầu tiền tệ.........................................................10
2.2 Các nghiên cứu trước ........................................................................13
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................19
3.1 Quy trình nghiên cứu.........................................................................19
3.2 Mô hình nghiên cứu...........................................................................19
3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất.......................................................19
3.2.2 Mô tả các biến trong mô hình.....................................................20
3.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................28
3.3.1 Tính dừng và kiểm định tính dừng .............................................28
3.3.2 Đồng liên kết và kiểm định đồng liên kết...................................31
3.3.3 Mô hình hồi quy đồng liên kết....................................................31
3.4 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................32
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ.............................................................34
4.1 Thống kê mô tả..................................................................................34
4.2 Kiểm định tính dừng..........................................................................35
4.3 Lựa chọn độ trễ và kiểm định đồng liên kết......................................36
4.4 Kết quả ước lượng hàm cầu tiền M1.................................................37
4.4.1 Cầu tiền thực M1 trong ngắn hạn ...............................................37
4.4.2 Cầu tiền thực M1 trong dài hạn ..................................................40
4.5 Kết quả ước lượng hàm cầu tiền M2.................................................42
4.5.1 Cầu tiền thực M2 trong ngắn hạn ...............................................42
4.5.2 Cầu tiền thực M2 trong dài hạn ..................................................43
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................45
5.1.1 Kết luận.......................................................................................45
5.1.2 Khuyến nghị ...............................................................................45
5.1.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.....................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................49
PHỤ LỤC A.............................................................................................................52
PHỤ LỤC B .............................................................................................................63
v
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1: Tăng trưởng cung tiền M2, chỉ số CPI giai đoạn 2003-2014. ....................3
Hình 2.1: Hàm cung tiền theo lãi suất.........................................................................7
Hình 2.2: Hàm cầu tiền theo lãi suất...........................................................................8
Hình 2.3: Thị trường tiền tệ cân bằng. ........................................................................9
Hình 2.4: Sơ đồ biểu diễn quá trình lãi suất đạt về mức cân bằng..............................9
Hình 3.3: Diễn biến giá vàng trong nước giai đoạn 12/2003-12/2014. ....................23
Hình 3.4: Diễn biến tỷ giá NEER và REER giai đoạn 12/2003-12/2014.................26
Hình 3.5: Diễn biến các loại lãi suất giai đoạn 12/2003-12/2014.............................27