Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng phương pháp tối ưu để xác định quy mô, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện thạch thất - thành phố hà nội
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
--------------------
NGUYỄN VĂN HIẾU
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TOÁN TỐI ƯU ĐỂ XÁC ĐỊNH
QUY MÔ, CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HỢP LÝ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH THẤT – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số : 60.62.16
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN CÔNG QUỲ
PGS.TS. NGUYỄN THỊ VÒNG
HÀ NỘI - 2009
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ... tháng .... năm 2009
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Hiếu
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi luôn được sự quan tâm,
giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy cô giáo Bộ môn Quy hoạch đất đai, các
thầy cô giáo Tiểu ban Quy hoạch đất, các thầy cô giáo Khoa Tài Nguyên và
Môi trường, khoa Sau đại học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, sự quan
tâm, động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp. Sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình
của TS. Đoàn Công Quỳ, PGS.TS Nguyễn Thị Vòng người hướng dẫn khoa
học, đã giúp tôi hoàn thành luận văn này về vấn đề ứng dụng mô hình toán tối
ưu trong xác định quy mô cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Phòng
Nông nghiệp và các Phòng, Ban huyện Thạch Thất, đặc biệt là tổ công tác
thuộc Phòng nông nghiệp đã phối hợp nhiệt tình, giúp đỡ tôi trong thời gian
điều tra số liệu và có những ý kiến đóng góp quý báu cho luận văn của tôi.
Từ đáy lòng mình, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự quan tâm, giúp đỡ, động
viên quý báu và kịp thời đó. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm!
Hà Nội, ngày .... tháng ..... năm 2009
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Hiếu
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Mục đích, yêu cầu, phạm vi nghiên cứu 2
1.1.1 Mục đích 2
2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 Tổng quan về các vấn đề xây dựng cơ cấu sử dụng đất hợp lý 4
2.2 Tổng quan về phương pháp toán và ứng dụng 12
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1 Nội dung nghiên cứu 19
3.2 Phương pháp nghiên cứu 19
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình quản lý sử
dụng đất huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội 21
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 21
4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 29
4.1.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Thạch Thất 37
4.2 Xây dựng mô hình bài toán xác định quy mô và cơ cấu sử dụng
hợp lý đất nông nghiệp cấp huyện 53
4.2.1 Thiết lập mô hình bài toán 54
4.2.2 Quy trình giải bài toán trên máy tính 57
iv
4.3 Ứng dụng bài toán xác định quy mô, cơ cấu sử dụng đất nông
nghiệp hợp lý trên địa bàn cấp xã 62
4.3.1 Xã Lại Thượng 63
4.3.2 Xã Bình Yên 69
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 76
5.1 Kết luận 76
5.2 Đề nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 81
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải thích
CD Chuyên dùng
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
ĐVT Đơn vị tính
LĐ Lao động
MNCD Mặt nước chuyên dùng
NN Nông nghiệp
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
QLĐĐ Quản lý đất đai
SDĐ Sử dụng đất
SLLT Sản lượng lương thực
SX Sản xuất
TB Trung bình
TNHH Thu nhập hỗn hợp
Trđ Triệu đồng
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Uỷ ban nhân dân xã
VLXD Vật liệu xây dựng
XDCB Xây dựng cơ bản
XHCN Xã hội chủ nghĩa
vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1 Giá trị sản xuất của từ năm 2004 – 2008 29
4.2 Định hướng cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010 và 2020 30
4.3 Thực trạng phát triển dân số từ năm 2005 – 2008 31
4.4 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Thạch Thất năm 2008 42
4.5 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng
huyện Thạch Thất – Thành Phố Hà Nội 44
4.6 Biến động đất đai từ 2005 – 2008 46
4.7 Hiện trạng sử dụng đất canh tác và hệ thống cây trồng 51
4.8 Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thuỷ sản 52
4.9 Hoạch toán một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên một ha 52
4.10 Cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp 2008 54
4.11 So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của mô hình bài toán so
với hiện trạng sản xuất nông nghiệp 61
4.12 Diện tích các loại hình sử dụng đất hiện trạng so với mô hình bài toán 62
4.13 Cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp 63
4.14 Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất xã
Lại Thượng – huyện Thạch Thất năm 2008 64
4.15 Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng theo
kết quả bài toán 68
4.16 So sánh kết quả sử dụng đất xã Lại Thượng 69
4.17 Cơ cấu diện tích các loại đất nông nghiệp xã Bình Yên năm 2008 69
4.18 Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất xã
Bình Yên – huyện Thạch Thất năm 2008 70
4.19 Hiện trạng sử dụng đất canh tác xã Bình Yên 71
4.20 Kết quả chạy mô hình bố trí cơ cấu cây trồng 73
4.21 Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên 1 ha theo mô hình bài toán
của xã Bình Yên – huyện Thạch Thất 74
1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt không thể tái tạo và cũng không thể thay thế. Đất đai là thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các
công trình văn hoá, kinh tế, an ninh quốc phòng. Đất đai là tài nguyên có giới
hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian. Đất đai là nơi cung cấp
cho con người mọi nhu cầu thiết yếu về ăn, ở, mặc, vui chơi, giải trí và các
hoạt động khác. Đất đai có tính đặc trưng khiến nó không, giống bất cứ một
tư liệu sản xuất nào khác. Đất đai là tài nguyên có giới hạn về số lượng. Đất
đai có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển được.[2]
Điều 17 của Hiến pháp 1992 quy định: "Đất đai, rừng núi, sông hồ,
nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và
vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công
trình thuộc các ngành lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật,
ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là
của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân". "Nhà nước thống nhất quản lý toàn
bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và
có hiệu quả. Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài".[1], điều 18 quy định: "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo
quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả.
Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài".[1]
Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá rất mạnh
mẽ hiện nay, nhu cầu sử dụng đất là rất đa dạng và ngày một tăng. Điều này
gây nên những mâu thuẫn trong quá trình phân bổ quỹ đất cả nước cho các
ngành kinh tế, các lĩnh vực và trong sử dụng đất. Đặc biệt đó là mâu thuẫn
giữa lợi ích kinh tế xã hội và môi trường cần sử dụng đúng và bền vững. Vì
2
vậy, cần phải có một cơ cấu sử dụng đất hợp lý để phân bổ quỹ đất cho các
ngành với quy mô thích hợp nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.
Trong quá trình sử dụng các loại đất ở các địa phương vẫn đang còn tồn
tại nhiều bất cập như diện tích đất chưa sử dụng cũng như diện tích đất sử
dụng không hiệu quả đang còn chiếm một tỷ lệ đáng kể. Việc phân bổ quỹ đất
cho các ngành kinh tế và các lĩnh vực sử dụng đất chưa hợp lý. Điều này việc
có nơi thiếu đất và có những nơi đất sử dụng lại không hết, gây ra những lãng
phí và hiệu quả sử dụng đất không cao.
Phần lớn các địa phương có các hệ thống cơ cấu cây trồng nông nghiệp
truyền thống cho thu nhập ổn định nhưng không cao. Một yêu cầu cấp thiết
được đặt ra đối với việc cải tạo đất, bố trí hệ thống cơ cấu cây trồng phù hợp
với từng loại đất, đưa vào sản xuất những giống cây trồng mới có giá trị kinh
tế cao hơn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên các mặt kinh tế, xã hội
và môi trường. Từ những phân tích trên đây, được sự phân công của khoa Đất
và Môi trường, dưới sự hướng dẫn của TS. Đoàn Công Quỳ, Bộ môn Quy
hoạch, Khoa Tài Nguyên và Môi Trường, tôi thực hiện đề tài: "Ứng dụng
phương pháp toán tối ưu để xác định quy mô, cơ cấu sử dụng đất nông
nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Thạch Thất – Thành p`hố Hà Nội”.
1.1 Mục đích, yêu cầu, phạm vi nghiên cứu
1.1.1 Mục đích
- Đánh giá tình hình chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp của huyện
trong những năm gần đây.
- Ứng dụng mô hình toán tối ưu để đề xuất phương án chuyển đổi sử
dụng đất trên địa bàn huyện trong các năm tiếp theo.
1.1.2 Yêu cầu
- Phải điều tra, phân tích, đánh giá các điều kiện của địa phương, số
liệu điều tra phân tích phải cụ thể, chính xác và phù hợp với tình hình thực tế
3
tại địa phương;
- Phải đưa ra được phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả sử
dụng đất nông nghiệp dựa trên cơ cấu sử dụng đất đề xuất một cách hợp lý.
1.1.3 Phạm vi nghiên cứu
Để đảm bảo mục đích và yêu cầu trên, đề tài có phạm vi nghiên cứu
như sau:
Khảo sát thực trạng tình hình quản lý đất đai và thực trạng chuyển đổi
cơ cấu sử dụng đất trong một số năm gần đây trên địa bàn huyện Thạch Thất -
Thành phố Hà Nội, đặc biệt là đất nông nghiệp;
Ứng dụng bài toán để xác định quy mô cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn huyện Thạch Thất - Thành phố Hà Nội, đặc biệt là đất nông
nghiệp.
Do quá trình đô thị hóa đang ngày một phát triển ở huyện Thạch Thất
nên khi áp dụng bài toán tối ưu để xác định quy mô, cơ cấu sử dụng đất nông
nghiệp cho một số xã đại diện cho nền sản xuất nông nghiệp của huyện, các
địa điểm được chọn để áp dụng bài toán đó là: Xã Lại Thượng và xã Bình
Yên.