Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ứng dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá công ty cổ phần bibica
PREMIUM
Số trang
90
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
925

ứng dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá công ty cổ phần bibica

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến

đáng kể, tốc độ tăng GDP luôn ở mức cao. Giai đoạn 2005-2010 theo dự đoán,

GDP sẽ dao động trong khoảng 8 – 8,5%. Theo xu hướng toàn cầu hóa, Việt

Nam đã gia nhập WTO hứa hẹn một thời kỳ phát triển thịnh vượng.

Đây cũng là thời điểm bùng nổ của thị trường chứng khoán, nhiều công ty

đã niêm yết hoặc có cổ phiếu giao dịch trên các sàn giao dịch, thị trường chứng

khoán thực sự trở thành kênh huy động vốn hấp dẫn cho các doanh nghiệp. Cùng

với sự phát triển của thị trường chứng khoán, nhu cầu cổ phần hóa các doanh

nghiệp nhà nước (DNNN), nhu cầu mua bán, sáp nhập, nhu cầu định giá cổ

phiếu… đang tăng lên khiến nhu cầu định giá doanh nghiệp trở thành vấn đề cấp

thiết.

Hiện nay, định giá doanh nghiệp ở Việt Nam được áp dụng chủ yếu hai

phương pháp: tài sản ròng và chiết khấu dòng tiền. Trong đó, phương pháp tài

sản ròng được sử dụng phổ biến hơn, mặc dù phương pháp chiết khấu dòng tiền

(DCF) được đánh giá là phương pháp có nhiều ưu điểm nổi trội hơn do tính đến

những giá trị kì vọng trong tương lai doanh nghiệp sẽ tạo ra. Thị trường Việt

Nam còn thiếu cơ sở dữ liệu, thiếu những điều kiện cần thiết để phương pháp

chiết khấu dòng tiền được áp dụng hiệu quả.

Phương pháp chiết khấu dòng tiền đã được sử dụng phổ biến ở các nước

có nền kinh tế phát triển. Do vậy, phương pháp này trong tương lai chắc chắn sẽ

được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

Chính vì sự cần thiết đó, em đã lựa chọn đề tài:

Nguyễn Thị Diệp Quỳnh

1

“ Ứng dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá công ty

cổ phần BIBICA”.

Đề tài đã trình bày cơ sở lý thuyết của phương pháp chiết khấu dòng tiền,

đồng thời minh họa phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp qua ví dụ về

công ty cổ phần BIBICA – là một công ty đã niêm yết trên thị trường chứng

khoán. Thông qua đó, chuyên đề chỉ ra những hạn chế khi áp dụng phương pháp

này ở thị trường Việt Nam và một số giải pháp, cũng như kiến nghị để khắc

phục, để phương pháp DCF sớm được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 3 phần:

Chương 1 – Cơ sở lý thuyết của phương pháp chiết khấu dòng tiền

Chương 2 – Áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá công ty

cổ phần BIBICA

Chương 3 – Các hạn chế khi áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền ở Việt

Nam và giải pháp khắc phục.

Nguyễn Thị Diệp Quỳnh

2

CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU

DÒNG TIỀN

1.1. Giá trị doanh nghiệp

Trong nền kinh tế, doanh nghiệp là chủ thể quan trọng thực hiện các hoạt

động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Một tổ chức kinh tế

được gọi là “doanh nghiệp” khi nó được thừa nhận về mặt pháp luật trên một số

tiêu chuẩn nhất định.

Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp được coi là một loại tài sản. Cũng

giống như các loại tài sản khác, doanh nghiệp cũng được đem ra mua bán, hợp

nhất, chia nhỏ… do đó, doanh nghiệp cũng không nằm ngoài sự chi phối của các

quy luật thị trường, quy luật giá trị. Giá cả của doanh nghiệp cũng phải tuân theo

quy luật cung cầu, cạnh tranh.

Tuy nhiên, khác với các tài sản thông thường, doanh nghiệp không phải là

một kho hàng, doanh nghiệp còn là một tổ chức kinh tế, đang thực sự hoạt động.

Do vậy, không chỉ gồm các tài sản hữu hình, doanh nghiệp thực sự sở hữu các tài

sản vô hình khác như giá trị thương hiệu, bí quyết kinh doanh, quyền khai thác,

tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai…

Vì thế, khái niệm giá trị doanh nghiệp phải dựa trên tài sản là doanh

nghiệp đang hoạt động, mà mỗi bộ phận tài sản cấu thành nên doanh nghiệp đó

không thể tách rời, các yếu tố cấu thành hữu hình và vô hình là một thể thống

nhất. Giá trị doanh nghiệp chính là giá trị toàn bộ của một doanh nghiệp: là số

tiền mà một doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình sản xuất kinh

doanh.

Nguyễn Thị Diệp Quỳnh

3

1.2. Định giá doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm định giá doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, mục đích sở hữu doanh

nghiệp vì thế cũng là vì mục tiêu lợi nhuận. Tiêu chuẩn để nhà đầu tư quyết định

bỏ vốn là đánh giá hiệu quả hoạt động, đánh giá các khoản thu nhập mà doanh

nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai hay chính là việc định giá

doanh nghiệp. Đó là quá trình ước tính khoản tiền mà người mua phải trả để họ

có được quyền sở hữu, quyền thu lợi từ doanh nghiệp và cũng là ước tính của

người bán về khoản tiền thu được khi bán doanh nghiệp của mình. Giá trị của

doanh nghiệp là giá trị mà cả người mua và người bán đều chấp nhận được.

Khác với tài sản thông thường, doanh nghiệp là một hệ thống phức tạp với

nhiều yếu tố cấu thành. Khi xem xét một doanh nghiệp, nhất thiết phải đặt các

yếu tố đó trong mối liên hệ với nhau. Chỉ khi nào doanh nghiệp phá sản, thanh lý

thì các tài sản mới được đánh giá riêng rẽ, độc lập. Giá trị của các yếu tố cấu

thành tài sản của doanh nghiệp luôn thay đổi theo thời gian, ví dụ như giá trị còn

lại của tài sản cố định luôn giảm dần, nhưng giá trị thương hiệu có thể tăng lên

theo thời gian.

Do vậy, có thể định nghĩa như sau:

Định giá doanh nghiệp là việc xác định giá trị toàn bộ tài sản hiện có của

doanh nghiệp có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai tại

một thời điểm nhất định.

Xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay có thể sử dụng nhiều phương pháp.

Phương pháp định giá phải có cơ sở khoa học, chặt chẽ và có thể chấp nhận được

vẫn phải dựa trên một trong hai cách tiếp cận là:

Nguyễn Thị Diệp Quỳnh

4

- Đánh giá giá trị các tài sản và giá trị của yếu tố tổ chức – các mối quan

hệ

- Lượng hóa các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu

tư.

1.2.2. Sự cần thiết của định giá doanh nghiệp

Nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu định giá doanh nghiệp càng nảy sinh

một cách tự nhiên từ nhiều đối tượng trong nền kinh tế.

Trên thế giới, xuất phát ban đầu của nhu cầu định giá doanh nghiệp là từ

quá trình mua bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp. Giống như

mua bán một mặt hàng bình thường, người ta phải xác định giá trị của nó để có

được giá cả phù hợp. Đây là giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và phổ

biến trong cơ chế thị trường, phản ánh nhu cầu về đầu tư trực tiếp vào sản xuất

kinh doanh, cũng như yêu cầu để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong

môi trường tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau, sáp nhập

hoặc chia tách để tận dụng lợi thế của nhau về thị trường, nhân lực, vốn… để

vững chắc và lớn mạnh trên thị trường. Giá trị của doanh nghiệp được đánh giá

trên một phạm vi lớn có tính đến tất cả các yếu tố tác động tới doanh nghiệp. Vụ

mua bán, sáp nhập, chia tách diễn ra dựa trên cơ sở giá trị doanh nghiệp đã

thương thuyết giữa các bên.

Đặc biệt, trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, xác định giá

trị doanh nghiệp còn là một bước đi quan trọng để các quốc gia tiến hành chuyển

đổi loại hình sở hữu như cổ phần hóa, sáp nhập, hợp nhất, giao bán khoán và cho

thuê.

Nguyễn Thị Diệp Quỳnh

5

Xét các đối tượng trong nền kinh tế có liên quan đến nhu cầu định giá

doanh nghiệp, đó là những nhà đầu tư, người cung cấp, bản thân nhà quản trị

doanh nghiệp và các nhà hoạch định kinh tế vĩ mô.

- Đối với nhà đầu tư, người cung cấp: Thông tin về giá trị doanh nghiệp

cho sự đánh giá tổng quát về khả năng tài chính, uy tín kinh doanh, rủi ro và vị

thế tín dụng. Từ đó, nhà đầu tư có quyết định có tiếp tục đầu tư, nhà cung cấp có

tiếp tục cung cấp các yếu tố đầu vào, cấp tín dụng cho doanh nghiệp nữa hay

không. Giá trị doanh nghiệp quyết định giá cả cổ phiếu trên thị trường. Nếu nhà

đầu tư định giá được đúng giá trị của doanh nghiệp thì sẽ thu được lợi suất đầu

tư mong muốn.

- Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Thông tin về giá trị doanh nghiệp

giúp các nhà quản trị phân tích, đánh giá trước khi đưa ra các quyết định về kinh

doanh và tài chính có liên quan đến doanh nghiệp. Từ giá trị doanh nghiệp của

mình, họ sẽ có cơ sở để so sánh giá trị đó với doanh nghiệp khác, từ đó thấy

được vị trí và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quyết định

kinh doanh đúng đắn của các nhà quản trị phải dựa trên nhận thức sâu sắc về vị

trí và những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình.

- Đối với các nhà quản lý, hoạch định kinh tế vĩ mô: Trên phương diện

quản lý vĩ mô, thông tin về giá trị doanh nghiệp là một căn cứ quan trọng để các

nhà hoạch định chính sách, các tổ chức đánh giá tính ổn định của nền kinh tế,

của thị trường, nhận dạng hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường… Theo dõi sự

biến đổi giá trị doanh nghiệp sẽ rất hữu ích trong việc dự báo sự thay đổi của thị

trường.

Nguyễn Thị Diệp Quỳnh

6

Như vậy, định giá doanh nghiệp đang ngày càng trở nên không thể thiếu

trước sự tăng trưởng kinh tế, khi mà số lượng các doanh nghiệp mua bán, sáp

nhập, cổ phần hóa đang nhiều dần lên, cùng với nhu cầu thông tin từ nhiều đối

tượng trong nền kinh tế.

1.3. Định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền

1.3.1. Định nghĩa phương pháp chiết khấu dòng tiền

Nguyên lý của phương pháp chiết khấu dòng tiền là giá trị của một doanh

nghiệp bằng tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp không chỉ có ở thời điểm hiện

tại mà còn tính đến tài sản có thể sinh ra trong tương lai.

Cơ sở của nguyên lý trên dựa trên lý luận cho rằng nhà đầu tư bỏ tiền vào

doanh nghiệp là để hưởng lợi nhuận mà doanh nghiệp làm ra. Do đó họ phải

tính đến những khoản lợi nhuận có thể thu được trong tương lai.

Quá trình sản xuất kinh doanh là một quá trình phát sinh các dòng tiền vào và

dòng tiền ra. Trong đó, dòng tiền của doanh nghiệp được hiểu là các khoản chi

và thu được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong thời gian

tồn tại của doanh nghiệp. Bản chất của hoạt động đầu tư là bỏ vốn trong một

khoảng thời gian dài, nhiều rủi ro. Theo nguyên lý giá trị thời gian của tiền, một

đồng vốn bỏ ra đều có chi phí cơ hội nhất định, các dòng tiền bằng nhau trong

các thời điểm khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Do vậy, giá trị hiện tại của các

dòng tiền hiện tại và tương lai được coi là tiêu chuẩn thích hợp để định giá doanh

nghiệp.

Từ đó, phương pháp chiết khấu dòng tiền có thể định nghĩa như sau:

Nguyễn Thị Diệp Quỳnh

7

Phương pháp chiết khấu dòng tiền là phương pháp xác định giá trị doanh

nghiệp bằng cách chiết khấu các dòng tiền doanh nghiệp sẽ thu được trong

tương lai về thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Phương pháp chiết khấu dòng tiền đã xem xét doanh nghiệp trong trạng thái

động, xem xét các tài sản trong doanh nghiệp trong một thể thống nhất, cùng

nhau tạo nên giá trị của doanh nghiệp.

1.3.2. Các bước thực hiện định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền

1.3.2.1. Bước 1: Đánh giá môi trường và năng lực nội tại của doanh nghiệp

 Mục tiêu đánh giá:

Việc đánh giá các yếu tố môi trường và năng lực nội tại của doanh nghiệp

nhằm cung cấp thông tin để xây dựng các giả thuyết về dòng tiền trong tương lai

và đánh giá độ rủi ro khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp.

 Yêu cầu của đánh giá:

Khi đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài có tác động tới doanh nghiệp và

các yếu tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp phải đạt được các yêu cầu sau:

- Chỉ ra được những cơ hội thuận lợi, những nguy cơ đe dọa từ phía môi

trường kinh doanh

- Xác định được các điểm mạnh, điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh và

khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước sự tác động của các yếu tố môi

trường.

 Phương pháp đánh giá:

Nguyễn Thị Diệp Quỳnh

8

- Thu thập thông tin: Thông tin được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau:

chính sách của Nhà nước, văn bản luật, tạp chí chuyên ngành, các tổ chức

chuyên nghiệp, ngân hàng, báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán của doanh

nghiệp…

- Phương pháp đánh giá thường được sử dụng là phương pháp xếp hạng cho

điểm hay còn gọi là phương pháp chuyên gia.

 Nội dung đánh giá

Bước 1 gồm hai phần chính:

- Phần 1: Đánh giá môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: Môi

trường kinh tế vĩ mô và môi trường ngành mà doanh nghiệp có hoạt động

sản xuất kinh doanh.

- Phần 2: Đánh giá môi trường nội bộ của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố

về tài sản, uy tín của doanh nghiệp, trình độ quản lý và trình độ của nhân

viên, chất lượng của sản phẩm, mạng lưới phân phối…

Phần 1: Đánh giá môi trường bên ngoài của doanh nghiệp.

i) Môi trường vĩ mô

• Môi trường kinh tế

Doanh nghiệp là một phần trong nền kinh tế do đó bối cảnh kinh tế luôn có

tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu thường được sử

dụng để đánh giá kinh tế vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu

dùng, lãi suất, các chỉ số trên thị trường chứng khoán… Sự thay đổi của các yếu

tố này sẽ ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.

Nguyễn Thị Diệp Quỳnh

9

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!