Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

ỨNG dụng BASEL II vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) – hướng đến BASEL III
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CAO THỊ VINH
ỨNG DỤNG BASEL II VÀO QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN Á CHÂU (ACB) – HƯỚNG ĐẾN BASEL III
KHÓA LUẬN CỬ NHÂN KINH TẾ
Ngành : Tài Chính - Ngân Hàng
TP. HỒ CHÍ MINH, 07 – 2012
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, để thành công thì một trong những nội dung cấp
thiết trong kinh doanh ngân hàng là tham gia vào những hiệp uớc quốc tế, trong đó có các cam
kết về quản trị rủi ro ngân hàng. Quan trọng nhất trong các hiệp uớc quốc tế về quản trị rủi ro
ngân hàng là Hiệp uớc mới về vốn (Basel II) của uỷ ban Basel, có hiệu lực từ 01/01/2007 với
những chuẩn mực về an toàn vốn và những nguyên tắc thiết yếu trong vấn đề quản trị rủi ro
ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Xét về thực trạng rủi ro của các NHTM Việt Nam, đặc
biệt là rủi ro tín dụng, các con số thống kê và nhiều nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm
tới 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Hiệu quả, chất lượng tín dụng chưa tốt thể hiện
ở tỷ lệ nợ quá hạn còn cao so với khu vực. Trong khi đó, tại Việt Nam, hoạt động tín dụng hiện
đang chiếm tỷ trọng lớn nhất: từ 60- 70% trong danh mục tài sản có. Đặc biệt, nguồn tín dụng
này đang đóng vai trò kênh dẫn vốn chủ đạo cho các doanh nghiệp. Vì vậy, việc nâng cao chất
lượng quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề bức xúc trên cả phương
diện lý thuyết và thực tiễn. Nếu không có một chiến lược cụ thể để hoàn thiện công tác quản trị
RRTD trong mảng hoạt động cho vay thì chắc chắn các NHTM Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với
các ngân hàng nước ngoài vốn đã rất dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Là một ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, ngân hàng TMCP Á Châu
đã có những triển khai công tác quản trị rủi ro trong đó chú trọng công tác quản trị rủi ro tín
dụng theo các chuẩn mực của Basel II, và đã đạt được một số những thành công đáng khích lệ.
Song bên cạnh đó, vẫn còn một số vấn đề cần phải giải quyết để hoàn thiện công tác quản trị
RRTD của ngân hàng này nhằm đáp ứng tất cả các yêu cầu của Basel II với mục đích là hướng
tới hiệp ước Basel III trong việc quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả cho ngân hàng.
Dựa trên tính khả thi và cấp bách của đề tài, với mong muốn nâng cao khả năng quản trị
RRTD của ngân hàng TMCP Á Châu, em xin lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng Basel II
vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng ACB – hướng đến Basel III”
2. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu các chuẩn mực và quy định trong hiệp ước Basel để làm cơ
sở ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của ngân hàng TMCP Á Châu. Với hai phiên bản Basle
iii
I và Basel II, gần đây nhất là phiên bản Basel III cùng những văn bản cập nhật cho đến tháng 11
năm 2010 do Ủy ban Basel đưa ra trong các phiên họp định kỳ, đề tài chỉ tóm tắt một số nội
dung có liên quan trực tiếp đến khả năng ứng dụng tại Việt Nam bao gồm một số chuẩn mực
quy định về cách xác định hệ số rủi ro và tính toán nhu cầu vốn tối thiểu nhằm giúp ngân hàng
đối phó với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.
Sau khi tìm hiểu và giới thiệu ngắn gọn về hiệp ước Basel, đề tài tập trung thực hiện việc
đánh giá quy mô, hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian qua, những
vấn đề cần lưu ý trong công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng, để từ đó phân tích những khó
khăn mà ngân hàng TMCP ACB đã, đang và có thể sẽ gặp phải khi ứng dụng Basel. Dựa trên
cơ sở đánh giá của phần này, khóa luận cố gắng tìm ra một số giải pháp nâng cao khả năng ứng
dụng Basel II trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cho ngân hàng nhằm tạo tiền đề
hướng đến các chuẩn mực của Basel III.
3. Phương pháp nghiên cứu
a. Các mục tiêu cụ thể
Đề tài thực hiện nghiên cứu các chuẩn mực và quy định trong hiệp ước Basel đặc biệt là
nghiên cứu kỹ Basel II, kinh nghiệm ứng dụng Basel II của các quốc gia trên thế giới. Sau khi
tìm hiểu và giới thiệu ngắn gọn về hiệp ước Basel II, đề tài tập trung thực hiện việc đánh giá quy
mô, hiệu quả hoạt động của ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian qua, những vấn đề cần lưu
ý trong công tác quản trị rủi ro của ngân hàng, để từ đó phân tích những khó khăn, nguyên nhân
mà ngân hàng TMCP Á Châu đã, đang và có thể sẽ gặp phải khi ứng dụng Basel II.
Trên cơ sở đó, khóa luận cố gắng đề xuất những giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng
Basel II trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro cho ngân hàng.
b. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp lý thuyết suy luận logic, phân tích hoạt động kinh tế,
toán học, thống kê, so sánh, đối chiếu, các kinh nghiệm của bản thân và của các nhà nghiên cứu
tài chính tiền tệ.
Ngoài ra, hệ thống cơ sở dữ liệu thứ cấp cũng được sử dụng có chọn lọc nhằm giúp khóa
luận có thể phân tích và đánh giá vấn đề một cách khách quan nhất. Nguồn dữ liệu thứ cấp này
chủ yếu được thu thập từ các báo cáo ngành và báo cáo thường niên của ngân hàng TMCP Á
iv
Châu. Ngoài ra, nguồn số liệu từ các tạp chí chuyên ngành có uy tín như Tạp chí Tài chính, tạp
chí Ngân hàng, tạp chí Thị trường tiền tệ, Thời báo Kinh tế Việt Nam và các website của cơ
quan nhà nước, truyền thông… cũng được sử dụng làm nguồn dữ liệu thứ cấp cho đề tài.
c. Phạm vi nghiên cứu
Trên thực tế, hiệp ước Basel II có rất nhiều quy tắc và chuẩn mực liên quan đến quy trình
giám sát hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các chuẩn mực giám sát hoạt động của các tập đoàn
tài chính – ngân hàng, các ngân hàng được hợp nhất, các ngân hàng đa quốc gia, ngân hàng mẹ
trong nhóm các ngân hàng… Tuy nhiên, trong điều kiện nghiên cứu của tôi, khóa luận chỉ giới
hạn thực hiện nghiên cứu các chuẩn mực mang tính định lượng liên quan đến an toàn vốn nhằm
giúp hệ thống ngân hàng đối phó với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.
Ngoài ra, trong hệ thống NHTM Việt Nam, vì vấn đề khó khăn trong việc tiếp cận và thu
thập thông tin của toàn bộ hệ thống ngân hàng, khóa luận chỉ lựa chọn phân tích áp dụng đối
với một trong những số ngân hàng tiêu biểu đó là ngân hàng TMCP Á Châu.
4. Kết cấu nội dung
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu làm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng và hiệp ước quốc tế về an toàn vốn
Chương 2: Thực trạng việc ứng dụng Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
TMCP Á Châu (ACB)
Chương 3: Giải pháp nâng cao ứng dụng hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại
ngân hàng TMCP Á Châu – hướng đến hiệp ước Basel III
v
GVHD: ThS. Từ Thị Kim Thoa KHÓA LUẬN CỬ NHÂN KINH TẾ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG VÀ HIỆP ƯỚC QUỐC TẾ VỀ AN TOÀN VỐN
1.1 Một số lý luận chung về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng
1.1.1 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Trong kinh tế học và kinh doanh, thuật ngữ “rủi ro”(risk) đã được đưa ra từ lâu nhưng cho
đến gân đây, với sự phát triển của các ngành khoa học kinh tế lượng và các môn giúp lượng hoá
các biến ngẫu nhiên trong hoạt động kinh doanh, rủi ro mới trở thành một đối tượng nghiên cứu
và kinh doanh.
Vậy thì "rủi ro” là gì? Theo định nghĩa truyền thống, duới góc độ kinh doanh, rủi ro là
những sự kiện xảy ra có thể làm cho mất mát tài sản hay làm phát sinh một khoản nợ.
Theo định nghĩa hiện đại, rủi ro kinh doanh là sự kiện mà kết quả kinh doanh hiện tại
hoặc tương lai có khả năng khác biệt đáng kể so với mức dự kiến từ trước, hay còn gọi là mức
kỳ vọng. Định nghĩa về rủi ro hiện đại bao hàm nghĩa rộng hơn, vì rủi ro thể hiện tính chất đầu
cơ, liên quan đến khả năng lời hay lỗ, phụ thuộc vào sự thành công hay thất bại của một sự án
kinh doanh tài chính hay thương mại, tức là rủi ro không chỉ dẫn đến những mất mát tổn thất mà
việc chấp nhận các yếu tố rủi ro có thể mang lại những lợi ích to lớn.
Như bất kỳ một công ty hay tổ chức nào khác, một ngân hàng thực hiện mục tiêu
kiếm tiền bằng việc chấp nhận, phải sống chung với rủi ro, do đó ngân hàng sẽ có thể đối mặt
với thua lỗ. Trong trường hợp tệ nhất, ngân hàng có thể phá sản.Từ đó có thể thấy, ngân hàng là
ngành kinh doanh rủi ro và việc tìm hiểu rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng .
Một cách khái quát, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là những biến cố không mong đợi
xảy ra, gây mất mát thiệt hại tài sản, thu nhập của ngân hàng trong quá trình hoạt động.
Với vai trò trung gian trên thị trường tài chính, NH thực hiện chức năng “đi vay để cho
vay”. Vì thế, NH gánh chịu rủi ro từ cả 2 phía: Người đi vay và người cho vay. Rủi ro trong
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH trong nền kinh tế thị trường luôn luôn là vấn đề cần được quan
tâm, do hoạt động NH có tính nhạy cảm cao, ảnh hưởng mạnh đến sự ổn định kinh tế- xã hội.
Nếu một NH nào đó gặp rủi ro, lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, có nguy cơ hoặc
thực sự đi đến phá sản, dễ gây tâm lý hoảng loạn, khiến mọi người đổ xô đi rút tiền gửi của
mình thật nhanh để tránh bị tổn thất, gây đổ vỡ hệ thống.
SVTH: CAO THỊ VINH 1
GVHD: ThS. Từ Thị Kim Thoa KHÓA LUẬN CỬ NHÂN KINH TẾ
1.1.2 Phân loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Hiện nay đang tồn tại nhiều cách phân loại rủi ro ngân hàng, tuy nhiên khóa luận lựa chọn
cách phân loại của Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng, theo đó các rủi ro ngân hàng được phân
thành 3 loại chính là : rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và một số loại rủi ro
khác gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro uy tín...
1.1.2.1 Rủi ro thị trường (Market Risk)
Là rủi ro xảy ra do thay đổi giá trị tài sản và các khoản nợ do sự thay đổi lãi suất và tỉ giá
hối đoái. Từ khái niệm này, rủi ro thị trường bao gồm rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối.
Rủi ro lãi suất: là rủi ro về thu nhập và lợi tức, tính chất rủi ro này gắn liền với những thay
đổi trong các lãi suất trên thị trường và sự mất cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có về các loại
tài sản nhạy cảm với lãi suất. Rủi ro lãi suất có thể có một số hình thức khác nhau, như rủi ro
xác định lại lãi suất, rủi ro đường cong lãi suất thay đổi, rủi ro tương quan lãi suất, và rủi ro
quyền chọn đi kèm.
Rủi ro ngoại hối: Phát sinh khi có sự chênh lệch về kỳ hạn, về loại tiền tệ của các khoản
ngoại hối nắm giữ, và vì thế làm cho ngân hàng có thể phải gánh chịu thua lỗ khi tỷ giá ngoại
hối biến động.
1.1.2.2 Rủi ro hoạt động (Operational Risk)
Là loại rủi ro tổn thất tài sản do hoạt động kém hiệu quả, hoạt động có vấn đề, có vi phạm
trong hệ thống kiểm soát nội bộ, có sự gian lận hay những thảm họa không lường trước được.
Rủi ro hoạt động bao gồm toàn bộ các rủi ro có thể phát sinh từ cách thức mà một ngân hàng
điều hành các hoạt động của mình. Các ví dụ về rủi ro hoạt động là: việc cấu trúc hạn mức
không phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh nguồn vốn, quản trị tồi các quy trình quản lý tín dụng,
cán bộ tham ô...
1.1.2.3 Rủi ro tín dụng (Credit Risk)
Là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa
vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm cả việc không thực
hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn. Rủi ro này bao gồm
cả rủi ro thanh toán khi một bên thứ ba (ví dụ một ngân hàng thanh toán) không thực hiện các
nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng này.
SVTH: CAO THỊ VINH 2
GVHD: ThS. Từ Thị Kim Thoa KHÓA LUẬN CỬ NHÂN KINH TẾ
1.1.2.4 Rủi ro khác (residual risk)
Rủi ro thanh khoản: Phát sinh chủ yếu từ xu hướng của các NH là huy động ngắn hạn và
cho vay dài hạn, xảy ra nếu như các khoản huy động sẽ phải hoàn trả theo yêu cầu của người gửi
tiền, đặc biệt như chúng ta đã thấy trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào thì người gửi tiền sẽ rút
tiền của mình ra nhanh hơn việc người đi vay sẵn sàng trả nợ.
Rủi ro giá cả: Là rủi ro về việc giá trị các tài sản của một NH có thể biến động. Rủi ro
này xuất hiện trong tất cả các loại tài sản, từ bất động sản đến cổ phiếu và trái phiếu...
Rủi ro pháp lý: Thường tác động tới các ngân hàng theo hai cách.
Các khách hàng và những người khác có thể khởi kiện ngân hàng. Lý do của việc khởi
kiện có thể phát sinh từ quá trình hoạt động kinh doanh bình thường, ví dụ việc ngân hàng từ
chối cấp lại hạn mức cho vay mà theo khách hàng là vô lý. Tuy nhiên, các trường hợp có thể
phát sinh từ các lý do tách biệt khỏi hoạt động kinh doanh NH như việc tài trợ cho những khách
hàng gây ô nhiễm môi trường có thể làm ngân hàng bị kiện ... Khi các thu xếp pháp lý của một
ngân hàng, ví dụ, các hợp đồng cho vay và tài sản đảm bảo tiêu chuẩn của ngân hàng đó có vấn
đề, hoặc Nhà nước thay đổi đột ngột chính sách vĩ mô về cơ cấu kinh tế, lĩnh vực ưu tiên...điều
này có thể dẫn tới rủi ro thua lỗ cho ngân hàng.
Rủi ro chiến lược: phát sinh từ các thay đổi trong môi trường hoạt động của ngân hàng
trên phạm vi rộng hơn về mặt kinh doanh và tài chính. Rủi ro chiến lược cũng có thể phát sinh
từ các hoạt động của bản thân ngân hàng. Ví dụ, việc xâm nhập vào một thị trường mới mà thiếu
sự nghiên cứu đầy đủ và thiếu các nguồn lực cần thiết để khai thác thị trường này có thể làm
ngân hàng gặp phải rủi ro thua lỗ.
Rủi ro uy tín: là rủi ro dư luận đánh giá xấu về ngân hàng, gây khó khăn nghiêm trọng
cho ngân hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn hoặc khách hàng rời bỏ ngân hàng.
1.1.3 Rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Khái niệm
Một cách hiểu khác theo cuốn Risk Management in Banking (2001) của Joel Bessis thì rủi
ro tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả đuợc nợ hoặc sự giảm sút chất
lượng tín dụng của những khoản vay.
Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc lẫn lãi
SVTH: CAO THỊ VINH 3