Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Ứng dụng ảnh điện và GIS đánh giá tác động của đồng muối thông thuận đến chất lượng đất xung quanh khu vực :Luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
PHAN THANH LIÊM
ỨNG DỤNG ẢNH ĐIỆN VÀ GIS ĐÁNH GIÁ TÁC
ĐỘNG CỦA ĐỒNG MUỐI THÔNG THUẬN ĐẾN
CHẤT LƯỢNG ĐẤT XUNG QUANH KHU VỰC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã chuyên ngành: 60850101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Anh Tú ............................................................
Người phản biên ̣ 1: .......................................................................................................
Người phản biên ̣ 2: .......................................................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hôi đ̣ ồng chấm bảo vê ̣Luân văn th ̣ ac s ̣ ĩTrường
Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. ......................................................................- Chủ tịch Hội đồng
2. ......................................................................- Phản biện 1
3. ......................................................................- Phản biện 2
4. ......................................................................- Ủy viên
5. ......................................................................- Thư ký
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN&QLMT
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Phan Thanh Liêm MSHV: 13105471
Ngày, tháng, năm sinh:03/06/1982 Nơi sinh: Bình Thuận
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã chuyên ngành: 60850101
I. TÊN ĐỀ TÀI:
“Ứng dụng ảnh điện và GIS đánh giá tác động của đồng muối Thông Thuận đến
chất lượng đất xung quanh khu vực”.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Đánh giá hiện trạng nhiễm mặn môi trường đất và nước ngầm tại khu vực nghiên
cứu và đề xuất các biện pháp bao gồm các giải pháp công trình và phi công trình
nhằm cải thiện đời sống của người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng của nhiễm
mặn tại khu vực sản xuất muối tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình
Thuận.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Theo Quyết định số 2541/QĐ-ĐHCN ngày
30/12/2016.
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/06/2017.
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Anh Tú
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 6 năm 2017
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
TS. Trần Anh Tú
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KHCN&QLMT
PGS.TS. Lê Hùng Anh
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
i
LỜI CẢM ƠN
Chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn thể Quý thầy cô của Viện Khoa học Công
nghệ và Quản lý môi trường - Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
và đặc biệt là Thầy hướng dẫn TS. Trần Anh Tú đã truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu, chỉ dẫn tận tình cho học viên trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn này.
Trong quá trình thực hiện luận văn này, học viên bày tỏ lòng biết ơn Lãnh đạo các
phòng, đơn vị trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận, Ủy ban
nhân dân huyện Tuy Phong, Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hảo, bạn bè đồng nghiệp và
đặc biệt là các người thân trong gia đình - những người đã luôn ở bên cạnh, tận tình
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và động viên nghiên cứu sinh trong suốt quá trình
thực hiện luận văn.
Ngoài ra, học viên đã có sử dụng một số tư liệu và thành quả nghiên cứu đã công bố
từ nhiều công trình khác nhau (trong đó có dữ liệu và thành quả nghiên cứu thực hiện
đánh giá nhiễm mặn tại đồng muối Thông Thuận, khu vực xung quanh đồng muối tại
xã Vĩnh Hảo vào năm 2012 do Trung tâm Địa Vật Lý - Liên đoàn bản đồ địa chất
miền Nam, Viện Môi trường và Tài Nguyên – Đại học Quốc Gia tp.HCM thực
hiện,… . Hiện nay, số liệu trên đã được bàn giao cho Chi cục Bảo vệ môi trường – Sở
Tài nguyên và Môi trường quản lý do đó học viện đã xin ý kiến Lãnh đạo Chi cục bảo
vệ môi trường để sử dụng tư liệu trên).
Kính mong nhận được sự lượng thứ của các tác giả của các tài liệu tham khảo trong
luận văn này cho phép được trích dẫn tài liệu sử dụng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2018
Học viên
Phan Thanh Liêm
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong những năm gần đây, phương pháp ảnh điện (dựa vào sự thay đổi giá trị điện
trở suất của đất đá và độ dẫn điện của đất đá nhiễm mặn) kết hợp cùng với GIS
được nghiên cứu và ứng dụng trong đánh giá các tác động từ hoạt động sản xuất đến
chất lượng môi trường đất, đặc biệt là trong đánh giá nhiễm mặn đất do hoạt động
sử dụng nước biển trong sản xuất (như nuôi trồng thủy sản, làm muối,…) ở các
vùng ven biển. Điển hình như hoạt động sản xuất muối tại đồng muối Thông Thuận,
xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đang là nỗi lo của người dân khu
vực xung quanh, khi nguồn nước nhiễm mặn từ đồng muối thấm vào đất và nước
ngầm, làm nhiễm mặn đất và nước ngầm khu vực dân cư xung quanh khiến đời
sống người dân thêm phần khó khăn.
Nội dung chính của luận án là đánh giá độ xâm nhập mặn trong đất và nước ngầm
tại khu vực sản xuất muối ở phường Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
và đề xuất các giải pháp bao gồm cả kết cấu và phi cấu trúc để cải thiện điều kiện
sống của người dân địa phương. Một số phương pháp đã được sử dụng trong luận
án bao gồm thu thập dữ liệu, thông tin hình ảnh, chụp ảnh điện, lập bản đồ và xử lý
dữ liệu.
Kết quả đánh giá nhiễm mặn đất từ việc ứng dụng tích hợp phương pháp ảnh điện
và GIS đã cho thấy các nguyên nhân chính (do sự cố vỡ kênh thoát lũ; thấm nước
mặn từ ao chứa qua đê bao; đất đá nhiễm mặn từ đặc điểm địa chất) và mức độ ảnh
hưởng (cụ thể đã phân định được 3 vùng nhiễm mặn: nhiễm mặn nặng, nhiễm mặn
nhẹ và không nhiễm mặn do sản xuất muối) từ hoạt động sản xuất muối của Công
ty. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng cung cấp thông tin cơ bản cho các
nhà quản lý (hoặc hoạch định chính sách) tham chiếu và đề xuất các giải pháp kiểm
soát và các biện pháp khắc phục nhiễm mặn (bao gồm các giải pháp công trình và
phi công trình) nhằm cải thiện đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của nhiễm
mặn hướng đến phát triển bền vững.
Keyword: Salinity; Resistivity; Method; Salty soil; Research.