Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tương đồng và khác biệt trong chính sách khuyến nông của vua lê thánh tông và vua minh mạng.
PREMIUM
Số trang
86
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1017

Tương đồng và khác biệt trong chính sách khuyến nông của vua lê thánh tông và vua minh mạng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

-1-

Ọ N N

Ọ SƢ P M

K OA LỊ SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP I HỌC

Tƣơng đồng và khác biệt trong chính sách khuyến nông

của vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng

Sinh viên thực hiện : Lê Tài Đức

Người hướng dẫn : Nguyễn Xuyên

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013

-2-

PHẦN MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ xưa đến nay ở Việt Nam, nông nghiệp vẫn là cái gốc của nền kinh tế quốc

dân, đóng vai trò quan trọng trong sự hưng vong của xã tắc. Vì vậy chăm lo, khuyến

khích việc nông tang, điền thổ được các bậc vua chúa thời trước dù trong hoàn cảnh

nào cũng hết sức coi trọng.

Việt Nam một đất nước nông nghiệp truyền thống đã trải qua hàng nghìn năm

lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua biết bao nhiêu biến cố, thăng trầm để được đất

nước Việt Nam đang dần đổi mới và phồn thịnh như ngày hôm nay quả là điều không

đơn giản. Để có được thành quả đó, ngoài việc phải đánh đổi biết bao máu xương

chống ngoại xâm bảo vệ độc lập, thì việc chăm lo phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt

là kinh tế nông nghiệp là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển.

Từ khi đất nước thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và bước vào

thời kỳ xây dựng Nhà nước phong kiến độc lập, thì công tác khuyến nông, chăm lo

phát triển nông nghiệp càng được các triều đại phong kiến Việt Nam chú trọng đặc

biệt như là một nhiệm vụ tất yếu khách quan của quốc gia Đại Việt.

Các vua chúa trong lịch sử Việt Nam đã rất chăm lo đến vấn đề phát triển nông

nghiệp, ngay từ khi lên ngôi những vị vua sáng đã đưa ra những chính sách chấn hưng

và khuyến khích phát triển nông nghiệp nước nhà. Chính sách khuyến nông đó đã

được đưa ra và thực hiện có hiệu quả bởi các vị vua sáng như Lê Hoàn, Lý Công Uẩn,

Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Minh Mạng. Hằng năm Lễ Tịch điền được cử hành

trọng thể hàng năm ở kinh đô là một trong những biểu hiện đặc sắc của tư tưởng trọng

nông, "dĩ nông vi bản" của người xưa.

Bên cạnh đó, các chính sách khai hoang mở rộng diện tích, chăm lo đến công tác

đê điều, thủy lợi… cũng được các vua chúa đương thời rất chú trọng. Trong đó chính

sách khuyến nông của Lê Thánh Tông và Minh Mạng được xem là đáng chú ý và có

hiệu quả nhất.

Có thể thấy rằng những chính sách khuyến nông của vua Lê Thánh Tông và vua

Minh Mạng đều là những chính sách cải cách nông nghiệp lớn và mang lại nhiều thành

quả trong lịch sử Việt Nam. Những chính sách khuyến nông đó được thực hiện trong

những hoàn cảnh lịch sử riêng nên giữa những chính sách cải cách đó có những điểm

tương đồng và khác biệt riêng.

-3-

Tìm hiểu về vấn đề ruộng đất và những chính sách khuyến khích phát triển nông

nghiệp từ trước đến nay luôn là đối tượng nghiên cứu của rất nhiều công trình khoa

học lớn nhỏ khác nhau - nhất là vấn đề ruộng đất thời trung đại. Tìm hiểu về vấn đề

ruộng đất cũng đồng nghĩa với việc tìm hiểu cơ sở của văn minh dân tộc ta trong lịch

sử, bởi lẽ nền kinh tế nước ta cơ bản là sản xuất nông nghiệp. Trên cơ sở phân tích và

tổng hợp các nguồn tư liệu chúng ta đã phác hoạ được một bức tranh khá đầy đủ các

mặt về tình hình ruộng đất và nông nghiệp Việt Nam thời kỳ trung đại. Đặc biệt là

những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến

Việt Nam đã làm cho bức tranh về nông nghiệp Việt Nam đó càng thêm đầy đủ và sâu

sắc. Những chính sách khuyến nông đó, sẽ góp phần phản ánh tình hình kinh tế xã hội

của nước ta qua các triều đại khác nhau, từ đời sống của nhân dân cũng như của giai

cấp địa chủ phong kiến, cho đến tình hình văn hoá xã hội diễn ra và biến đổi như thế

nào. Đặc biệt khi bước vào thế kỷ XXI, với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước

thì vấn đề nông nghiệp và ruộng đất đã từng bước chuyển biến phù hợp với thực tiễn

phát triển kinh tế của Việt Nam góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Cùng

với những thành tựu đó, những thách thức đối với ruộng đất và kinh tế nông nghiệp

trong bối cảnh kinh tế thị trường vẫn đang là những vấn đề nóng bỏng. Vì vậy, việc

nghiên cứu về nông nghiệp và vai trò của chính sách khuyến nông trong phát triển

nông nghiệp của các triều đại trong lịch sử và của Đảng, Nhà nước ta hiện nay là yêu

cầu cấp thiết.

Được xem là những vị vua đã đưa ra những chính sách khuyến nông tiến bộ nhất

trong lịch sử Việt Nam, những chính sách khuyến nông của Lê Thánh Tông và Minh

Mạng thực sự là những chính sách đã đem lại nhiều hiệu quả và để lại bài học kinh

nghiệm cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp trong lịch sử và cho đến tận ngày nay.

Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết về đề tài nông

nghiệp, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của các triều đại phong kiến

Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đó đã giúp chúng ta hiểu một cách khá toàn diện

về nông nghiệp và nông thôn Việt Nam từ trong lịch sử cho tới hiện nay. Trên cơ sở đó

chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu và làm rõ hơn về chính sách khuyến nông dưới

triều Lê Thánh Tông và Minh Mạng.

Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài: “Tương

đồng và khác biệt trong chính sách khuyến nông của vua Lê Thánh Tông và vua

Minh Mạng”.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Dưới chế độ phong kiến nói chung hay phong kiến Việt Nam nói riêng, nông

nghiệp luôn luôn là vấn đề lớn của toàn bộ quốc gia.

-4-

Vấn đề nông nghiệp Việt Nam dưới các triều đại phong kiến đã thu hút được sự

quan tâm nghiên cứu của không ít các học giả, các nhà nghiên cứu trong giới sử học.

Đã có nhiều các tác phẩm, công trình nghiên cứu về vấn đề này đã được công bố, trong

đó chúng tôi có thể thống kê thành 4 nhóm sau:

- Nhóm các các tác phẩm thông sử do cơ quan sử học của các triều đại phong

kiến Việt Nam để lại viết về chính sách nông nghiệp dưới hai triều đại Lê Sơ và triều

Nguyễn như:

+ Trong bộ sử Đại Việt Sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên do Viện Sử

học dịch và xuất bản năm 2004 đã trình bày một cách cụ thể về lịch sử Việt Nam từ

thời Hồng Bàng đến đời vua Gia Tôn nhà Lê dưới dạng sử biên niên, trong đó đã đề

cập tới các sự kiện liên quan tới tình hình nông nghiệp và chính sách khuyến nông

dưới thời Lê Sơ, đặc biệt là dưới thời Vua Lê Thánh Tông.

+ Trong bộ sử Việt sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng, do NXB khoa

học xã hội xuất bản năm 2000 đã trình bày các văn kiện, sự việc lịch sử từ thời đại

Hùng vương và kết thúc vào năm 1801 khi triều Tây Sơn mất ngôi. Tác giả đã căn cứ

vào những ghi chép thực địa, hoặc những bộ sách trong nước cũng như thư tịch cổ

Trung Quốc, đính chính lại nhiều nhầm lẫn của các bộ quốc sử. Trong đó tác giả đã có

những đóng góp quan trọng về ghi chép và đính chính lại nhiều sự kiện liên quan tới

kỷ nhà Lê.

+ Trong tác phẩm Minh Mệnh Chính Yếu của Quốc sử Quán triều Nguyễn - Viện

sử học xuất bản năm 2004, với nội dung trích những văn kiện, ghi những việc làm

thiết yếu dưới triều Vua Minh Mạng như: sinh hoạt cung đình, hình luật, nhạc lễ, ngoại

giao, trị an, khai hoang, khẩn hóa… trong đó có có những văn kiện đề cập tới vấn đề

trọng nông của Minh Mạng.

+ Trong bộ sử Đại Nam Thực Lục của Quốc Sử Quán triều Nguyễn - Viện sử học

dịch và xuất bản năm 2006 đã trình bày một cách cụ thể về lịch sử Việt Nam dưới triều

Nguyễn, trong đó đã nhắc tới nhiều sự kiện liên quan tới tình hình ruộng đất và nông

nghiệp dưới thời nhà Nguyễn, đặc biệt là các sự kiện liên quan tới chính sách khuyến

nông dưới thời Gia Long và Minh Mạng.

- Nhóm các tác phẩm chuyên đề viết về vấn đề ruộng đất và nông nghiệp dưới

triều Lê Sơ và triều Nguyễn như:

+ Trong cuốn Lê Thánh Tông vị vua anh minh, nhà cách tân xuất sắc của Đại tá

luật sư Lê Đức Tiết, xuất bản năm 1997 cũng đã đề cập tới chính sách chấn hưng nông

nghiệp của Vua Lê Thánh Tông và một số thành tựu của những chính sách đó.

+ Trong cuốn Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ (thế kỷ XV) của

Phan Huy Lê NXB văn sử địa xuất bản năm 1959 đã đề cập đến tình hình ruộng đất,

-5-

kinh tế nông nghiệp và đời sống nhân dân dưới thời Lê sơ. Trong đó có nhắc tới tình

hình nông nghiệp và chính sách khuyến khích nông nghiệp dưới thời Lê Thánh Tông.

+Trong cuốn Chính sách khuyến nông dưới triều vua Minh Mạng của Mai Khắc

Ứng, do NXB văn hóa thông tin xuất bản năm 1996 cũng đã khái quát quá trình khai

hoang ruộng đất trong cả nước, một số thành tựu về khai hoang thời Minh Mạng, đồng

thời tác phẩm cũng đã nhấn mạnh vào những chính sách khuyến nông của vua Minh

Mạng và thành tựu về nông nghiệp dưới thời vua Minh Mạng.

+ Trong cuốn Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nhân dân dưới triều

Nguyễn của Trương Hữu Quýnh - Đỗ Bang do NXB Thuận Hóa xuất bản năm 1997 đã

đề cập tới vấn đề nông nghiệp và đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn, trong đó có đề

cập tới chính sách ruộng đất và nông nghiệp dưới thời vua Minh Mạng.

+ Trong cuốn Kinh tế - xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn của Nguyễn

Thế Anh, xuất bản năm 2008 cũng đã đề cập tới tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam

dưới triều Nguyễn, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới chính sách phát triển nông nghiệp

của các vua triều Nguyễn.

- Nhóm các bài viết, bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí nghiên cứu như:

+ Bài viết của Nguyễn Khắc Đạm: “Vai trò của Nhà nước về vấn đề khai hoang

trong lịch sử Việt Nam”, đăng trên Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 39 /1962, trang 19 đã

đề cập tới vấn đề chính sách khai hoang của các Nhà nước phong kiến Việt Nam, trong

đó đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò của Nhà nước đối với công cuộc khai hoang, phát

triển nông nghiệp.

+Bài viết của Vũ Huy Phúc “Mấy ý kiến về chính sách nông nghiệp của Nhà

nước trung đại Việt Nam”, đăng trên Tạp chí NCLS - số 3/1978, trang 15 cũng đã đề

cập tới vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của nước ta và chính sách

đối với nền kih tế nông nghiệp của các triều đại phong kiến Việt Nam thời trung đại.

- Nhóm các công trình nghiên cứu về vấn đề ruộng đất và nông nghiệp dưới thời

Lê Sơ và triều Nguyễn như:

+Trong đề tài luận văn tốt nghiệp Chính sách ruộng đất thời Lê Sơ (1428 - 1527),

hoàn thành năm 2003, của Vũ Thị Khánh Linh, sinh viên khoa lịch sử, Đại học Vinh

cũng đã đề cập tới vấn đề ruộng đất và chính sách ruộng đất dưới thời Lê Sơ.

+ Trong đề tài luận văn tốt nghiệp Thành tựu khai hoang ruộng đất thời vua Minh

Mạng, hoàn thành năm 2005 của Đinh Văn Kiên, Khóa luận tốt nghiệp, chuyên

nghành lịch sử, Đại học Phú Xuân đã trình bày khá cụ thể về chính sách khai hoang

ruộng đất dưới thời vua Minh Mạng.

Bên cạnh đó còn có một số sách báo, bài viết, tạp chí cũng đã đề cập tới một vài

khía cạnh về nông nghiệp dưới hai triều đại Lê Sơ và triều Nguyễn. Nhưng nhìn chung

các tác phẩm, bài viết đó mới chỉ đề cập tới một số khía cạnh về vấn đề ruộng đất và

-6-

nông nghiệp dưới hai triều đại đó, chứ chưa có tác phẩm nào thực sự đi sâu nghiên cứu

và đối sánh về chính sách khuyến nông dưới hai triều vua Lê Thánh Tông và Minh

Mạng.

Tuy nhiên đây cũng là nguồn tài liệu quan trọng để chúng tôi kế thừa và đi sâu

nghiên cứu, hoàn thiện đề tài của mình.

3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

3.1. Mục đích

Nghiên cứu về chính sách khuyến nông dưới triều vua Lê Thánh Tông và Minh

Mạng nhằm giúp cho chúng ta có một cái nhìn đầy đủ, toàn diện và khách quan về vấn

đề ruộng đất và nông nghiệp Việt Nam dưới triều đại Lê Sơ và Nguyễn nói chung,

dưới triều vua Lê Thánh Tông và Minh Mạng nói riêng, đặc biệt là thấy được vai trò

của chính sách khuyến nông của 2 vị vua này đối với sự phát triển nông nghiệp đương

thời. Bên cạnh đó, có sự liên hệ, so sánh, đánh giá những tương đồng và khác biệt,

những điểm tích cực và hạn chế trong chính sách khuyến nông của Lê Thánh Tông và

Minh Mạng. Đồng thời liên hệ vị trí, vai trò của chính sách khuyến nông trong lịch sử

đối với vấn đề khuyến khích phát triển nông nghiệp của nước ta hiện nay.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về tất cả các mặt của vấn đề nông nghiệp và chính sách khuyến

nông dưới thời Lê Thánh Tông và Minh Mạng. Đồng thời có sự so sánh những điểm

tương đồng và khác biệt, tích cực và hạn chế trong chính sách khuyến khích phát triển

nông nghiệp của 2 vị vua này, những chính sách khuyến nông đó đã có tác động như

thế nào tới nền kinh tế nông nghiệp Đại Việt lúc bấy giờ và có ý nghĩa như thế nào tới

vấn đề nông nghiệp trong lịch sử nói chung.

3.3. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chính sách khuyến nông dưới triều vua Lê Thánh Tông và Minh Mạng

chưa được nhiều người nghiên cứu, khai thác. Do hạn chế về tài liệu, tư liệu lịch sử

nên đề tài này chỉ tập trung tìm hiểu những đặc điểm trong phạm vi chính sách khuyến

nông dưới triều vua Lê Thánh Tông và Minh Mạng. Tìm hiểu các khía cạnh sau: bối

cảnh lịch sử tác động tới chính sách khuyến nông của Lê Thánh Tông và Minh Mạng,

nội dung của chính sách khuyến nông của hai vị vua này. Đồng thời so sánh những

điểm tương đồng và khác biệt trong chính sách khuyến nông của hai vị vua sáng trong

lịch sử Việt Nam.

4. Nguồn tƣ liệu

- Bao gồm các tài liệu thành văn như các bài viết trong sách báo, tạp chí có nội

dung liên quan vấn đề ruộng đất và nông nghiệp trong lịch sử. Đặc biệt là những tài

liệu liên quan tới vấn đề ruộng đất và nông nghiệp dưới hai triều đại Lê Sơ và triều

Nguyễn.

-7-

- Tài liệu thu thập trên báo đài và các phương tiện truyền thông, trên mạng

internet và các phương tiên khác.

Đây là nhưng nguồn tài liệu phong phú cần được khai thác triệt để.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Với đề tài này chúng tôi sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu. Chúng

tôi đứng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh và quan điểm, đường lối của Đảng.

Từ các tác giả đi trước đã từng nghiên cứu về các vấn đề liên quan, chúng tôi

tập hợp, so sánh phân tích tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu, đồng thời sử dụng phương

Pháp logic, lịch sử và một số phương pháp chuyên nghành khác.

Thu thập và xử lý tài liệu dựa trên nhiều nguồn tài liệu khác nhau như sách,

báo, website… để đối chiếu, so sánh và đánh giá vấn đề.

6. óng góp của đề tài

Đề tài góp phần làm sáng tỏ về vấn đề ruộng đất và nông nghiệp trong lịch sử

phong kiến Việt Nam nói chung, đặc biệt là vấn đề khuyến khích và phát triển nông

nghiệp dưới hai triều vua Lê Thánh Tông và Minh Mạng.

Thành công của đề tài còn đóng góp nguồn tài liệu quan trọng bổ sung cho

phần kiến thức về vấn đề ruộng đất và nông nghiệp trong lịch sử Việt Nam. Là nguồn

có thể sử dụng để bổ sung kiến thức cho học phần chế độ ruộng đất trong lịch sử Việt

Nam.

Đề tài còn góp phần cho người đọc có một cái nhìn khách quan hơn về chính

sách khuyến nông của vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng, thấy được những

chính sách khuyến nông đó đều là những chính sách tiến bộ, mặc dù kết quả thực

hiện được là khác nhau nhưng cả Lê Thánh Tông và Minh Mạng đều xứng đáng là

những nhà cải cách lớn.

Bên cạnh đó đề tài còn đưa ra một số nhận xét, đánh giá về vấn đề khuyến nông

trong lịch sử phong kiến Việt Nam và liên hệ những chính sách khuyến nông đó với

thực tế nông nghiệp nước ta hiện nay.

7. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài

gồm có 3 chương :

Chương 1: Tổng quan về chính sách khuyến nông trong lịch sử Việt Nam.

Chương 2: Chính sách khuyến nông của vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng.

Chương 3: Những điểm tương đồng và khác biệt trong chính sách khuyến nông

của vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mạng.

-8-

PHẦN NỘI DUNG

ƢƠN 1: TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN NÔNG TRONG

LỊCH SỬ VIỆT NAM

1.1. Khái niệm về nông nghiệp và chính sách khuyến nông

1.1.1. Khái niệm nông nghiệp

Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người

phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như

lương thực, thực phẩm... để thoả mãn các nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo nghĩa

rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp.

Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Những

điều kiện như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời…trực tiếp ảnh

hưởng đến năng suất,sản lượng cây trồng vật nuôi. Nông nghiệp cũng là ngành sản

xuất có năng suất lao động rất thấp,vì đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự

nhiên.

1.1.2. Khái niệm chính sách khuyến nông

Khuyến nông (Agricultural extension) được hiểu theo nhiều nghĩa, từ đó hình

thành ra các khái niệm khác nhau, cụ thể là:

- Theo Peter Oakley & Cristopher Garferth: “Khuyến nông là cách đào tạo

thực nghiệm dành cho những người dân sống ở nông thôn, đem lại cho họ những lời

khuyên và những thông tin cần thiết giúp giải quyết những vấn đề khó khăn trở ngại

của họ. Khuyến nông cũng nhằm mục đích nâng cao năng suất, phát triển sản xuất.

Hay nói một cách khái quát là làm tăng mức sống cho người nông dân” [12, tr. 8].

- Theo Thomas: “Khuyến nông là ý tổng quát chỉ mọi công việc có liên quan

đến phát triển nông thôn. Đó là một hệ thống giáo dục ngoài nhà trường trong đó

người lớn và trẻ em được học bằng cách thực hành” [12, tr. 8].

- Theo Niels Roling: “Khuyến nông là các hoạt động nhân rộng các kết quả

nghiên cứu và tư vấn cho nông dân trong các hoạt động nông nghiệp để nâng cao

năng lực phân tích và giao tiếp cho họ” [12, tr. 8].

- Theo A.W.Van den Ban và H.S. Hawkins, khuyến nông, 1988: “Khuyến

nông là một sự giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp nông dân hình thành các ý kiến

hợp lý và tạo ra các quyết định đúng đắn” [12, tr. 9].

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!