Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tương đồng và khác biệt giữa pháp luật đất đai Singapore và pháp luật đất đai Việt Nam - gợi mở cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện pháp luật đất đai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
52 t¹p chÝ luËt häc sè 8/2010
TS. NguyÔn Quang TuyÕn *
ừng là thuộc địa của Anh, hệ thống
pháp luật Singapore dường như hoàn
toàn chịu ảnh hưởng của pháp luật Anh, chỉ
trừ một số vấn đề mang tính cá nhân đối với
cộng đồng Hồi giáo, Ấn Độ giáo và người
Hoa chịu sự điều chỉnh của luật hồi giáo,
luật Ấn Độ giáo và phong tục của người
Hoa. Bên cạnh pháp luật Anh, Singapore đã
ban hành nhiều luật và pháp lệnh theo mô
hình của các nước khác phù hợp hơn với
điều kiện thực tế của mình ví dụ như thông
qua Bộ luật hình sự, Luật về chứng cứ theo
hình mẫu của các bộ luật thuộc địa Ấn Độ;
thông qua Pháp lệnh về các quan hệ công
nghiệp năm 1960 và Luật công ti năm 1967
theo mô hình của Australia. Trong lĩnh vực
đất đai, pháp luật là công cụ chủ yếu để nhà
nước quản lí đất đai với việc thông qua các
đạo luật: Luật về quyền đất đai năm 1956,
Luật về thu hồi đất (Land Acquisition Act),
Luật xâm chiếm đất công (State Lands
Encroachment Act) v.v.. Những đạo luật này
đề cập các chế định chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, về sở hữu đất đai: Ở Singapore
có nhiều hình thức sở hữu khác nhau về đất
đai: sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân…
Phần lớn đất đai thuộc sở hữu nhà nước
(khoảng 90% diện tích đất tự nhiên). Phần
diện tích đất đai còn lại thuộc sở hữu tư
nhân. Cho dù đất đai thuộc hình thức sở hữu
nào chăng nữa thì việc quản lí, sử dụng đất
(SDĐ) đều phải tuân theo các quy định về
quy hoạch đất đai do nhà nước ban hành.
Luật pháp Singapore cho phép người nước
ngoài được mua nhà ở (bao gồm căn hộ
chung cư hoặc ngôi nhà gắn liền với đất ở).
Phần lớn đất đai được sử dụng theo hình
thức nhà nước cho thuê đất với thời hạn thuê
từ 10 năm - 20 năm (đối với đất nông
nghiệp) hoặc thời hạn thuê kéo dài đến 99
năm (đối với đất ở, đất sử dụng vào mục
đích thương mại).
Thứ hai, về quy hoạch đất đai: Quy
hoạch đất đai ở Singapore bao gồm các loại
chủ yếu sau: 1) Quy hoạch định hướng
(Concept plan): Loại quy hoạch này nhằm
định hướng phát triển các khu chức năng
dựa trên việc nghiên cứu các khía cạnh như
hướng phát triển; cơ cấu diện tích, mối
tương quan giữa các khu chức năng. Quy
hoạch định hướng có giá trị trong 10 năm;
2) Quy hoạch tổng thể (Master plan): Loại
quy hoạch này có giá trị trong 05 năm. Nó
được xây dựng dựa trên quy hoạch định
hướng bao gồm các nội dung chi tiết của
từng khu vực, từng cụm dân cư theo các tỉ
T
* Giảng viên chính Khoa pháp luật kinh tế
Trường Đại học Luật Hà Nội