Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư tưởng về quyền con người
PREMIUM
Số trang
732
Kích thước
5.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1827

Tư tưởng về quyền con người

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BÌA | 1

TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

(Tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam)

2 | TƢ TƢỞNG VỀ QUYỀN CON NGƢỜI

GIỚI THIỆU | 3

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUYỀN CON NGƢỜI,

QUYỀN CÔNG DÂN (CRIGHTS)

-----------------------------------

TƯ TƯỞNG

VỀ QUYỀN CON

NGƯỜI

(TUYỂN TẬP TƯ LIỆU THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM)

-----------------------------------

(Sách chuyên khảo)

4 | TƢ TƢỞNG VỀ QUYỀN CON NGƢỜI

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

GIỚI THIỆU | 5

Tuyển chọn, sắp xếp tƣ liệu và giới thiệu:

LÃ KHÁNH TÙNG – VŨ CÔNG GIAO – NGUYỄN ANH TUẤN

Cuốn sách này đƣợc xuất bản trong khuôn khổ

Chƣơng trình Quản trị Nhà nƣớc và Cải cách hành chính

- trụ cột Quản trị Nhà nƣớc, hợp phần 3 -

hợp tác giữa Việt Nam và Đan Mạch giai đoạn 2007 – 2011.

This book is developed

in the Good Governance and Public Administration Reform Programme -

Governance Pillar, component 3 – between Vietnam and Denmark 2007 – 2011.

6 | TƢ TƢỞNG VỀ QUYỀN CON NGƢỜI

GIỚI THIỆU

hân quyền là một phạm trù đa diện, kết tinh những giá trị cao đẹp trong

nền văn hóa của tất cả các dân tộc. Đây không chỉ là ―ngôn ngữ chung‖

mà còn là ―sản phẩm chung‖, và ―mục tiêu chung‖ của mọi quốc gia, dân tộc trên

thế giới.

Những tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền hiện đang đƣợc các quốc gia tự

nguyện tuân thủ hiện nay là kết quả của một quá trình phấn đấu lâu dài. Cùng với

lịch sử loài ngƣời, nhận thức và tƣ tƣởng của nhân loại về quyền con ngƣời cũng

liên tục phát triển. Khởi đầu là những ý tƣởng sơ khai về nhân phẩm và tự do,

dần hình thành nên khái niệm và các chuẩn mực quốc gia, rồi chuẩn mực quốc tế

về nhân quyền. Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa, lịch sử và các điều kiện

chính trị, kinh tế, xã hội, nhiều khía cạnh lý luận, pháp lý và thực tiễn về nhân

quyền hiện vẫn còn đƣợc tranh cãi. Việc tìm hiểu nhận thức và tƣ tƣởng về quyền

con ngƣời của nhân loại thể hiện trong các nền văn hóa khác nhau, ở những thời

kỳ khác nhau sẽ góp phần giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề

rộng lớn và phức tạp này.

Từ trƣớc đến nay ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về quyền

con ngƣời, tuy nhiên chƣa có công trình nào tập trung giới thiệu một cách toàn

diện lịch sử phát triển của nhận thức và tƣ tƣởng về quyền con ngƣời của nhân

loại cũng nhƣ của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, với sự cố gắng của tập thể tác giả là

những chuyên gia, giảng viên về quyền con ngƣời đang làm việc trong và ngoài

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, chúng tôi tập hợp, sắp xếp và giới thiệu

N

GIỚI THIỆU | 7

các tƣ liệu để hình thành cuốn sách này, với mục đích góp phần khỏa lấp khoảng

trống đã nêu, phục vụ nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu về quyền con ngƣời ngày

càng cao ở nƣớc ta.

Cuốn sách gồm hai phần: Phần I - tuyển chọn những văn kiện, đoạn trích và

tuyên bố mà chúng tôi cho rằng mang tính chất tiêu biểu, phản ánh nhận thức và

tƣ tƣởng của nhân loại về nhân quyền, đƣợc sắp xếp theo trình tự lịch sử; Phần II

- bao gồm những đoạn trích và tác phẩm mà theo chúng tôi phản ánh rõ nét tƣ

tƣởng về nhân quyền trong lịch sử của dân tộc Việt Nam. Cấu trúc hai phần của

sách chỉ nhằm mục đích thuận lợi cho công việc nghiên cứu, không có nghĩa lịch

sử Việt Nam là một phần tách rời của lịch sử nhân loại xét trên phƣơng diện tƣ

tƣởng nhân quyền.

Cuốn sách chứa đựng một khối lƣợng khá lớn tƣ liệu, tuy nhiên đây hoàn toàn

không phải là một cuốn bách khoa toàn thƣ về nhân quyền. Thêm vào đó, do

những giới hạn về nguồn lực và thời gian, chắc chắn cuốn sách này vẫn còn

những hạn chế, sai sót nhất định. Chúng tôi mong nhận đƣợc những ý kiến đóng

góp của bạn đọc để tiếp tục chỉnh lý, bổ sung, làm cuốn sách hoàn thiện hơn

trong những lần tái bản sau.

Hà Nội, tháng 3 năm 2011

KHOA LUẬT, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QCN & QCD

8 | TƢ TƢỞNG VỀ QUYỀN CON NGƢỜI

MỤC LỤC

PHẦN I

TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI ............ 10

I. Tƣ tƣởng nhân quyền của nhân loại trong thời kỳ Cổ đại và Trung đại. 12

Giới thiệu ................................................................................................ 12

Quyền con ngƣời trong kinh điển của các tôn giáo lớn .......................... 13

Quyền con ngƣời trong một số văn bản pháp luật thời cổ đại ................ 48

Quyền con ngƣời trong tác phẩm của một số nhà tƣ tƣởng nổi tiếng thời

cổ đại....................................................................................................... 65

II. Tƣ tƣởng nhân quyền của nhân loại trong thời kỳ Khai sáng đến thế kỷ

XIX ....................................................................................................... 105

Giới thiệu .............................................................................................. 105

Quyền con ngƣời trong một số văn bản pháp luật nổi tiếng thời kỳ này

............................................................................................................... 106

Quyền con ngƣời trong tác phẩm của một số nhà tƣ tƣởng nổi tiếng thời

kỳ này.................................................................................................... 123

III. .............................. Tƣ tƣởng nhân quyền của nhân loại trong thế kỷ XX

.............................................................................................................. 285

Giới thiệu .............................................................................................. 285

MỤC LỤC | 9

Quyền con ngƣời trong tác phẩm của một số nhà tƣ tƣởng và nhà cách

mạng nổi tiếng

từ đầu thế kỷ đến trƣớc 1945 ................................................................ 286

Quyền con ngƣời trong một số văn bản pháp luật và tác phẩm

của một số nhà tƣ tƣởng nổi tiếng từ sau 1945 ..................................... 352

PHẦN II

TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM............. 495

I. Con ngƣời trong truyền thống văn hóa Việt Nam ................................ 496

Giới thiệu .............................................................................................. 496

Tƣ tƣởng tôn trọng con ngƣời và đề cao các giá trị đạo đức tốt đẹp

trong văn học dân gian Việt Nam ......................................................... 497

Tƣ tƣởng về quyền con ngƣời trong tác phẩm của một số danh nhân văn

hóa

thời kỳ Trung đại ở Việt Nam............................................................... 503

Tƣ tƣởng nhân quyền trong tập quán và pháp luật Việt Nam thời phong

kiến........................................................................................................ 520

II. ..... Tƣ tƣởng về quyền con ngƣời ở Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX,

đầu thế kỷ XX....................................................................................... 558

Giới thiệu .............................................................................................. 558

III. ... Quyền con ngƣời trong một số văn bản pháp luật quan trọng của Việt

Nam....................................................................................................... 681

Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) (trích) ........................... 681

Bộ luật Dân sự 2005 (trích)................................................................... 689

Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 (trích)..................................................... 697

Bộ luật Hình sự 1999 (trích) ................................................................. 707

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, 2009.............. 716

Bộ luật Tố tụng Hình sự, 2003 (trích)................................................... 717

Nguồn tài liệu chính................................................................................... 730

10 | TƢ TƢỞNG VỀ QUYỀN CON NGƢỜI

PHẦN I

TƯ TƯỞNG VỀ QUYỀN CON

NGƯỜI

TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI

Tranh “Hành trình muối của Mahatma Gandhi” (Mahatma Gandhi's Salt March)

minh họa cảnh Gandhi dẫn đầu phong trào tuần hành vào tháng 3 năm 1930. Ông

đã phát động chiến dịch phản đối thuế muối (được gọi là Hành trình muối). Hàng

nghìn người dân Ấn Độ, do ông dẫn đầu, đã đi bộ 400 km từ Ahmedabad đến bờ

biển Dandi để lấy muối. Chính quyền Anh đã bắt giam hơn 60.000 người. Tuy nhiên,

MỤC LỤC | 11

cuối cùng chính quyền buộc phải chấp nhận thương lượng với Gandhi. (Nguồn:

lassiwithlavina.com).

12 | TƢ TƢỞNG VỀ QUYỀN CON NGƢỜI

1.

TƯ TƯỞNG NHÂN QUYỀN

CỦA NHÂN LOẠI TRONG THỜI KỲ

CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

GIỚI THIỆU

Mặc dù sự tồn tại của con ngƣời đã đƣợc chứng minh là cách nay hàng triệu

năm, nhƣng con ngƣời hiện đại (con ngƣời tinh khôn - homo sapiens) mới chỉ

xuất hiện cách nay mấy trăm ngàn năm.

Kể cả khi con ngƣời hiện đại xuất hiện, cũng phải một thời gian dài sau đó mới

nảy sinh tôn giáo. Tôn giáo đòi hỏi một trình độ nhận thức tƣơng đối cao của con

ngƣời, bởi nó là sản phẩm của tƣ duy trừu tƣợng trong một đời sống xã hội ổn định.

Nhiều nhà khoa học khẳng định tôn giáo chỉ mới ra đời khoảng 45.000 năm trƣớc

đây, bắt đầu bằng những hình thức tín ngƣỡng sơ khai nhƣ thờ vật tổ (tôtem). Các

tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay ra đời muộn hơn và vào những thời điểm khác

nhau. Phật giáo xuất hiện từ thế kỷ VI trƣớc Công nguyên ở miền bắc Ấn Độ, Ki-tô

giáo (Cơ Đốc giáo) đƣợc biết đến từ thế kỷ thứ I sau Công nguyên, Hồi giáo ra đời

vào thế kỷ thứ VII sau Công nguyên tại bán đảo Ả-rập. Cho dù có sự khác nhau

trong việc giải thích nguồn gốc của loài ngƣời, các tôn giáo đều có nhiều tƣ tƣởng,

giáo luật thể hiện sự tôn trọng phẩm giá con ngƣời, bảo vệ con ngƣời, đặc biệt là

những nhóm ngƣời yếu thế (phụ nữ, trẻ em, ngƣời già, ngƣời khuyết tật…) và đề cao

sự bình đẳng... Đây có thể coi là những tƣ tƣởng đầu tiên của nhân loại có tính hệ

thống và nội dung rõ ràng về quyền con ngƣời.

TƯTƯỞNG NHÂN QUYỀN CỦA NHÂN LOẠI TRONG THỜI KỲ CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI | 13

Theo tiến trình lịch sử, các quốc gia cũng hình thành và ban hành pháp luật

làm phƣơng tiện cai trị. Các bộ luật cổ xƣa nhất hiện còn lƣu giữ đƣợc đến ngày

nay, ví dụ nhƣ Luật Hammurabi, Luật Manu, Luật Kautilya, Luật Asoka... bên

cạnh các giá trị quan trọng về lịch sử, văn hóa, pháp lý, cũng phản ánh nhận thức

và quan niệm về công bằng, giá trị của nhân phẩm, và các quyền lợi chính đáng

của con ngƣời.

Cả ở phƣơng Đông và phƣơng Tây, trong thời kỳ cổ đại đã có nhiều nhà tƣ

tƣởng có ảnh hƣởng lớn đến văn minh của nhân loại mà học thuyết của họ đều ít

hoặc nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp, thể hiện sự coi trọng các quyền và tự do của

cá nhân. Ví dụ, ở phƣơng Đông có thể kể đến Đức Phật, Khổng Tử, Mạnh Tử...

còn ở phƣơng Tây, ta không thể bỏ qua các triết gia Socrates, Aristotle...

QUYỀN CON NGƯỜI TRONG KINH ĐIỂN

CỦA CÁC TÔN GIÁO LỚN

1. Kinh Thánh Do Thái (Cựu Ước, thế kỷ VII TCN)

1

Tiểu dẫn

Cựu Ƣớc (Old Testament), còn đƣợc gọi là Kinh thánh Do Thái (Hebrew Bible), là

phần đầu của toàn bộ Kinh thánh của Ki-tô giáo. Cựu Ƣớc đƣợc sắp xếp thành các

phần khác nhau nhƣ luật pháp, lịch sử, thi ca và tiên tri. Tất cả các sách này đều

đƣợc viết trƣớc thời điểm sinh ra của Chúa Giê-xu - ngƣời mà cuộc đời và tƣ tƣởng

là trọng tâm của Tân Ƣớc. Tín đồ Ki-tô giáo (còn gọi là Cơ Đốc giáo hoặc Thiên

Chúa giáo) gọi là Cựu Ƣớc vì họ tin rằng nay đã có một giao ƣớc mới đƣợc thiết lập

giữa Thiên Chúa và loài ngƣời sau khi Giê-xu ngƣời Nazareth đến thế gian. Tuy

nhiên, Do Thái giáo không công nhận Tân Ƣớc, cũng không chấp nhận Cựu Ƣớc

nhƣ là tên gọi thay thế cho Tanakh (Kinh thánh Do Thái), cho dù nhiều ngƣời Do

Thái chấp nhận Chúa Giê-xu là một nhân vật lịch sử hoặc là môn đệ của một giáo sƣ

truyền khẩu Do Thái giáo.

Mười điều răn của Chúa

1 C{c đoạn trích trong mục n|y lấy trong Kinh Thánh - Cựu Ước và Tân Ước, NXB Thuận Hóa,

1995.

14 | TƢ TƢỞNG VỀ QUYỀN CON NGƢỜI

Bấy giờ, Đức Chúa Trời phán những lời này, rằng: ta là Giê-hô-va Đức Chúa

Trời ngƣơi, đã rút ngƣơi ra khỏi xứ Ê- díp-tô, là nhà nô lệ.

Trƣớc mặt ta, ngƣơi chớ có các thần khác.

Ngƣơi chớ làm tƣợng chạm cho mình, cũng chớ làm tƣợng nào giống những vật

trên trời cao kia, hoặc nơi đất thấp này, hoặc trong nƣớc, dƣới đất. Ngƣơi chớ quì

lạy trƣớc các hình tƣợng đó và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va

Đức Chúa Trời ngƣơi. Tức là Đức Chúa Trời kỵ - tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhân tội tổ

phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời, và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu

mến ta và giữ các điều ta răn.

Ngƣơi chớ lấy danh Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngƣời mà làm chơi, vì Đức

Giê-hô-va chẳng cầm bằng vô tội kẻ nào lấy danh Ngài mà làm chơi.

Hay nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày thánh. Ngƣơi hãy làm hết công việc của

mình trong sáu ngày; nhƣng ngày thứ bảy là ngày nghỉ của

Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngƣơi: trong ngày đó, ngƣơi, con trai, con gái, tôi trai tớ

gái, súc-vật của ngƣơi, hoặc khách ngoại-bang ở trong nhà ngƣơi, đều chớ làm

công việc chi hết; vì trong sáu ngày Đức Giê-hô-va đã dựng nên trời, đất, biển và

muôn vật ở trong đó, qua ngày thứ bảy thi Ngài nghỉ: vậy nên Đức Giê-hô-va đã

ban phƣớc cho ngày nghỉ và làm nên ngày thánh.

Hãy hiếu-kính cha mẹ ngƣơi, hầu cho ngƣơi đƣợc sống lâu trên đất mà Giê￾hô-va Đức Chúa Trời ngƣơi ban cho.

Ngƣơi chớ giết ngƣời.

Ngƣơi chớ phạm tội tà dâm.

Ngƣơi chớ trộm cƣớp.

Ngƣơi chớ nói chứng dối cho kẻ lân cận mình.

Ngƣơi chớ tham nhà kẻ 1ân cận ngƣơi, cũng đừng tham vợ ngƣời, hoặc tôi

trai tớ gái, bò, lừa, hay là vật chi thuộc về kẻ lân cận ngƣơi.

Về sự công bằng và các nhóm yếu thế

Tội sát nhân

Kẻ nào đánh chết một ngƣời, sẽ bị xử tử. Nhƣợc bằng kẻ đó chẳng phải mƣu

giết, nhƣng vì Đức Chúa Trời đã phú ngƣời bị giết vào tay kẻ đó, thì ta sẽ lập cho

ngƣơi một chỗ đặng kẻ giết ngƣời ẩn thân.

TƯTƯỞNG NHÂN QUYỀN CỦA NHÂN LOẠI TRONG THỜI KỲ CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI | 15

Còn nhƣợc bằng kẻ nào dấy lên cùng ngƣời lân cận mà lập mƣu giết ngƣời,

thì dẫu rằng nó núp nơi ban thờ ta, ngƣơi cũng bắt mà giết đi.

Kẻ nào đánh cha hay mẹ mình sẽ bị xử tử.

Kẻ nào bắt ngƣời và bán, hoặc giữ lại trong tay mình, sẽ bị xử tử.

Kẻ nào mắng cha hay mẹ mình sẽ bị xử tử.

Khi hai ngƣời đánh lộn nhau, ngƣời này đánh ngƣời kia bằng đá hay là cú

đấm, không đến đỗi phải chết, nhƣng phải nằm liệt giƣờng, nếu đứng dậy chống

gậy đi ra ngoài đƣợc, ngƣời đánh đó sẽ đƣợc tha tội nhƣng phải đền tiền thiệt hại

trong mấy ngày nghỉ, và nuôi cho đến khi lành mạnh.

Khi ngƣời chủ lấy gậy đánh đầy tớ trai hay gái của mình và chết liền theo tay,

thì chắc phải bị phạt. Song nếu đầy tớ trai hay gái còn sống một hai ngày, ngƣời

chủ khỏi tội, vì nó vốn là tài sản của chủ.

Nếu ngƣời ta đánh nhau, đụng nhằm một ngƣời đàn bà có thai, làm cho bị sảy,

nhƣng chẳng bị sự hại chi khác, thì kẻ đánh nhằm đó phải bồi thƣờng theo lời

chồng ngƣời sẽ định, và trả tiền trƣớc mặt quan án.

Báo phục hình

Còn nếu có sự hại chi, thì ngƣời sẽ lấy mạng thƣờng mạng, lấy mắt thƣờng mắt,

lấy răng thƣờng răng, lấy tay thƣờng tay, lấy chân thƣờng chân, lấy phỏng thƣờng

phỏng, tay bầm thƣờng bầm, lấy thƣơng thƣờng thƣơng.

Sự rủi ro, điều thiệt hại

Nếu ai đánh nhằm con mắt đầy tớ trai hay gái của mình làm cho mù đi thì hãy

tha nó ra tự do vì cớ mất con mắt.

Nếu ai làm rụng một răng của đầy tớ trai hay gái của mình, thì hãy tha nó ra tự

do, vì cớ mất một răng.

Luật trộm cắp

Ví ai bắt trộm bò hay chiên, rồi giết hoặc bán đi, thì phải bồi thƣờng năm con

bò cho một con, và bốn con chiên cho một con. Nếu kẻ trộm đƣơng cạy cửa mà

bị bắt và đánh chết đi, thì kẻ đánh chết chẳng phải tội sát nhân. Song nếu đánh

chết trong khi mặt trời đã mọc rồi, thì bị tội sát nhân. Kẻ trộm phải bồi thƣờng,

bằng chẳng có chi, thì sẽ bị bán vì tội trộm cắp. Nếu vật mà kẻ trộm đã lấy, hoặc

bò, lừa hay chiên, hãy còn thấy sống trong tay, thì kẻ trộm phải bồi thƣờng gấp

hai.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!