Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trương Thị Thảo Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 109(09): 9 - 13
9
TƯ TƯỞNG VỀ DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI
Trương Thị Thảo Nguyên
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi là sự hội tụ những giá trị tinh hoa, đạo lý của dân tộc, của thời
đại và của một trí tuệ tài ba với trái tim luôn đập cùng nhịp đập của những người dân đau khổ. Bài
viết đã phân tích một số nội dung chủ yếu trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi như khái niệm
về dân, vai trò của dân và tư tưởng an dân. Qua đó, cho thấy trong Tư tưởng về dân của Nguyễn
Trãi mang đậm tính chất nhân văn, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc.
Từ khoá: Tư tưởng về dân, nhân dân, vai trò của dân, sức mạnh của dân, xã hội
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là nhà văn hóa
lớn, nhà tư tưởng lớn, một vị anh hùng dân
tộc, là người “khai quốc công thần của Hậu
Lê. Ông đã từng đỗ Thái học sinh (năm
1400), từng làm quan dưới triều Hồ (1400 –
1407), đã từng cùng với Lê Lợi lãnh đạo nhân
dân ta chống giặc Minh xâm lược.*
Chứng kiến tận mắt những “o bế” của nhà Hồ
trong thời gian ông làm quan dưới triều đại
này, đặc biệt trong nhiều năm phải sống một
cuộc sống nghèo khổ ở quê nhà nơi thôn dã
cùng với người cha, cùng với những người
nông dân nghèo khổ, những người lao động
đã làm cho ông gần gũi với họ, đã giúp cho
ông nhận thức rõ hơn và thông cảm hơn cuộc
sống khổ cực của người nông dân, người dân
dưới chế độ phong kiến, bởi vậy ông càng
trân trọng họ. Tư tưởng về dân (TTVD) của
ông được hình thành chủ yếu từ chính hiện
thực cuộc sống mà ông và người dân đã trải
qua. Và không chỉ thế, TTVD của ông nói
chung, về vai trò của dân, sức mạnh của nhân
dân, của khối đại đoàn kết toàn dân, v.v của
ông còn chủ yếu được hình thành từ tháng
ngày ông cùng với Lê Lợi lãnh đạo nhân dân
chống giặc Minh xâm lược, cùng với nghĩa
quân Lam Sơn, với nhân dân “nếm mật nằm
gai” chống giặc.
Trong nội dung tư tưởng của Nguyễn Trãi về
dân cho thấy, với dân, ông luôn có cái nhìn thân
thiện, gần gũi và với một tình cảm, một tấm
lòng yêu dân, yêu nước từ đáy lòng.
*
Tel: 0917 333 789
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ
TƯỞNG VỀ DÂN CỦA NGUYỄN TRÃI
Quan niệm của Nguyễn Trãi về dân
Thứ nhất: Trong tư tưởng của Nguyễn Trãi,
dân là lực lượng lớn nhất trong xã hội. Theo
đó, trong tư tưởng của ông, dân được nhìn
nhận ở các phương diện sau: Dân là những
người bình dị nhất trong xã hội, họ là người
nông dân nghèo khổ và đang làm ra của cải
để nuôi toàn xã hội. Những người dân bình
thường này được Nguyễn Trãi nhắc đến với
những tình cảm rất gần gũi và có lẽ vì thế mà
ngôn từ ông sử dụng để nhắc đến họ cũng
hết sức bình dị. Dân là ai? đó là những người
phu xe ngoài chợ đang nhọc nhằn kiếm kế
sinh nhai, đó là những người nông dân đang
ngày đêm "Vun đất ải, luống mùng tơi.
Liêm, cần tiết cả tua hằng nắm" [5; tr.658];
Cuộc sống nơi thôn quê trong những năm
sống ở quê nội đó là vùng chiêm trũng đã
cho Nguyễn Trãi một cái nhìn gần gũi và độ
lượng với những người dân quê. Ông ngợi ca
những điều bình thường của cuộc sống, ông
ngợi ca những con người bình thường nhưng
sau này chính lại là những người có vai trò
quan trọng nhất của tiến trình phát triển lịch
sử của dân tộc. Không phải ai cũng có cái
nhìn về người dân giống như Nguyễn Trãi.
Có lẽ cũng vì rất gần gũi với dân như thế,
cho nên trong những tháng năm bị giam lỏng
ở thành Đông Quan hay những lúc chán
chường trước thời cuộc đi về ở ẩn, Nguyễn
Trãi vẫn không hề cảm thấy cô đơn và buồn
chán, mà lúc nào ông cũng tràn đầy niềm tin
và hy vọng vào một tương lai tốt đẹp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn