Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ ngữ về vấn đề văn hóa xã hội trên báo đà nẵng
PREMIUM
Số trang
76
Kích thước
810.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
830

Từ ngữ về vấn đề văn hóa xã hội trên báo đà nẵng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

TRƢƠNG THỊ HOÀI THƢƠNG

TỪ NGỮ VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA XÃ HỘI TRÊN BÁO

ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH BÁO CHÍ

Đà Nẵng, 5/2018

PGS-TS LÊ ĐỨC LUẬN

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

TỪ NGỮ VỀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA XÃ HỘI TRÊN BÁO

ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH BÁO CHÍ

Ngƣời hƣớng dẫn:

PGS-TS LÊ ĐỨC LUẬN

Ngƣời thực hiện:

TRƢƠNG THỊ HOÀI THƢƠNG

(Khóa 2014 – 2018)

Đà Nẵng, 5/2018

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gởi lời cảm ơn chân

thành đến các thầy cô trong khoa Ngữ Văn đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy

em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện ở trƣờng. Cùng các thầy cô phòng

học liệu trƣờng Đại học Sƣ phạm Đại học Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện để

em có đủ tài liệu tham khảo hoàn thành luận văn.

Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Lê Đức Luận￾ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình làm đề

tài này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất,

tuy nhiên đây là lần đầu em làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng

nhƣ hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót.

Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô để khóa luận hoàn chỉnh

hơn.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Trƣơng Thị Hoài Thƣơng

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu........................................................................2

3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................3

4. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu ................................................................3

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................3

4.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................3

5. Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................4

6. Cấu trúc của khóa luận.............................................................................4

NỘI DUNG .......................................................................................................5

CHƢƠNG 1.......................................................................................................5

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................................5

1.1. Khái quát về từ ngữ và ngôn ngữ báo chí............................................5

1.1.1. Khái quát về từ ...................................................................................5

1.1.2. Khái quát về ngữ...............................................................................10

1.1.3. Đặc điểm của ngôn ngữ báo chí.......................................................15

1.2. Khái quát về đề tài văn hóa xã hội trên báo chí................................17

1.3. Tìm hiểu về báo Đà Nẵng ....................................................................18

1.3.1. Sơ lƣợc về hoàn cảnh ra đời và sự phát triển ................................18

1.3.2. Mục tiêu hoạt động...........................................................................20

1.3.3. Những lĩnh vực phản ánh tiêu biểu của báo Đà Nẵng ..................20

CHƢƠNG 2.....................................................................................................22

KHẢO SÁT, PHÂN LOẠI, MIÊU TẢ TỪ NGỮ BIỂU THỊ VĂN HÓA

XÃ HỘI TRÊN BÁO ĐÀ NẴNG..................................................................22

2.1. Từ biểu thị văn hóa xã hội trên báo Đà Nẵng về mặt cấu tạo từ........22

2.1.1. Từ đơn ...................................................................................................22

2.1.2. Từ phức .................................................................................................23

2.2.2. Từ Hán -Việt.........................................................................................28

2.2.3. Từ ngữ có nguồn gốc khác...................................................................29

2.3. Từ về vấn đề văn hóa xã hội trên báo Đà Nẵng về mặt phạm vi sử

dụng .................................................................................................................31

2.3.2. Từ ngữ địa phƣơng .............................................................................34

2.4. Ngữ biểu thị văn hóa xã hội trên báo Đà Nẵng xét về mặt ngữ pháp35

2.4.1. Thành ngữ đối xứng 4 yếu tố ..............................................................36

2.4.2. Thành ngữ đối xứng 6, 8 yếu tố.......................................................40

2.4.2. Xét theo nguồn gốc cấu tạo từ.............................................................42

2.4.3. Thành ngữ đảm nhận chức năng cú pháp......................................44

CHƢƠNG 3: ...................................................................................................49

CÁC PHƢƠNG DIỆN BIỂU ĐẠT CỦA TỪ NGỮ VỀ VẤN ĐỀ VĂN

HÓA XÃ HỘI TRÊN BÁO ĐÀ NẴNG........................................................49

3.1. Từ ngữ biểu thị vấn đề ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác ..49

3.1.1. Từ ngữ về ma túy và các trƣờng hợp phạm tội liên quan đến ma túy

..........................................................................................................................49

3.1.2 Từ ngữ về mại dâm và các trƣờng hợp phạm tội liên quan đến mại

dâm ..................................................................................................................52

3.1.3 Từ ngữ về các hành vi vi phạm các tệ nạn xã hội khác .....................55

3.2.1. Từ ngữ về Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ...................................57

3.2.2. Từ ngữ về Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.....................58

3.3. Từ ngữ biểu thị văn hóa và các hoạt động về văn hóa......................62

3.3.1. Từ ngữ về văn hóa và các cơ quan quản lí văn hóa.......................63

KẾT LUẬN.....................................................................................................68

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................70

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Báo chí đƣợc ví nhƣ quyền lực thứ tƣ sau luật pháp, hành pháp và tƣ pháp. Ở

nƣớc ta, báo chí là tiếng nói của Đảng, góp phần phục vụ nhân dân. Tầm ảnh hƣởng

của báo chí đến đời sống hiện nay đang ngày đƣợc thể hiện rõ nét. Với 4 loại hình

báo chí (báo in, báo hình, phát thanh và báo mạng điện tử) báo chí đang từng ngày

từng giờ cung cấp những thông tin mới nhất đến mọi ngƣời với hình thức chuyển tải

nhanh nhất.

Nền báo chí nƣớc ta là nền báo chí Cách mạng Việt Nam. Mục đích của nền báo

chí này là phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân và lẽ dĩ nhiên là không thể tách

khỏi cái nôi chính trị. Báo chí Cách mạng Việt Nam là tiếng nói của Đảng, các cơ

quan nhà nƣớc, của các đoàn thể và là diễn đàn của nhân dân. Trong 90 năm qua,

báo chí Cách mạng Việt Nam luôn thể hiện đƣợc vai trò tiên phong trên mặt trận

chính trị tƣ tƣởng, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải

phóng dân tộc.Theo từng thời kì lịch sử của đất nƣớc, nền báo chí Cách mạng nƣớc

ta cũng không ngừng đổi mới và phát triển để bắt kịp các nhu cầu của công chúng.

Với 4 chức năng cơ bản là giáo dục tƣ tƣởng; quản lí gián tiếp và giám sát xã hội;

phát triển văn hóa;thông tin, báo chí đang ngày càng thể hiện vai trò của mình trong

công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc.

Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh tế là những hệ lụy về các

vấn đề xã hội. Dƣờng nhƣ các đề tài về cƣớp, giết, hiếp luôn là tin nóng trên các

mặt báo mỗi ngày. Điều đó cũng đồng nghĩa với sự báo động về đạo đức và văn

hóa. Nƣớc ta đang từng bƣớc thực hiện các cải cách về giáo dục nhằm hƣớng con

ngƣời đến sự phát triển toàn diện hơn. Bên cạnh đó là những biện pháp nhằm nâng

cao nhận thức của con ngƣời trƣớc thực trạng đạo đức “ xuống dốc” nhƣ hiện nay.

Các vấn đề về văn hóa, xã hội luôn là mảnh đất màu mỡ để các phóng viên, nhà báo

thử sức mình. Những bài phản ánh, phóng sự về mảng đề tài này vẫn luôn đƣợc

2

đông đảo công chúng quan tâm vì nó ảnh hƣởng mật thiết đến cuộc sống của họ,đó

là những vấn đề ăn mặc, đi lại, giáo dục, giải trí...

Vấn đề văn hóa xã hội là thời cơ và cũng là thách thức với ngƣời làm báo. Để có

thể phản ánh một cách đầy đủ và chân thực nhất những thông tin đến công chúng

đòi hỏi họ phải có một nghiệp vụ vững vàng và một cái tâm của ngƣời làm báo. Một

trong những điều kiện tiên quyết để có thể làm báo có lẽ là vốn từ ngữ. Cách diễn

đạt, cách chọn lọc từ ngữ và sắp xếp ý là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên

bài báo đúng, bài báo hay bên cạnh các yếu tố khác nhƣ đề tài, nhân vật...

Với sự quan tâm về các đề tài liên quan đến văn hóa xã hội cộng với niềm đam mê

ngôn ngữ, ngƣời viết quyết định chọn đề tài này với mong muốn tìm hiểu về cách

dùng từ của những ngƣời đi trƣớc để tạo cho mình một hành trang vững chắc trƣớc

khi bƣớc vào con đƣờng mơ ƣớc mà bấy lâu nay bản thân theo đuổi.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Xét về từ ngữ biểu thị trong các tác phẩm báo chí, có thể kể đến một số công

trình nghiên cứu dƣới đây:

Cuốn “Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí” của tác giả Hoàng

Anh, NXB Lao động – Hà Nội, năm 2003 tập hợp các bài viết của tác giả đã công

bố trên các tạp chí và các hội thảo khoa học chuyên ngành. Trong sách, tác giả đề

cập đến một số vấn đề bức xúc nhƣng chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm đúng

mức trong nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí

Trong cuốn “Ngôn ngữ báo chí” của PGS.TS Vũ Quang Hào, NXB Thông

tấn – Hà Nội, năm 2007, tác giả thể hiện cách viết ngắn gọn, súc tích, kết hợp nhuần

nhuyễn giữa lí luận và thực tiễn. Tác giả nêu các chuẩn mực của báo chí nhƣ ngôn

ngữ phong cách báo chí, ngôn ngữ tên riêng trên báo chí, ngôn ngữ thuật ngữ khoa

học, danh pháp khoa học, ký hiệu khoa học, chữ tắt và số liệu trên báo chí, ngôn

ngữ tít báo, ngôn ngữ phát thanh, ngôn ngữ quảng cáo. Trong đó, vấn đề ngôn ngữ

báo chí đƣợc tác giả trình bày hết sức cô đọng, hấp dẫn, dễ hiểu.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!