Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ ngữ về nghệ thuật rối cạn của người Tày ở Định Hóa, Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VI THỊ THUẬN
TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT RỐI CẠN
CỦA NGƯỜI TÀY Ở ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VI THỊ THUẬN
TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT RỐI CẠN
CỦA NGƯỜI TÀY Ở ĐỊNH HÓA, THÁI NGUYÊN
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8 22 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Trường
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 6 năm 2019
Tác giả
Vi Thị Thuận
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em chân thành cảm ơn tới các quý Thầy Cô giáo, cán bộ khoa
Ngữ văn, phòng quản lý và Đào tạo sau Đại học trường Đại học Sư phạm - ĐHTN
đã tạo điều kiện cho em có một môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi để
hoàn thành tốt luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Phó
Giáo sư, Tiến sĩ đã tham gia giảng dạy tận tình lớp Cao học Ngôn ngữ Việt Nam
K25 - Trường Đại học sư phạm - ĐH Thái Nguyên. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng
kính trọng và gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Lê Văn Trường - người đã tạo
mọi điều kiện động viên và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, thực
hiện và hoàn thành luận văn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và
bạn bè đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn
Vi Thị Thuận
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.........................................................................iv
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................4
5. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu................................................................5
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài.............................................................6
7. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................8
1.1. Khái niệm hình vị, từ, ngữ, nghĩa.................................................................8
1.1.1. Hình vị .......................................................................................................8
1.1.2. Từ.............................................................................................................10
1.1.3. Ngữ ..........................................................................................................13
1.1.4. Nghĩa........................................................................................................15
1.2. Khái niệm về trường nghĩa .........................................................................18
1.3. Khái niệm từ nghề nghiệp ..........................................................................21
1.3.1. Vị trí của từ nghề nghiệp trong lớp từ vựng của một ngôn ngữ..............21
1.3.2. Phân biệt từ nghề nghiệp với các từ khác................................................22
1.4. Khái niệm định danh và các phương thức định danh.................................24
1.4.1. Khái niệm định danh................................................................................24
1.4.2. Các phương thức định danh.....................................................................25
1.5. Khái niệm ngôn ngữ sân khấu và sân khấu rối cạn....................................25
iv
1.6. Khái niệm văn hóa, biểu tượng văn hóa và mối quan hệ giữa ngôn ngữ
và văn hóa ..........................................................................................................27
1.6.1. Khái niệm văn hóa...................................................................................27
1.6.2. Biểu tượng văn hóa..................................................................................28
1.6.3. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ..................................................29
1.7. Khái quát chung về dân tộc Tày, tiếng Tày và nghệ thuật múa rối cạn tại
huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên ...................................................................30
1.7.1. Khái quát chung về người Tày tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên ..30
1.7.2. Sơ lược về tiếng Tày................................................................................31
1.7.3. Nghệ thuật múa rối cạn tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên..............35
Tiểu kết chương 1..............................................................................................38
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ PHƯƠNG THỨC ĐỊNH DANH
CỦA TỪ NGỮ MÚA RỐI CẠN CỦA NGƯỜI TÀY Ở ĐỊNH HÓA,
THÁI NGUYÊN...............................................................................................39
2.1. Dẫn nhập.....................................................................................................39
2.2. Tình hình tư liệu .........................................................................................39
2.3. Đặc điểm từ ngữ múa rối cạn về cấu tạo ....................................................40
2.3.1. Thống kê từ ngữ múa rối cạn...................................................................40
2.3.2. Đặc điểm cấu tạo .....................................................................................41
2.4. Đặc điểm từ ngữ múa rối cạn về phương thức định danh ..........................44
2.4.1. Phương thức định danh dựa vào hình thức..............................................45
2.4.2. Phương thức định danh dựa vào chức năng ............................................46
2.4.3. Phương thức định danh dựa vào đặc điểm, tính chất ..............................47
Tiểu kết chương 2..............................................................................................48
Chương 3: MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA
NGƯỜI TÀY QUA TỪ NGỮ MÚA RỐI CẠN Ở ĐỊNH HÓA, THÁI
NGUYÊN..........................................................................................................50
3.1. Dẫn nhập.....................................................................................................50
v
3.2. Đặc trưng văn hóa của người Tày phản ánh qua công cụ chế tác và tạo
hình con rối trong múa rối cạn ..........................................................................51
3.3. Đặc trưng văn hóa của người Tày phản ánh qua tên gọi nhân vật và công
cụ biểu diễn trong múa rối cạn ..........................................................................54
3.4. Đặc trưng văn hóa của người Tày phản ánh qua hoạt động diễn xướng
và biểu diễn trong múa rối cạn ..........................................................................55
KẾT LUẬN.......................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................76
PHỤ LỤC .........................................................................................................80
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Hình ảnh 3.1. Cây thừng mực............................................................................ 51
Hình ảnh 3.2: Các quân rối cổ truyền của phường Thẩm Rộc.......................... 53
Hình ảnh 3.3: Cách điều khiển rối của phường Thẩm Rộc ............................... 54
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Sự phát triển của ngôn ngữ diễn ra liên tục và không đồng đều giữa
các vùng miền, tầng lớp dân cư, các ngành nghề trong xã hội và tạo nên sự đa
dạng trong vốn từ. Những biểu hiện này được phản ánh qua ngôn ngữ. Hệ quả
của quá trình này là bên cạnh ngôn ngữ chung của toàn dân thì có rất nhiều những
biến thể ngôn ngữ. Trong những biến thể ngôn ngữ đó, có vốn từ của những
người làm nghề gắn với một nghề nào đó - từ nghề nghiệp. Vì vậy, việc xem xét
lớp từ này sẽ giúp cho làm rõ bức tranh ngôn ngữ của dân tộc nói chung và đặc
trưng ngôn ngữ - văn hóa của một nhóm người nói riêng.
1.2. Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, từ ngữ nghề nghiệp là một tiểu hệ
thống và là một trong những bộ phận quan trọng góp phần bổ sung và làm phong
phú vốn từ. Đặc trưng cơ bản của từ nghề nghiệp là gắn với sự ra đời của một
ngành nghề nhất định. Múa rối là một ngành nghệ thuật sân khấu biểu diễn độc
đáo, là bộ môn nghệ thuật có nguồn gốc bản địa và truyền thống lâu đời của dân
tộc Việt Nam, mang đậm bản sắc văn hóa, nếp sống của dân tộc. Vì vậy, múa rối
là một trong những lĩnh vực góp phần lưu giữ rõ nét về tiến trình lịch sử văn hóa
của xã hội. Đồng thời, từ ngữ trong nghề múa rối mang trong nó nét văn hóa, tư
duy của người sáng tạo ra nó.
1.3. Nghiên cứu về từ nghề nghiệp là lĩnh vực đã có nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ khai thác ở tầng bề mặt
của từ nghề nghiệp. Tức là, mới chỉ khảo sát, sưu tầm tư liệu, phân tích cấu tạo,
phạm vi sử dụng… để phân biệt với các nhóm từ khác như: từ địa phương, tiếng
lóng, thuật ngữ… mà chưa đi sâu tìm hiểu lớp nghĩa ẩn sâu mang đặc trưng tư
duy - văn hóa trong việc định danh. Vì vậy, những đóng góp của lớp từ này vào
hệ thống ngôn ngữ toàn dân thể hiện tư duy, văn hóa dân tộc chưa được làm rõ.
Đặc biệt lĩnh vực từ ngữ trong nghề múa rối cạn thì sự quan tâm còn rất mờ nhạt.
1.4. Múa rối là một loại hình nghệ thuật dân gian có từ bao đời nay. Ở Việt
2
Nam, có hai loại hình chính là múa rối nước và múa rối cạn. Tùy theo cách điều
khiển con rối mà người ta chia rối cạn thành: rối que, rối dây, rối tay (lồng con
rối vào bàn tay, biểu diễn bằng cách di chuyển bàn tay và cử động các ngón tay).
Nghệ thuật múa rối được coi là tiêu biểu cho múa rối truyền thống Việt Nam, đã
được lưu diễn nhiều nước trên thế giới.
Múa rối cạn là một nét nghệ thuật độc đáo của văn hóa dân tộc Tày nói
riêng và cộng đồng văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung. Rối Tày
thuộc loại hình rối que, được coi là ra đời từ 200 năm trước và thường được biểu
diễn vào dịp đầu năm, trong ngày lễ Lồng tồng (lễ Xuống đồng), nhằm mục đích
mua vui cho công chúng, cùng với đó là thể hiện ước vọng cầu mong mưa thuận
gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống no đủ, ước nguyện về sự đỗ đạt vinh danh
bảng vàng của người dân.
Nét độc đáo của nghệ thuật rối cạn xuất phát từ cách thức làm ra con rối.
Vật liệu làm rối thường bằng gỗ thừng mực, một loại cây thân gỗ phổ biến ở
miền núi, mềm, nhẹ dễ chế tác lại không bị mối mọt. Các con rối chủ yếu mô
phỏng hình ảnh vua quan, lão nông, muông thú.
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa
là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt động
văn hóa nghệ thuật phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là trở về cội nguồn truyền thống dân tộc, tiếp
thu di sản tinh hoa dân tộc và không ngừng học tập kinh nghiệm tiên tiến của bạn
bè khắp năm châu.Trên tinh thần đó huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã chủ
trương thực hiện đề án “Khôi phục, bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa truyền
thống các dân tộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên”. Hiện nay huyện Định Hóa
tỉnh Thái Nguyên còn bảo lưu hai phường rối cạn Ru Nghệ và Thẩm Rộc tiêu biểu
của dân tộc Tày. Đây là một trong những giá trị văn hóa dân tộc cần được bảo tồn
và phát triển.
Thực hiện đề tài, chúng tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc
3
lưu giữ, bảo tồn và phát huy vốn từ ngữ một nghề cổ truyền, cụ thể là từ ngữ
trong nghề múa rối cạn dưới góc độ như một thành tố văn hóa.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Từ ngữ về nghệ thuật rối cạn
của người Tày ở Định Hóa - Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Qua tìm hiểu của chúng tôi, có thể nói hiện tại việc nghiên cứu về múa rối
cạn tại Định Hóa mới chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu chung nhằm bảo tồn
một hoạt động văn hóa nghệ thuật. Việc nghiên cứu từ ngữ nghề múa rối cạn ở
địa phương này chưa được tìm hiểu. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng trong công
trình của mình vẫn rất cần thiết kế thừa những kết quả nghiên cứu của tác giả đi
trước này.
Có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu như: Nhà nghiên cứu về múa
rối - Nguyễn Huy Hồng đã tìm hiểu về múa rối cạn Tày - Nùng từ những năm 60
của thế kỷ trước. Các tư liệu của ông sưu tầm được về múa rối cạn có giá trị lịch
sử và là tư liệu quý cho các thế hệ sau làm căn cứ để khôi phục, bảo tồn và phát
triển múa rối cạn truyền thống theo đúng nguyên bản mà nó vốn có. Với hai cuốn
sách có tên: “nghệ thuật múa rối Việt Nam” (xuất bản năm 1974) và “Nghệ thuật
múa rối Tày - Nùng” (xuất bản năm 2003) [29, tr.13], tác giả đã giới thiệu về múa
rối cạn của dân tộc Tày ở huyện Định Hóa.
Cuốn sách “Múa rối Việt Nam những điều nên biết” của tác giả Hoàng
Kim Dung (xuất bản năm 1997) [18, tr.28] cũng đề cập chung đến múa rối cạn
truyền thống và tác giả đưa ra một số giải pháp (03 giải pháp) chung cho việc
bảo tồn loại hình nghệ thuật biểu diễn này.
“Nghệ thuật múa rối với công tác giáo dục thiếu nhi ở Việt Nam hiện nay”
- Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Hữu Hoa, khoa Văn hóa quần chúng
trường Đại học văn hóa Hà Nội năm 1998 có đề cập đến múa rối cạn truyền thống
dân tộc Tày - Nùng ở miền núi.
Ngoài ra còn có một số bài viết đáng chú ý đề cập đến múa rối truyền