Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU TRANG
Tõ NG÷ VÒ CON NG¦êI Vµ CHIÕN TRANH
TRONG NHËT Ký §ÆNG ThïY TR¢M
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ THU TRANG
Tõ NG÷ VÒ CON NG¦êI Vµ CHIÕN TRANH
TRONG NHËT Ký §ÆNG ThïY TR¢M
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Lê Văn Trƣờng
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc
ai công bố trong bất cứ một công trình nào.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
-
– .
-
– ,
.
.
.
!
5 năm 2014
Nguyễn Thị Thu Trang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 7
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................ 8
7. Bố cục của luận văn ..................................................................................... 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN. GIỚI THIỆU VỀ ĐĂNG THUỲ TRÂM
VÀ HAI TẬP NHẬT KÝ CỦA CHỊ .......................................... 9
1.1. Khái niệm về thể loại kí............................................................................ 9
1.2. Một số khái niệm có liên quan trong phân tích tác phẩm văn học....... 11
1.2.1. Ngôn từ nghệ thuật .............................................................................. 11
1.2.2. Tính hiện thực trong tác phẩm văn học ............................................. 12
1.2.3 Hình tƣợng nhân vật ............................................................................. 12
1.2.4. Hoàn cảnh điển hình ............................................................................ 13
1.3. Khái niệm về ngôn ngữ văn học ............................................................ 15
1.4. Hình tƣợng nghệ thuật và chi tiết nghệ thuật ........................................ 17
1.5. Khái niệm hội thoại và hội thoại trong tác phẩm văn học .................... 19
1.5.1. Khái niệm hội thoại ............................................................................. 19
1.5.2. Hội thoại trong tác phẩm văn học ....................................................... 20
1.6. Khái niệm về phong cách ....................................................................... 21
1.7. Sơ lƣợc về từ, ngữ và từ loại.................................................................. 23
1.8. Khái niệm về trƣờng nghĩa ..................................................................... 23
1.9. Ngôn cảnh tình huống và ngôn cảnh văn hoá ....................................... 24
1.10. Giới thiệu về Đặng Thuỳ Trâm và hai tập nhật ký ............................. 25
1.10.1. Vài nét về liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm ...................................... 25
1.10.2. Sơ lƣợc về hai tập nhật ký của liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm .................. 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1.10.3 Về những con ngƣời đã giữ hai tập nhật ký và sự trở về của “Nhật
ký Đặng Thuỳ Trâm”. .................................................................................... 26
Tiểu kết ........................................................................................................... 27
Chƣơng 2: NHẬN DIỆN LỚP TỪ NGỮ VỀ CHIẾN TRANH VÀ CON NGƢỜI
TRONG "NHẬT KÝ ĐẶNG THUỲ TRÂM" ............................. 28
2.1. Nhóm từ ngữ về chiến tranh trong “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” ......... 29
2.1.1. Nhóm vũ khí, thiết bị máy móc, khí tài quân sự và đồ quân dụng ... 29
2.1.2. Nhóm từ ngữ về giao chiến và thuật ngữ quân sự ............................. 32
2.2. Nhóm từ ngữ về con ngƣời trong “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm” ........... 35
2.2.1. Nhóm danh từ riêng chỉ tên ngƣời ...................................................... 36
2.2.2. Nhóm từ ngữ xƣng gọi chỉ ngƣời........................................................ 40
2.2.3. Nhóm từ ngữ về trạng thái tâm lý, tình cảm, cảm xúc,... .................. 45
2.2.4. Nhóm từ ngữ về hoạt động của con ngƣời............................................ 52
2.2.5. Nhóm từ ngữ về đồ vật sử dụng cho con ngƣời.................................... 56
2.2.6. Nhóm từ ngữ về y khoa và điều trị ....................................................... 59
2.2.7. Nhóm từ ngữ địa danh, đơn vị hành chính ......................................... 61
2.2.8. Nhóm từ ngữ về địa lý........................................................................... 64
2.2.9. Nhóm từ ngữ về thời gian, thời tiết, khí hậu......................................... 66
2.2.10. Nhóm từ ngữ về thiên nhiên, cỏ cây hoa lá, chim chóc côn trùng ..... 68
Tiểu kết ........................................................................................................... 70
Chƣơng 3: “LỬA” TRONG NHẬT KÝ ĐẶNG THUỲ TRÂM .................. 71
3.1. Nhóm trƣờng nghĩa ý chí căm thù và lòng dũng cảm........................... 72
3.2. Nhóm trƣờng nghĩa lòng yêu thƣơng chân thành ................................. 78
3.3. Nhóm trƣờng nghĩa sự tự nhìn nhận đánh giá bản thân ....................... 82
3.4. Nhóm trƣờng nghĩa lƣơng tri và lòng chính trực .................................. 90
3.5. Nhóm trƣờng nghĩa khả năng cảm thụ cái đẹp ..................................... 91
Tiểu kết ........................................................................................................... 98
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 100
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhóm từ ngữ về vũ khí, thiết bị, khí tài quân sự... ........................ 30
Bảng 2.2. Nhóm từ ngữ về giao chiến và thuật ngữ quân sự ......................... 33
Bảng 2.3. Danh từ riêng chỉ tên ngƣời ........................................................... 37
Bảng 2.4. Danh sách từ xƣng gọi chỉ ngƣời ................................................... 41
Bảng 2.5. Từ ngữ về trạng thái tâm lý, tình cảm, cảm xúc ............................ 46
Bảng 2.6. Từ ngữ về hoạt động của con ngƣời............................................... 53
Bảng 2.7. Từ ngữ về đồ vật sử dụng cho con ngƣời....................................... 57
Bảng 2.8. Từ ngữ về y khoa và điều trị .......................................................... 60
Bảng 2.9. Từ ngữ về địa danh, đơn vị hành chính.......................................... 62
Bảng 2.10. Từ ngữ về địa lý ........................................................................... 65
Bảng 2.11. Từ ngữ về thời gian, thời tiết, khí hậu.......................................... 67
Bảng 2.12. Từ ngữ về thiên nhiên, cây cỏ...................................................... 69
Bảng 3.1. Từ ngữ về chí căm thù và lòng dũng cảm...................................... 76
Bảng 3.2. Từ ngữ mang sắc thái biểu cảm thể hiện tình cảm của Đặng Thuỳ
Trâm đối với thƣơng binh, đồng đội............................................... 80
Bảng 3.3. Từ ngữ về sự tự nhìn nhận đánh giá bản thân................................ 86
Bảng 3.4. Từ ngữ về khả năng cảm thụ cái đẹp ............................................. 95
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tác phẩm "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" (Nxb Hội nhà văn 2005) là
cuốn nhật ký của bác sỹ, liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đƣợc chị viết trong 3 năm
(từ 8/4/1968 đến 20/6/1970) và luôn mang bên mình trƣớc khi ngã xuống
trên chiến trƣờng Đức Phổ, Quảng Ngãi năm 1970. Cuốn nhật ký đã đƣợc
Frederic Whitehurst (thƣờng đƣợc gọi là Fred) một sĩ quan quân báo Mỹ
tham chiến ở chiến trƣờng Đức Phổ, Quảng Ngãi trong những năm 1969 -
1971 trân trọng lƣu giữ suốt 35 năm tại gia đình trƣớc khi cùng với anh trai
là Robert Whitehurst (thƣờng đƣợc gọi là Rob) công bố trong một bài
thuyết trình tại hội thảo thƣờng niên về chiến tranh ở Việt Nam đƣợc tổ
chức tại Trung tâm Việt Nam của Đại học Texas vào trung tuần tháng 3
năm 2005 với mục đích thông qua hội nghị họ mong muốn tìm kiếm đƣợc
gia đình bác sĩ Đặng Thùy Trâm để có thể trao lại cuốn nhật ký cho gia
đình chị. Cũng ở thời điểm đó, vì không còn hy vọng tìm đƣợc gia đình bác
sỹ Đặng Thùy Trâm, Fred và Rob đã trao cuốn nhật ký (gồm 2 quyển sổ)
cho Viện lƣu trữ về Việt Nam Lubbock của Trƣờng Đại học Texas để đƣợc
giữ gìn và bảo quản tốt hơn vì họ sợ rằng sau khi họ mất đi, cuốn Nhật ký
sẽ bị thất lạc và rơi vào quên lãng. Khoảng 1 tháng sau cuộc hội thảo trên,
những nỗ lực tìm kiếm của anh em và gia đình Whitehurst đã đƣợc đền
đáp. Nhờ bạn bè ở Mỹ và những ngƣời họ chƣa từng gặp ở Việt Nam, họ
đã liên hệ đƣợc với gia đình bác sĩ Đặng Thùy Trâm.
Trong bức thƣ đầu tiên đề ngày 29/4/2005 Fred gửi cho gia đình bác sĩ
Đặng Thùy Trâm (trong thƣ, Fred xƣng hô với em gái Đặng Thùy Trâm là
Đặng Kim Trâm) có đoạn:
"Sau bao nhiêu năm tìm kiếm, điều này giống như một giấc mơ về việc
2
tìm ra gia đình cô khiến tôi bật khóc. Một người mẹ phải được biết về
những ngày tháng của con gái mình. Một đất nước phải được biết về một
người anh hùng như bác sĩ Đặng Thùy Trâm..."
(Trích thƣ ngày 29/4/2005 của Frederic Whitehurst. Trong Nhật ký
Đặng Thùy Trâm, Nxb Hội nhà văn 2005 tr 20).
Cũng trong ngày 29/4/2005 ấy, Rob (anh trai của Fred) đã gửi một bức
thƣ cho gia đình bác sĩ Đặng Thùy Trâm (qua em gái Đặng Kim Trâm)
Trong thƣ có đoạn:
"Tất cả những ai từng được chúng tôi cho đọc cuốn nhật ký đều xúc
động trước những điều chị cô viết. Chúng tôi nghĩ chị không chỉ là một anh
hùng của riêng ai - nghĩa là mặc dù những ký ức của chị rất quý giá đối
với cô cũng như đối với chúng tôi, nhưng sự nghiệp của chị ấy còn rất có ý
nghĩa đối với mọi người. Những dòng chữ của chị có một sức kêu gọi tuyệt
vời. Mặc dù chị ở bên kia chiến tuyến trong cuộc chiến tranh giữa chúng
ta, nhưng ngay từ đầu những năm 1970, Fred và tôi đã cảm thấy chị vô
cùng đáng ngưỡng mộ, đáng tôn kính và là một người tốt" (...) "theo một
nghĩa nào đó, chị là của riêng gia đình cô, nhưng theo một nghĩa rất quan
trọng, chị là của tất cả chúng ta".
(Trích thƣ ngày 29/4/2005 của Robert Whitehurst gửi Đặng Kim
Trâm. Trong "Bí mật cuộc đời người Mỹ làm sống lại Đặng Thùy Trâm",
NXB Văn hoá dân tộc, H,2005 tr 112, 113).
Và trong những bức thƣ sau đó gửi cho bà Doãn Ngọc Trâm, mẹ bác
sĩ Đặng Thùy Trâm, hai anh em Fred và Rob luôn thể hiện sự kính trọng
với chị.
"Suốt 35 năm nay, tôi vẫn nghĩ rằng chắc chắn bác sĩ Đặng đã chết
đúng như chị sống, hoàn toàn không vị kỷ, hoàn toàn dâng hiến".
3
(Trích thƣ của Robert gửi bà Doãn Ngọc Trâm, ngày 1/5/2005. Trong
"Bí mật cuộc đời người Mỹ làm sống lại Đặng Thùy Trâm". Nxb Văn hoá
Dân tộc, H,2005, tr 117.
"... Và có thật chị ấy đã tốt nghiệp về chính trị cũng như đã tốt nghiệp
về y khoa? chị ấy lấy đâu ra khả năng để cảm thụ cái đẹp?" (...) "chúng tôi
muốn biết vì sao Thùy có thể kiên định đến thế, vì sao chị lại có thể trở
thành dũng cảm đến thế, bao nhiêu năm rồi chúng tôi chưa được hỏi bà
những câu hỏi ấy, đó là những bài học cho tất cả chúng tôi".
(Trích thƣ của Robert Whitehurst gửi bà Doãn Ngọc Trâm ngày
2/5/2005. Trong "Bí mật cuộc đời người Mỹ làm sống lại Đặng Thuỳ Trâm"
Nxb Văn hoá Dân tộc, H, 2005, tr 124, 125)
Điều gì trong 2 tập nhật ký đã khiến cho những ngƣời bên kia chiến
tuyến đã nâng niu, gìn giữ suốt 35 năm?
Điều gì trong 2 tập nhật ký đã khiến họ đau đáu tìm kiếm gia đình bác
sĩ Đặng Thuỳ Trâm để trao lại nhƣ một hành động chuộc lỗi, một lời xin
tha tội?
Điều gì trong hai tập nhật ký đã khiến họ tôn vinh Đặng Thuỳ Trâm là
anh hùng của cả họ và cả dân tộc Việt Nam?
Trả lời phỏng vấn của báo USA Today (qua điện thoại) về việc vì sao
cuốn nhật ký đƣợc nhiều ngƣời Việt Nam quan tâm, bà Doãn Ngọc Trâm
(mẹ liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm nói:
"Những lời văn câu viết có ảnh hưởng nhiều đến các thế hệ khác
nhau" (...) "có thể sẽ có những lúc thanh niên lãng đi, chưa nghe nhiều,
chưa biết nhiều về quá khứ thì qua những lời này họ sẽ biết được quá khứ
và có sự đồng cảm với chị Trâm. Vì thế quyển nhật ký được rất nhiều
người hưởng ứng. Những người có tuổi như thấy mình trong đó. Những
4
người trẻ sẽ rõ cách sống của ngày xưa như thế nào và có những suy nghĩ
tích cực (...)"
(Bí mật cuộc đời người Mỹ làm "sống lại" Đặng Thuỳ Trâm). Nxb
Văn hoá Dân tộc, H, 2005, tr 218, 219).
Chính những lời nói trên của bà Doãn Ngọc Trâm ngƣời mẹ liệt sĩ đã
thôi thúc tôi, một ngƣời phụ nữ sinh sau chị Trâm gần nửa thế kỷ trong hoà
bình và hƣởng thụ, cần phải làm một điều gì đó, dù rất nhỏ, nhƣ một sự
biết ơn đối với chị và những ngƣời nhƣ chị, đã đổi những mất mát hy sinh
của mình cho cuộc sống chúng tôi hôm nay.
Mong mỏi hiểu và cảm nhận đƣợc một phần cuộc sống và chiến đấu
của chị, cuộc sống và chiến đấu mà tất cả chúng ta đều phải nghiêng mình,
tôi chọn hƣớng tiếp cận đến những lời, những suy nghĩ, hành động đƣợc
chị ghi lại trong 2 tập nhật ký với tên gọi đề tài: "Đặc điểm lớp từ ngữ về
chiến tranh và con người trong tác phẩm Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm".
2. Lịch sử vấn đề
Ngƣời đầu tiên đƣa "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm ra công chúng bằng
một "bài nói" trong một hội thảo là hai anh em: Frederic Whitehurst và
Robert Whitehurst. Chúng ta biết đƣợc điều này qua phần viết (Về hai cuốn
sổ có thể "thiêu cháy" cuộc đời Fred) của Đặng Kim Trâm trong Bí mật
cuộc đời người Mỹ làm "sống lại" Đặng Thuỳ Trâm, chị viết:
"Trung tuần tháng 3 năm 2005, một cuộc hội thảo thường niên về
chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại Trung tâm Việt Nam - Đại học
Texas - Mỹ. Rất nhiều người đến dự. Tại hội thảo, người ta thảo luận về
chiến tranh Việt Nam ở nhiều khía cạnh khác nhau. Frederic Whitehurst và
Robert Whitehurst đã đến với bài nói về nhật ký của một nữ bác sĩ Việt
cộng mà Frederic nhận được khi tham gia chiến tranh Việt Nam"
5
(Bí mật cuộc đời người Mỹ làm "sống lại" Đặng Thuỳ Trâm), Nhà
xuất bản Văn hoá dân tộc, H, 2005, tr 105, 106.
(Rất tiếc chúng tôi không có tƣ liệu gì về nội dung bài thuyết trình đó).
Sau khi "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" đƣợc in, có 2 tác phẩm khác liên
quan đến "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" cũng đƣợc in là: "35 năm và 7 ngày"
(NXB Kim Đồng 2005) và "Bí mật cuộc đời người Mỹ là "sống lại" Đặng
Thuỳ Trâm" (Nxb Văn hoá dân tộc, H, 2005).
Lời mở đầu của nhà văn Võ Thị Hảo, lời giới thiệu của nhà nghiên
cứu phê bình Vƣơng Trí Nhàn, các phần viết của Đặng Kim Trâm và đặc
biệt là những bức thƣ của hai anh em Frederic Whitehurst và Robert
Whitehurst gửi gia đình bà Doãn Ngọc Trâm... là những tƣ liệu, những gợi
ý quý giá để chúng tôi hiểu rõ hơn về con ngƣời, cuộc sống và chiến đấu
của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài gồm tất cả những từ ngữ về chiến
tranh và tất cả những từ ngữ liên quan đến con ngƣời trong chiến tranh
đƣợc bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm viết trong 2 tập nhật ký và đƣợc in trong tác
phẩm "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm"
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngoài tác phẩm "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm", trong quá trình nghiên
cứu, chúng tôi cũng tham khảo 2 tác phẩm khác có liên quan là "Bí mật
cuộc đời người Mỹ làm "sống lại" Đặng Thuỳ Trâm" và "35 năm và 7
ngày". Trong những tác phẩm này có những bức thƣ của hai anh em
Frederic Whitehurst và Robert Whitehurst gửi gia đình bác sĩ Đặng Thuỳ
6
Trâm, những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, trả lời phỏng vấn của bà Doãn Ngọc
Trâm và gia đình trên đất Mỹ, những bài viết, lời giới thiệu của các nhà
văn, nhà nghiên cứu phê bình, phóng viên, những lời kể đƣợc ghi lại của
một số nhân chứng... Những tƣ liệu ảnh đƣợc công bố trong các tác phẩm
đã xuất bản cũng đƣợc chúng tôi tham khảo.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu, chúng tôi muốn chỉ ra đƣợc những đặc điểm
nào trong những từ ngữ về chiến tranh và con ngƣời trong chiến tranh mà
liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm đã viết ra trong hai tập nhật ký của mình đã khắc
hoạ nên một bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm, một ngƣời con gái đã chiếm trọn tình
yêu trong trái tim dân tộc Việt Nam và cũng khiến kẻ thù phải nghiêng
mình kính phục.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm
vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Xác lập và trình bày một số khái niệm lý thuyết có liên quan đến đề
tài. Tìm hiểu và cung cấp một số tƣ liệu sơ lƣợc về bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm
và hai tập nhật ký của chị.
- Nhận diện, thống kê, phân loại và đƣa ra danh sách những từ ngữ về
chiến tranh và con ngƣời trong chiến tranh, trong tác phẩm "Nhật ký Đặng
Thuỳ Trâm".
- Tìm hiểu và trình bày những đặc điểm hình thức của danh sách từ
ngữ này.
- Tìm hiểu và trình bày những đặc điểm nội dung (đặc điểm ngữ
7
nghĩa) của những từ ngữ về chiến tranh và con ngƣời trong chiến tranh
thông qua việc nghiên cứu các trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa của danh sách từ
ngữ - những trƣờng từ vựng, ngữ nghĩa đã khắc hoạ nên con ngƣời, cuộc
sống và chiến đấu của bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng 1 phƣơng pháp nghiên cứu ngôn ngữ là phƣơng
pháp Miêu tả với những thủ pháp sau đây:
- Thủ pháp thống kê toán học: thủ pháp này có thể dùng để miêu tả từ
vựng, ngữ nghĩa, phong cách... nhằm đƣa ra một số tiêu chí nhận diện lớp
từ ngữ (đang xét) từ đó có thể thống kê, lập danh sách từ ngữ.
- Thủ pháp phân loại và hệ thống hoá: Thủ pháp này cho phép nhân
loại theo chủng loại khi các yếu tố đƣợc phân loại có cùng một dấu
hiệu/tiêu chí nào đó. Luận văn áp dụng thủ pháp này cho việc phân loại
theo chủng loại danh sách từ ngữ phục vụ cho mục đích nghiên cứu của
đề tài.
- Thủ pháp phân tích ngôn cảnh: Hai loại ngôn cảnh trong thủ pháp
này là ngôn cảnh tình huống và ngôn cảnh văn hoá.
Trong luận văn, thủ pháp phân tích ngôn cảnh đƣợc chúng tôi chú
trọng đặc biệt và thƣờng xuyên áp dụng khi nghiên cứu về mặt ngữ nghĩa
của những từ ngữ (đang xét) trong "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" nhằm nêu
bật những đặc điểm của những từ ngữ đó.
- Thủ pháp trường nghĩa: Trong luận văn, thủ pháp trƣờng nghĩa đƣợc
áp dụng nhƣ một công cụ làm việc, một tiêu chí phân loại không thể thiếu
khi tìm hiểu những đặc điểm hình thức và đặc điểm nội dung của những từ
ngữ đang xét.
8
Bốn thủ pháp trên của phƣơng pháp miêu tả ngôn ngữ đƣợc chúng tôi
coi là bộ thủ pháp làm việc hết sức quan trọng và đƣợc áp dụng nghiêm
ngặt và triệt để trong quá trình nghiên cứu đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Thành công của luận văn sẽ có giá trị đóng góp về lý luận và thực tiễn sau:
6.1. Đóng góp về lý luận
Bổ sung về cách thức tổ chức nghiên cứu, triển khai nghiên cứu cũng
nhƣ nội dung nghiên cứu đối với một lớp từ vựng nào đó của thể loại nhật
ký nói riêng, của tác phẩm văn học nói chung.
6.2. Đóng góp về thực tiễn
- Giúp ngƣời đọc nhận biết và hiểu rõ một cách có cơ sở khoa học về
những giá trị của tác phẩm "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm"
- Có thể ứng dụng những kết quả nghiên cứu của đề tài vào việc học
tập và giảng dạy trong nhà trƣờng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn có cấu trúc 3 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận. Giới thiệu về Đặng Thuỳ Trâm và hai tập
nhật ký của chị.
Chƣơng 2: Nhận diện lớp từ ngữ về chiến tranh và con ngƣời trong
"Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm"
Chƣơng 3: "Lửa" trong "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm".