Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ ngữ hội thoại và cú pháp khẩu ngữ nguyễn ngọc tư (khảo sát qua 2 tập truyện ngắn “gió lẻ và 9 câu chuyện khác” và “khói trời lộng lẫy”)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ THÙY LINH
TỪ NGỮ HỘI THOẠI VÀ CÚ PHÁP KHẨU
NGỮ NGUYỄN NGỌC TƢ
(KHẢO SÁT QUA HAI TẬP TRUYỆN
NGẮN “GIÓ LẺ VÀ 9 CÂU CHUYỆN
KHÁC” VÀ “KHÓI TRỜI LỘNG LẪY”)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Đà Nẵng, tháng 5/2016
2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
TỪ NGỮ HỘI THOẠI VÀ CÚ PHÁP KHẨU
NGỮ NGUYỄN NGỌC TƢ
(KHẢO SÁT QUA HAI TẬP TRUYỆN
NGẮN “GIÓ LẺ VÀ 9 CÂU CHUYỆN
KHÁC” VÀ “KHÓI TRỜI LỘNG LẪY”)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Thùy Linh
(Khóa 2012 – 2016)
Đà Nẵng, tháng 5/2016
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi Nguyễn Thị Thùy Linh, sinh viên lớp
12SNV, khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm
– Đại học Đà Nẵng, xin cam đoan công trình “Từ
ngữ hội thoại và cú pháp khẩu ngữ Nguyễn Ngọc
Tư” (Khảo sát qua hai tập truyện ngắn “Gió lẻ và
9 câu chuyện khác” và “Khói trời lộng lẫy”) là
công trình do chính tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của Giảng viên chính – Tiến sĩ Bùi Trọng
Ngoãn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Linh
4
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến thầy
giáo Bùi Trọng Ngoãn, người đã tận tâm, chu
đáo hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong
khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm – Đại
học Đà Nẵng, đã trang bị cho tôi những kiến
thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại
trường. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Linh
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến những đề tài văn chương viết về mảnh đất sông nước Nam Bộ người
ta thường hay nghĩ đến văn chương Nguyễn Ngọc Tư. Những tác phẩm của chị xuất
hiện như thổi thêm một làn gió vừa mới mẻ nhưng cũng vừa bình dị vào văn học
Việt Nam những năm đầu thế kỉ 21. Cái mới của Nguyễn Ngọc Tư có lẽ chính là
việc tập trung đi sâu khắc hoạ rõ nét về đời sống, thân phận của những con người
miền Nam kết hợp với việc sử dụng một lớp từ ngữ mang đậm chất khẩu ngữ không
thể hoà lẫn vào đâu được. Cái mới đó hoà lẫn với với sự bình dị từ chính những con
người đời thường, những khía cạnh cuộc sống đa chiều, dung dị của những con
người Nam Bộ đã tạo nên một Nguyễn Ngọc Tư rất riêng, không lẫn vào ai. Nếu
như những năm đầu thế kỉ 21, văn học Việt Nam có những bước chuyển mình trong
việc thể hiện cả nội dung và nghệ thuật khi bắt đầu đề cập đến những vấn đề mang
tầm cỡ thời đại hoặc miêu tả thế giới nội tâm đầy những suy nghĩ phức tạp của con
người qua một lớp từ ngữ mang tính mới mẻ, “lạ hóa”. Thì khi Nguyễn Ngọc Tư
xuất hiện, chị đã lay động, đã thu hút hàng triệu người đọc bởi một lối văn phong
nhẹ nhàng cùng với một lớp từ vựng đậm chất khẩu ngữ Nam Bộ. Chính sự xuất
hiện của Nguyễn Ngọc Tư đã cho thấy không phải lúc nào cái mới, cái lạ trong văn
học cũng đem lại sự thành công và mang lại sự chú ý, mà ngược lại chính những
yếu tố dung dị, đời thường đôi khi lại đem đến sự thành công và mới mẻ trong hàng
loạt cái tưởng chừng như rất mới. Từ trước đến nay, các đề tài nghiên cứu về
Nguyễn Ngọc Tư rất đa dạng, phong phú, đặc biệt là ở phương diện ngôn ngữ. Mỗi
một đề tài đều đi theo một hướng nghiên cứu, cách tiếp cận riêng ở nhiều mặt, tạo
nên nhiều sự tranh luận với nhau.
Mỗi một vùng miền có một lớp từ hội thoại riêng mang đặc trưng của ngôn ngữ
sinh hoạt hằng ngày (khẩu ngữ) của vùng miền đó. Cũng chính đặc trưng khẩu ngữ
vùng miền đã tạo nên các kiểu cú pháp khẩu ngữ riêng biệt mà khi đọc vào đó ta có
thể nhận biết được dấu ấn văn hóa cũng như nét đặc trưng riêng của từng vùng
miền. Về khía cạnh nghiên cứu “Từ ngữ hội thoại và cú pháp khẩu ngữ” trong thực
6
tiễn thì hầu như mọi công trình đều nói về phong cách chức năng ngôn ngữ sinh
hoạt hàng ngày nhưng chưa có một công trình riêng về “Từ ngữ hội thoại và cú
pháp khẩu ngữ”. Đặc biệt, trong các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ trong
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư cũng chủ yếu đề cập đến khẩu ngữ Nam Bộ trong
sáng tác của chị chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu các kiểu cú pháp khẩu ngữ. Một
vài công trình trong quá trình nghiên cứu cũng có đề cập đến từ ngữ hội thoại nhưng
chỉ là một khía cạnh nhỏ bổ sung cho vấn đề nghiên cứu của họ.
Đối với bản thân tôi, là một sinh viên Sư phạm Ngữ văn, công việc tương lai sẽ
trở thành một giáo viên nên việc nghiên cứu những đề tài như thế này sẽ giúp ích rất
nhiều cho việc giảng dạy tiếng Việt và tác phẩm văn học trong chương trình dạy
học sau này. Việc nghiên cứu “Từ ngữ hội thoại và cú pháp khẩu ngữ” vừa đem lại
cho tôi những hiểu biết về ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày, lại vừa có được sự so
sánh, đối chiếu với ngôn ngữ phổ thông và khẩu ngữ của các vùng miền. Chính
những kiến thức như vậy sẽ giúp ích rất nhiều trong việc trao dồi kiến thức và kĩ
năng khi dạy, phân tích tác phẩm văn học, từ ngữ trong nhà trường.
Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là một mảnh đất màu mỡ thu hút sự chú ý,
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên ở vấn đề ngôn ngữ, các công trình
nghiên cứu chỉ mới chú tâm vào lớp từ vựng phương ngữ mà chưa có một sự đầu tư
thỏa đáng vào các bình diện của ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Ngọc Tư. Trong đó,
“Từ ngữ hội thoại và cú pháp khẩu ngữ Nguyễn Ngọc Tư” là một khía cạnh chưa ai
chạm tới. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Từ ngữ
hội thoại và cú pháp khẩu ngữ Nguyễn Ngọc Tư” (khảo sát qua hai tập truyện ngắn
“Gió lẻ và 9 câu chuyện khác” và “Khói trời lộng lẫy”).
2. Lịch sử vấn đề
Từ ngữ hội thoại và cú pháp khẩu ngữ là một vấn đề chưa được nghiên cứu, đề
cập đến một cách cụ thể mà chỉ được nói chung đến trong phong cách sinh hoạt
hằng ngày như:
Giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” (1982) của nhóm tác giả Võ Bình – Lê
Anh Hiền – Cù Đình Tú – Nguyễn Thái Hòa đã đề cập đến phong cách khẩu ngữ,
7
và xem đó là “thứ ngôn ngữ giao tế thông thường trong cuộc sống hằng ngày”[1,
tr.54].
Cù Đình Tú (1983) trong giáo trình “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng
Việt” (1983) có đề cập đến “Phong cách khẩu ngữ tự nhiên còn được gọi là phong
cách khẩu ngữ sinh hoạt, phong cách khẩu ngữ hằng ngày vì nó được dùng trong
sinh hoạt hằng ngày của mỗi cá nhân …” [11, tr.92].
Đinh Trọng Lạc cũng đề cập đến phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt
hàng ngày, theo ông “Phong cách SHHN được chia ra hai biến thể: SHHN tự nhiên
(thông tục) và SHHN văn hóa (thông dụng)”[8, tr.122] trong giáo trình “Phong cách
học tiếng Việt”.
Hữu Đạt cũng nghiên cứu về phong cách khẩu ngữ tự nhiên trong tiếng Việt
ở giáo trình “Phong cách học tiếng Việt hiện đại” (1999), theo ông “Phong cách
khẩu ngữ tự nhiên trong tiếng Việt gắn liền với những đặc điểm văn hóa truyền
thống, với thói quen, tập quán của người Việt” [2, tr.80].
Về vấn đề “Từ ngữ hội thoại và cú pháp khẩu ngữ” trong sáng tác của Nguyễn
Ngọc Tư chưa có một công trình nào quan tâm nghiên cứu. Chủ yếu các công trình
nghiên cứu mới chỉ quan tâm đến việc nhận xét cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn
Ngọc Tư, hoặc nghiên cứu chủ yếu về phương ngữ Nam Bộ được sử dụng trong
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.
Trần Hữu Dũng trong bài viết “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam”(2004),
đã nhận xét: “Từ vựng của Nguyễn Ngọc Tư không quý phái hay độc sáng (như của
Mai Ninh chẳng hạn) nhưng, đối nghịch, đó là một từ vựng dân dã, lấy thẳng từ
cuộc sống xung quanh” [26].
Huỳnh Công Tín trong bài viết“ Nguyễn Ngọc Tư – nhà văn trẻ Nam bộ”
(2006) đã nghiên cứu các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư trên các bình diện không
gian, nhân vật, ngôn từ (trong đó có khẩu ngữ Nam bộ): “Nhìn từ phương diện nghệ
thuật, chị đã sử dụng ngôn từ của phương ngữ Nam bộ khá thành công trong sáng
tác của mình… Trong tác phẩm văn chương mà sử dụng quá nhiều từ địa phương