Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tu ngu dia phuong va biet ngu xa hoi 1
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
150.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1614

Tu ngu dia phuong va biet ngu xa hoi 1

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: [email protected] | Hotline: 024 2242 6188

Lý thuyết môn Ngữ văn 8 bài: Từ ngữ địa phương và

biệt ngữ xã hội

1/ Từ ngữ địa phương

Quan sát các từ in đậm trong các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:

Ngữ liệu: SGK trang 56

- Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là "ngô". Trong ba từ bắp, bẹ và ngô, từ nào là từ địa

phương, từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân?

- Bắp, bẹ là từ địa phương

- Bắp, bẹ, ngô trong ba từ này từ ngô là từ được sử dụng phổ biến trong toàn dân. 2/ Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi

Ngữ liệu a SGK trang 57. - Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ? Trước

cách mạng tháng Tám 1945, trong tầng lớp xã hội nào của nước ta, mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu?

- Trong đoạn này tác giả dùng là mẹ khi tự nói với lòng mình, cách gọi theo cách phổ

biến chung, dùng là mợ khi nói với người cô, cách thường gọi trong gia đình. - Trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi cha mẹ

là cậu mợ. Ngữ liệu b SGK trang 57. - Các từ ngỗng, trúng tủ có ý nghĩa gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này?

- Từ ngỗng có nghĩa là điểm thấp, trúng tủ có nghĩa là đề thi ra đúng bài mà mình đã học

rất thuộc, rất kĩ. - Tầng lớp học sinh, sinh viên thường dùng các từ này. 3/ Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

Câu 1: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì? Tại sao

không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?

- Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi vì không phải từ nào

đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được, dùng phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!