Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ ngữ địa phương bắc bộ trong truyện ngắn kim lân.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
TRẦN THỊ THẢO
TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG BẮC BỘ
TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Đà Nẵng, tháng 5/2018
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG BẮC BỘ
TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn:
PGS.TS. Bùi Trọng Ngoãn
Ngƣời thực hiện:
TRẦN THỊ THẢO
(Khóa 2014 – 2018)
Đà Nẵng, tháng 5/2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài Từ ngữ địa
phương Bắc bộ trong truyện ngắn Kim Lân là công trình nghiên cứu do tôi
thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận đều là trung thực và chƣa
từng đƣợc sử dụng ở một công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu hoàn
toàn trách nhiệm về nội dung của khóa luận này.
Đà Nẵng, ngày 23 tháng 4 năm 2018
Ngƣời thực hiện
Trần Thị Thảo
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Bùi Trọng Ngoãn ngƣời
đã tận tình giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin
gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, các cán bộ thƣ viện
nhà trƣờng đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn đến
gia đình, bạn bè đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ để tôi có đƣợc động lực
hoàn thành tốt khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Thị Thảo
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 3
4. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................ 4
4.1. Mục đích nghiên cứu................................................................................ 4
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 4
6. Dự kiến đóng góp của đề tài......................................................................... 5
7. Bố cục đề tài ................................................................................................. 5
NỘI DUNG...................................................................................................... 6
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN NGẮN
KIM LÂN ......................................................................................................... 6
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................. 6
1.1.1. Khái quát về phương ngữ, từ ngữ địa phương ...................................... 6
1.1.1.1.Khái quát về phương ngữ ..................................................................... 6
1.1.1.2.Khái quát từ ngữ địa phương ............................................................... 8
1.1.2. Khái quát phương ngữ Bắc bộ và từ ngữ địa phương Bắc bộ................ 9
1.1.2.1.Khái quát phương ngữ Bắc bộ.............................................................. 9
1.1.2.2.Khái quát từ ngữ địa phương Bắc bộ ................................................. 12
1.2. Tổng quan về Kim Lân và truyện ngắn Kim Lân................................... 13
1.2.1. Vài nét về cuộc đời Kim Lân ................................................................ 13
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác và truyện ngắn Kim Lân........................................ 15
1.2.3. Đặc trưng phong cách ngôn ngữ Kim Lân........................................... 19
1.3. Tiểu kết................................................................................................... 20
CHƢƠNG II: KHẢO SÁT TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG BẮC BỘ ĐƢỢC
DÙNG TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN.............................................. 21
2.1. Thống kê các đơn vị từ ngữ địa phƣơng Bắc bộ đƣợc dùng trong truyện
ngắn Kim Lân ................................................................................................. 21
2.1.1.Các đơn vị từ ngữ địa phương ngữ Bắc bộ được sử dụng trong từng
truyện ngắn của Kim Lân ............................................................................... 21
2.1.2.Tần suất các từ ngữ địa phương Bắc bộ được dùng trong các truyện
ngắn của Kim Lân .......................................................................................... 24
2.2. Đặc điểm từ pháp của từ ngữ địa phƣơng Bắc bộ trong các truyện ngắn
của Kim Lân ................................................................................................... 29
2.2.1.Đặc điểm cấu tạo từ............................................................................... 29
2.2.2. Từ loại................................................................................................... 33
2.3.Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ địa phƣơng Bắc bộ trong truyện ngắn Kim
Lân .............................................................................................................. 37
2.3.1.Nghĩa của từ ngữ địa phương Bắc bộ trong truyện ngắn Kim Lân....... 37
2.3.2. Phạm vi biểu vật của từ ngữ địa phương Bắc bộ trong truyện ngắn Kim
Lân .............................................................................................................. 61
2.4. Tiểu kết.................................................................................................... 64
CHƢƠNG III: VAI TRÒ CỦA TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG BẮC BỘ TRONG
TRUYỆN NGẮN KIM LÂN ......................................................................... 65
3.1. Từ ngữ địa phƣơng Bắc bộ - đặc trƣng làm nên nét riêng trong truyện
ngắn Kim Lân ................................................................................................. 65
3.1.1. Những dấu ấn riêng của từ ngữ địa phương Bắc bộ trong truyện ngắn
Kim Lân .......................................................................................................... 65
3.1.1.1. Phương tiện ngôn ngữ trở thành chất liệu đặc thù của tác phẩm văn
chương ............................................................................................................ 65
3.1.1.2. Phương tiện ngôn ngữ trở thành bản sắc văn hóa vùng miền........... 66
3.1.1.3. Phương tiện ngôn ngữ trở thành chất liệu để cá tính hóa nhân vật.. 68
3.1.2. Nét độc đáo của việc sử dụng từ ngữ địa phương Bắc bộ trong truyện
ngắn Kim Lân ................................................................................................. 70
3.1.2.1.Từ ngữ địa phương Bắc bộ - nhịp cầu nối Kim Lân với nơi chôn rau
cắt rốn............................................................................................................. 70
3.1.2.2.Từ ngữ địa phương Bắc bộ – dấu ấn chân quê trong truyện ngắn Kim
Lân .............................................................................................................. 72
3.2. Hiệu quả của việc sử dụng từ ngữ địa phƣơng Bắc bộ thay cho từ ngữ
toàn dân .......................................................................................................... 74
3.2.1. Tầm tác động của từ ngữ địa phương Bắc bộ đối với quan hệ đa chiều
trong tổ chức đời sống của người dân quê..................................................... 74
3.2.2.Tầm tác động của từ ngữ địa phương Bắc bộ đối với không gian nghệ
thuật là xứ Kinh Bắc....................................................................................... 76
3.3. Nhận xét về cách dùng từ của nhà văn Kim Lân so với các nhà văn cùng
thời nhƣ Nam Cao, Ngô Tất Tố...................................................................... 77
3.4. Tiểu kết.................................................................................................... 81
KẾT LUẬN ................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 85
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kim Lân là một cây bút truyện ngắn đặc sắc của văn học Việt Nam.
Sáng tác của ông đã kết thành một chất men trong tâm hồn của bao thế hệ
ngƣời đọc. Văn chƣơng Kim Lân không chỉ hấp dẫn ở bức tranh sống động về
cảnh vật và con ngƣời Bắc bộ mà còn cuốn hút ngƣời đọc ở một thứ ngôn ngữ
lắng đọng đậm chất chân quê. Ngoài khả năng dẫn truyện hóm hỉnh, tạo tình
huống bất ngờ, thuộc bình diện nghệ thuật, truyện ngắn Kim Lân còn là một
hệ thống ngôn từ giàu bản sắc văn hóa của một vùng quê. Đó là lớp từ ngữ địa
phƣơng trên quê hƣơng Kinh Bắc của ông. Phƣơng ngữ tiếng Việt có ba loại
phƣơng ngữ đặc trƣng là phƣơng ngữ Bắc, phƣơng ngữ Trung và phƣơng ngữ
Nam. Mỗi phƣơng ngữ mang trong mình một nét đặc trƣng riêng, Kim Lân đã
dùng những từ ngữ địa phƣơng của phƣơng ngữ Bắc bộ - phƣơng ngữ gắn với
quê hƣơng ông trong từng các sáng tác của mình để tạo nên chất văn in đậm
dấu ấn cá tính sáng tạo Kim Lân.
Phƣơng ngữ là một đối tƣợng của từ vựng học. Trong đó, phƣơng ngữ
địa lí gắn liền với văn hóa vùng miền nên đƣợc giới nghiên cứu quan tâm rõ
rệt. Với đề tài “Từ ngữ địa phƣơng Bắc bộ trong truyện ngắn Kim Lân” chúng
tôi sẽ tiếp đi sâu vào tìm hiểu từ việc khảo sát sự có mặt của chúng trong
trang viết của Kim Lân, chúng tôi hƣớng đến khả năng biểu đạt của chúng
trong những tác phẩm văn chƣơng cụ thể. Đề tài này cũng giúp chúng tôi có
thêm những hiểu biết về đặc trƣng văn hóa xứ Kinh Bắc về con ngƣời, về
cuộc sống sinh hoạt, về phong tục - tập quán đặc trƣng của một vùng quê Bắc
bộ.
Đối với chƣơng trình Sƣ phạm Ngữ văn bậc đại học với hai khối kiến
thức chuyên ngành lớn nhất là văn học và ngôn ngữ. Thực hiện đề tài này
cũng là một cách chúng tôi huy động tất cả những kiến thức đã đƣợc trang bị
2
nhằm tìm kiếm một cơ hội ghi nhận kết quả học tập. Mặt khác, Kim Lân là
một tác gia đƣợc dạy trong chƣơng trình Ngữ văn trung học; vì vậy nghiên
cứu về sáng tác của Kim Lân cũng là một cách chuẩn bị tri thức và phƣơng
pháp trong quá trình giảng dạy tác giả, tác phẩm.
Đó chính là những lí do giúp chúng tôi chọn để nghiên cứu đề tài này –
Từ ngữ địa phương Bắc bộ trong truyện ngắn Kim Lân.
2. Lịch sử vấn đề
Kim Lân là một hiện tƣợng khác thƣờng của văn học Việt Nam thế kỉ
XX. Ông chỉ viết một thể loại truyện ngắn và chỉ công bố một số lƣợng tác
phẩm thật sự ít ỏi đến không ngờ nhƣng để lại ấn tƣợng trong lòng ngƣời đọc
sâu sắc đến lạ. Là một cây bút thực sự đƣợc nhiều ngƣời tìm đọc nên tác
phẩm của ông đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngƣời. Trong đó
về ngôn ngữ nghệ thuật của Kim Lân đã có không ít nhà nghiên cứu quan
tâm. Bảo Nguyên với bài “Sử dụng ngôn ngữ - nghệ thuật đặc sắc của truyện
ngắn Kim Lân”[4] hay Phan Hoàng với bài viết: “Nhà văn Kim Lân: Cây bút
độc đáo và đặc sắc về nông thôn”[19]. Từ các bài viết này có thể xác tín ngôn
ngữ văn chƣơng Kim Lân giản dị, mộc mạc nhƣ chính con ngƣời và cuộc đời
ông, một nhà văn “một đời đi về với đất đai quê kiểng”.
Văn Kim Lân có một nét duyên riêng khi ông nói về con ngƣời về thú
vui đồng nội. Các tác phẩm của ông tập trung vào những điều bình dị nhất của
thôn quê Việt Nam, nhƣ nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong Tổng tập
văn học Việt Nam đã nhận xét: “Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn khi
ông viết về những cái gọi là thú vui đồng quê hay phong lưu đồng ruộng”
[10]. Có lẽ vì thế Lữ Quốc Văn cho rằng Kim Lân chính là “nhà tiểu thuyết
phong tục hạng nhất của Việt Nam”[14]. Hà Minh Đức nhận xét: “Kim Lân là
cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, Kim Lân đã tạo