Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ ngữ địa phương quảng nam trong một số tác phẩm của nhà văn nguyễn nhật ánh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
---------
PHAN THỊ VUI
TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG QUẢNG NAM TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đà Nẵng, tháng 4/2021
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
---------
PHAN THỊ VUI
TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG QUẢNG NAM TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hƣớng dẫn: PGS. TS Bùi Trọng Ngoãn
Đà Nẵng, tháng 4/2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của công trình này là của bản than tôi, đƣợc
thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Bùi Trọng Ngoãn.
Việc trích dẫn lại những ý kiến nhận định, ý kiến của các công trình nghiên cứu đã
đƣợc chú thích rõ ràng theo yêu cầu khoa học. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung
thực của công trình nghiên cứu này.
Đà Nẵng, tháng năm 2021
Sinh viên
Phan Thị Vui
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số liệu Tên bảng Trang
Bảng 3.1 Bảng khảo sát từ đơn trong từ địa phƣơng Quảng Nam thuộc
dạng “có ý nghĩa từ vựng giống với nghĩa toàn dân nhƣng
khác về hình thức ngữ âm”.
44 - 46
Bảng 3.2 Bảng khảo sát từ ghép đẳng lập trong từ địa phƣơng Quảng
Nam thuộc dạng “có ý nghĩa từ vựng giống với nghĩa toàn dân
nhƣng khác về hình thức ngữ âm”
47
Bảng 3.3 Bảng khảo sát từ ghép chính phụ trong từ địa phƣơng Quảng
Nam thuộc dạng “có ý nghĩa từ vựng giống với nghĩa toàn dân
nhƣng khác về hình thức ngữ âm”.
48
Bảng 3.4 Bảng khảo sát từ láy trong từ địa phƣơng Quảng Nam thuộc
dạng “có ý nghĩa từ vựng giống với nghĩa toàn dân nhƣng
khác về hình thức ngữ âm”.
49
Bảng 3.5 Bảng khảo sát từ đơn trong từ địa phƣơng Quảng Nam thuộc
dạng “không có từ trƣơng đƣơng ở địa phƣơng khác”.
51
Bảng 3.6 Bảng khảo sát từ ghép chính phụ trong từ địa phƣơng Quảng
Nam thuộc dạng “không có từ trƣơng đƣơng ở địa phƣơng
khác”.
52 - 53
Bảng 3.7. Bảng khảo sát từ láy trong từ địa phƣơng Quảng Nam thuộc
dạng “không có từ trƣơng đƣơng ở địa phƣơng khác”.
54
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 1
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................................. 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................................. 3
6. Ý kiến đóng góp của đề tài........................................................................................... 3
7. Bố cục đề tài................................................................................................................. 4
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ
TỔNG QUAN VỀ HAI TÁC PHẨM QUÁN GÒ ĐI LÊN, NGỒI KHÓC TRÊN
CÂY CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH. ................................................................................. 5
1.1 Từ địa phƣơng và từ địa phƣơng Quảng Nam: .................................................... 5
1.1.1. Từ địa phƣơng..................................................................................................... 5
1.1.2. Từ địa phƣơng Quảng Nam ................................................................................ 8
1.2. Nguyễn Nhật Ánh và hai tác phẩm Quán gò đi lên, Ngồi khóc trên cây ........... 9
1.2.1. Khái lƣợc về Nguyễn Nhật Ánh...................................................................... 9
1.2.2. Phong cách nghệ thuật ................................................................................... 10
1.2.3. Tổng quan về hai tác phẩm Quán Gò đi lên, Ngồi khóc trên cây .............. 12
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG QUẢNG NAM
TRONG VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH .......................................................................................14
2.1. Từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh thuộc dạng “có ý nghĩa từ vựng
giống với nghĩa toàn dân nhƣng khác về hình thức ngữ âm”.................................. 15
2.1.1. Kết quả khảo sát................................................................................................ 17
2.1.2. Nghĩa từ điển .................................................................................................... 22
2.1.3. Nghĩa văn cảnh ................................................................................................. 27
2.2. Từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh thuộc dạng “không có từ tƣơng
đƣơng ở địa phƣơng khác”.......................................................................................... 33
2.2.1. Kết quả khảo sát................................................................................................ 33
2.2.2. Nghĩa từ điển .................................................................................................... 35
2.2.3. Nghĩa văn cảnh: ................................................................................................ 39
CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO TỪ CỦA CÁC TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG
TRONG VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH.......................................................................... 44
3.1. Đặc điểm cất tạo từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh thuộc dạng “có ý
nghĩa từ vựng giống với nghĩa toàn dân nhƣng khác về hình thức ngữ âm”......... 44
3.1.1. Từ đơn............................................................................................................... 44
3.1.2. Từ phức............................................................................................................. 46
3.2. Đặc điểm cấu tạo từ địa phƣơng trong văn Nguyễn Nhật Ánh thuộc dạng
“không có từ tƣơng đƣơng ở địa phƣơng khác” ....................................................... 51
3.2.1. Từ đơn............................................................................................................... 51
3.2.2. Từ phức............................................................................................................. 52
CHƢƠNG 4: TẦM TÁC ĐỘNG CỦA TỪ NGỮ ĐỊA PHƢƠNG QUẢNG NAM
TRONG VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH.......................................................................... 57
4.1. Vai trò của từ địa phƣơng đối với nội dung thể hiện: ....................................... 57
4.1.1. Từ địa phƣơng đối với việc tái hiện bức tranh hiện thực: ................................ 57
4.1.2. Từ địa phƣơng đối với việc khắc họa nhân vật ................................................ 63
4.2. Vai trò của từ đia phƣơng trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh..........67
4.2.1. Vai trò của từ địa phƣơng trong ngôn ngữ kể chuyện của Nguyễn Nhật Ánh..........67
4.2.3. Vai trò của từ địa phƣơng trong giọng điệu của Nguyễn Nhật Ánh................. 68
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 75
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về phƣơng ngữ học, từ vựng học, từ địa
phƣơng nhƣng sự miêu tả một cách cụ thể đơn vị từ ngữ địa phƣơng ở một vùng địa bàn
hẹp nhƣ là một tỉnh và trong các phong cách chức năng ngôn ngữ khác nhau thì vẫn cần
những khảo sát cụ thể.
Trong những năm gần đây, mặc dù đã có công trình về từ địa phƣơng Quảng Nam,
tập hợp những đơn vị đƣợc xem là từ địa phƣơng của Quảng Nam nhƣng khả năng hoạt
động của chúng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau chƣa đƣợc khảo sát một cách
chi tiết. Vì thế, chúng tôi quan niệm rằng nghiên cứu từ địa phƣơng trong các sáng tác
của một nhà văn quê ở Quảng Nam, thƣờng viết về đất hồn ngƣời Quảng nhƣ Nguyễn
Nhật Ánh là một sự nghiên cứu thiết thực. Một mặt vừa làm sáng tỏ năng lực hoạt động
của từ ngữ địa phƣơng trong một tác phẩm văn chƣơng; một mặt vừa nhận diện đƣợc nét
riêng ở một nhà văn có tính đại diện trong một giai đoạn văn học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc tìm hiểu và nghiên cứu đặc trƣng của từng vùng phƣơng ngữ nói chung và
tiếng Quảng Nam nói riêng đã đƣợc các nhà Việt ngữ học quan tâm. Trƣớc hết, việc phân
vùng phƣơng ngữ tiếng Việt vẫn là công việc phức tạp và còn nhiều ý kiến khác nhau. Có
ý kiến chia tiếng Việt thành 5 vùng phƣơng ngữ (Nguyễn Bạt Tụy, Huỳnh Công Tín…);
có ý kiến chia thành 4 vùng phƣơng ngữ (Nguyễn Kim Thản…). Bàn về vấn đề này,
Hoàng Thị Châu trong cuốn Phương ngữ học tiếng Việt đã chia tiếng Việt thành 3 vùng
phƣơng ngữ đó là phƣơng ngữ Bắc, phƣơng ngữ Trung và phƣơng ngữ Nam. Trong đó,
tiếng Quảng Nam nằm ở cực Bắc của phƣơng ngữ Nam. Đồng thời, Hoàng Thị Châu
cũng đề cập đến sự biến đổi phụ âm cuối và nhận xét nguyên nhân là do ảnh hƣởng của
các phƣơng ngữ Quảng Đông, Trung Quốc. (Xem [3, tr.88, 89]).
Có thể khẳng định rằng, Cao Xuân Hạo (1986) là ngƣời đầu tiên miêu tả thổ ngữ
Quảng Nam dựa trên phƣơng diện ngữ âm học. Trong bài viết “Nhận xét về các nguyên
2
âm của một phƣơng ngữ ở tỉnh Quảng Nam”, ông miêu tả những biến thể của các nguyên
âm trong vần tùy theo âm cuối đứng sau nó; ông cho rằng có sự mất đối lập nguyên âm
/a/ và /a:/.
Cùng bàn về đặc trƣng trong nguyên âm tiếng Quảng Nam, Vƣơng Hữu Lễ và
Hoàng Dũng trong Ngữ âm tiếng Việt cũng chỉ ra rằng nguyên âm “ơ ngắn” trong giọng
Hà Nội đƣợc phát âm nhƣ “a ngắn” trong giọng Quảng Nam, nhƣ ân nhân thành en
nhen; trong khi “a ngắn” của Hà Nội đƣợc phát âm nhƣ “e dài” trong giọng Quảng Nam,
ví dụ ăn năn thành eng neng. (Xem [7, tr.114]).
Cho đến nay, đã có nhiều tác giả là các nhà ngôn ngữ học hàng đầu Việt Nam
nghiên cứu tiếng Quảng Nam, từ góc độ ngữ âm đến từ vựng và các mặt khác. Những
đóng góp đó đã góp chung vào kho tri thức về tiếng Quảng Nam, giúp chúng ta ngày
càng rõ hơn bộ mặt của tiếng Việt trong sự đa dạng và phong phú của nó. Tuy vậy, do
những mục đích khác nhau, các công trình đó vẫn chƣa bao quát hết mọi bình diện của
tiếng Quảng.
Nghiên cứu về từ địa phƣơng trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, theo khảo sát
sơ bộ của chúng tôi có một số công trình nhƣ: Khóa luận tốt nghiệp Từ địa phương trong
văn Nguyễn Ngọc Tư – Đặng Thị Minh Hoa, năm 2007; Khóa luận tốt nghiệp Từ địa
phương nam bộ trong tác phẩm Lê Vĩnh Hòa – Tống Trung Trung, năm 2009; Luận văn
thạc sĩ Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc, Trần Thị Thúy Hằng,
năm 2019…
Nhƣ vậy, nghiên cứu về phƣơng ngữ nói chung và từ địa phƣơng nói riêng đã thu
hút đƣợc sự chú ý của khá nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Thế nhƣng, vấn đề từ địa
phƣơng mà cụ thể hơn là các từ địa phƣơng Quảng Nam trong truyện Nguyễn Nhật Ánh
vẫn chƣa có công trình hay bài viết nào đề cập đến một cách hệ thống.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Là các từ địa phƣơng Quảng Nam – Đà Nẵng trong văn
Nguyễn Nhật Ánh.