Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Từ địa phương hương sơn – hà tĩnh.
MIỄN PHÍ
Số trang
73
Kích thước
653.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
995

Từ địa phương hương sơn – hà tĩnh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

LƯƠNG THỊ GIANG

Từ địa phương Hương Sơn – Hà Tĩnh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ vừa đa dạng, phong phú vừa thống

nhất. Ngôn ngữ đó đặc biệt quan trọng trong truyền đạt truyền thống văn hóa và

kinh nghiệm sản xuất từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Chuẩn hóa ngôn ngữ là một yêu cầu quan trọng đối với tiếng Việt. Tuy nhiên

để hiểu sâu sắc tiếng Việt và dùng nó một cách thống nhất không thể không nghiên

cứu về lớp từ địa phương.

Hương Sơn là một huyện thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Một huyện trung du miền núi

có cửa khẩu Cầu Treo nơi buôn bán sầm uất và là nơi giao lưu với đất nước Lào anh

em. Trải qua một quá trình tiếp xúc văn hóa lâu dài đã làm cho ngôn ngữ nơi đây

trở nên đa dạng và phong phú. Chính điều đó cũng đã tạo nên cho vùng đất này có

những điểm rất đặc trưng của một nền văn hóa mang tính địa phương, đặc biệt thể

hiện ở ngôn ngữ giao tiếp. Ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày thể hiện trong từ địa

phương đã tạo nên nét riêng của con người nơi đây. Bên cạnh đó, từ địa phương còn

ăn sâu vào tâm thức và đời sống tinh thần của người dân nơi đây mà không vùng

nào có được.

Những năm trở lại đây, vấn đề nghiên cứu về ngôn ngữ mà đặc biệt là

phương ngữ nói chung và từ địa phương nói riêng được nhiều nhà ngôn ngữ quan

3

tâm và đã có những công trình nghiên cứu có giá trị, nhưng các công trình đó mới

chỉ nghiên cứu các vùng phương ngữ lớn như Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Tuy

nhiên vấn đề nghiên cứu về lớp từ địa phương của một vùng cụ thể là Hương Sơn￾Hà Tĩnh vẫn chưa được nghiên cứu.

Xuất phát từ sự say mê của bản thân về tìm hiểu ngôn ngữ, đồng thời là một

người con sinh ra trên mảnh đất Hương Sơn tươi đẹp, tôi muốn hiểu rõ hơn về giá

trị từ địa phương , bản sắc văn hóa và ngôn ngữ trong lời ăn tiếng nói của người dân

quê hương mình. Chính vì những lí do trên mà chúng tôi chọn đề tài Từ địa phương

Hương Sơn – Hà Tĩnh làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

Từ địa phương Hương Sơn- Hà Tĩnh là một bộ phận nằm trong từ địa

phương Nghệ - Tĩnh nói riêng và phương ngữ Nghệ - Tĩnh nói chung. Cho đến nay

nghiên cứu về từ địa phương Nghệ -Tĩnh và phương ngữ Nghệ- Tĩnh phải kể đến

các tác giả như: Hoàng Trọng Canh, Nguyễn Nhã Bản, Hoàng Thị Châu, Nguyễn

Văn Tu…

Năm 1978, tác giả Nguyễn Văn Tu trong cuốn “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện

đại”, trong “Chương XI Từ địa phương và vốn từ toàn dân” cũng đã chỉ ra rằng:

Mặc dù tiếng Việt về cơ bản thống nhất nhưng căn cứ vào sự khác nhau về than h

điệu, từ vựng, có thể chia thành 4 nhóm. Với sự phân chia này phương ngữ Nghệ

Tĩnh nằm trong tiếng phương ngữ Trung bộ [20, tr.233].

Năm 1999, tác giả Nguyễn Nhã Bản (chủ biên) cuốn“Từ điển tiếng địa

phương Nghệ - Tĩnh”. Trong cuốn sách đã tập hợp, thống kê và giải thích về mặt

ngữ nghĩa của phần lớn các từ địa phương Nghệ- Tĩnh. Qua đó cung cấp cho người

đọc một vốn từ địa phương phong phú được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp

hàng ngày của người Nghệ - Tĩnh và còn nêu, giải thích một số khẩu ngữ địa

phương, đưa ra các ví dụ về từ địa phương trong ca dao, dân ca [1].

Năm 2002, tác giả Hoàng Thị Châu trong cuốn “Phương ngữ học tiếng Việt”

cũng đã đề cập một số vấn đề liên qua đến phương ngữ Nghệ Tĩnh ở khía cạnh như

về ngữ âm và hệ thống thanh điệu. Tác giả đã đi vào phân tích khá chi tiết và cụ thể,

4

qua đó phần nào cho ta thấy được sự khác biệt của yếu tố ngữ âm ở đây so với

nhiều phương ngữ ở các vùng miền khác [8].

Năm 2002, trên “Tạp chí ngôn ngữ”, tác giả Hoàng Trọng Canh với bài viết

“Sự khác biệt về ngữ nghĩa một số kiểu từ địa phương Nghệ Tĩnh so với từ toàn

dân”. Trong bài viết này tác giả đã phân biệt rất rõ về ngữ nghĩa và đưa ra bảng so

sánh về sự khác nhau giữa từ địa phương Nghệ Tĩnh so với ngôn ngữ toàn dân

thông qua các yếu tố ngữ âm. Tác giả còn chỉ ra nguyên nhân của sự khác nhau đó

[23, tr51 -58].

Năm 2009, tác giả Hoàng Trọng Canh trong cuốn “Từ địa phương Nghệ

Tĩnh về một khía cạnh ngôn ngữ- văn hóa”. Tác giả đã nghiên cứu về từ địa phương

Nghệ Tĩnh với một công trình gồm 4 chương. Tác giả đã đi từ tiền đề lí luận, chỉ rõ

đặc điểm của các lớp từ địa phương và dấu ấn văn hóa của người Nghệ Tĩnh qua

cách gọi tên một số nhóm từ và vai trò từ địa phương trong hoạt động sáng tạo thơ

ca dân gian, giúp người đọc có cái nhìn khái quát về từ địa phương Nghệ Tĩnh [3].

Ngoài ra còn có một số luận văn nghiên cứu về từ địa phương và phương

ngữ như: đề tài “ Đặc điểm phương ngữ Quảng Trị trong ca dao, vè”(2008), tác giả

Lê Thị Thanh Nhàn, đề tài “Khảo sát từ địa phương Thanh Chương - Nghệ

An”(2009), tác giả Phạm Thị Thúy Hằng; ….

Nhìn chung, các tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu về từ địa phương vùng với

mức độ nông sâu khác nhau. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên

cứu về “Từ địa phương Hương Sơn- Hà Tĩnh”. Dựa trên cơ sở tiếp thu những ý kiến

đánh giá nghiên cứu, đặc biệt là sự nỗ lực tìm hiểu của bản thân. Chúng tôi mong

muốn đóng góp thêm một phần nhỏ của mình để hoàn thiện việc nghiên cứu và tìm

hiểu đề tài Từ địa phương Hương Sơn – Hà Tĩnh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Từ địa phương Hương Sơn- Hà Tĩnh.

- Phạm vi đề tài: Đề tài khảo sát từ địa phương Hương Sơn- Hà Tĩnh trong

giao tiếp của người dân so sánh với ngôn ngữ toàn dân.

4. Phương pháp nghiên cứu

5

- Khảo sát thực tế tại địa phương để thu thập tư liệu.

- Phương pháp thống kê, phân loại, so sánh đối chiếu.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp.

5. Bố cục của đề tài

Đề tài này ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần

Nội dung chính gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lí luận chung liên quan đến đề tài

Chương 2: Khảo sát từ địa phương huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh

Chương 3: Dấu ấn văn hóa của người dân Hương Sơn - Hà Tĩnh qua cách dùng một

số nhóm từ địa phương

PHẦN NỘI DUNG

Chương I: Những vấn đề lí luận chung liên quan đến đề tài

1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm Từ

Khái niệm về Từ, từ lâu các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều khái niệm về từ

như sau:

Tác giả Hồ Lê trong cuốn “Vấn đề cấu tạo của từ tiếng Việt hiện đại” đã đưa

ra định nghĩa về từ như sau: Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh phi liên

kết hiện thực hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có

tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa.[13, tr.104]

Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” đã đưa ra

khái niệm về từ: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, có

một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức hoặc một kiểu cấu tạ o nhất

định, tuân theo những đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ

nhất để tạo câu. [6, tr.28]

Theo tác giả Đái Xuân Ninh trong cuốn “ Hoạt động của từ tiếng Việt ” đã

đưa ra khái niệm về từ: Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ ở hình vị và cụm

từ. Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở hàng ngay sau nó tức là hình vị và

lập thành một khối hoàn chỉnh. [15, tr.24 ]

6

Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn “ Từ vựng học tiếng Việt” tác

giả đã đưa ra khái niệm từ tiếng Việt: Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất

có ý nghĩa được dùng để tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết

liền. [11, tr.69 ]

Tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” đã đưa ra khái

niệm về từ như sau: Từ là đơn vị cơ bản, là đơn vị cốt lõi để tạo nên những đơn vị

lớn hơn như cụm từ, câu, văn bản. [14, tr.17]

Tác giả Mai Ngọc Chừ trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”, đã

đưa ra khái niệm về từ: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền

vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do

trong lời nói để tạo câu. [9, tr.142 ]

Ở đây chúng tôi đồng ý theo khái niệm từ của tác giả Đỗ Hữu Châu đưa ra.

1.1.2 Cách phân loại từ

Theo các nhà nghiên cứu từ vựng học thì có nhiều tiêu chí phân loại từ: dựa

vào tiêu chí nguồn gốc, dựa vào tiêu chí cách dùng, dựa vào tiêu chí từ loại và dựa

vào tiêu chí cấu tạo từ. Ở đây chúng tôi dẫn ra cách phân loại từ dựa theo tiêu chí từ

loại và tiêu chí cấu tạo từ. Vì hai tiêu chí này có liên quan đến phần khảo sát từ địa

phương.

1.1.2.1 Dựa vào tiêu chí từ loại

Tác giả Đái Xuân Ninh trong cuốn “ Hoạt động của từ tiếng Việt ” đã đưa ra

cách phân chia những loại từ cơ bản:

+ Phạm trù A (từ chỉ tên): danh từ (bao gồm danh từ riêng và danh từ chung).

+ Phạm trù B (từ chỉ hoạt động): động từ (bao gồm động từ được xác định và động

từ không được xác định).

+ Phạm trù C (từ chỉ tính chất): tính từ (bao gồm tính từ được xác định và tính từ

không được xác định). [15]

Tác giả Lê Biên trong cuốn “Từ loại tiếng Việt hiện đại” đã đưa ra khái niệm

về từ loại và tiêu chí phân loại từ loại. Tác giả đã tổng hợp và chỉ ra các từ loại cơ

bản, đó là: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ, phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ.

7

Tác giả đã trình bày rõ về nghĩa khái quát, nghĩa ngữ pháp và các tiểu loại của từng

loại từ. [2]

Tác giả Đỗ Thị Kim Liên trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” đã đưa ra những

từ loại trong tiếng Việt căn cứ vào tiêu chuẩn ý nghĩa khái quát và khả năng kết

hợp. Từ trước đến nay người ta thường chia ra thực từ và hư từ. Thực từ bao gồm:

danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ. Hư từ bao gồm: phụ từ, kết từ, tình thái từ,

trợ từ. [14, tr.44]

Tác giả Mai Ngọc Chừ trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” đã

đưa ra sự phân định từ loại tiếng Việt. Từ loại tiếng Việt được chia làm hai loại là:

Thực từ và Hư từ. Thực từ bao gồm: danh từ, động từ, tính từ, số từ. Hư từ bao

gồm: đại từ, phụ từ, kết từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ. [9, tr.268]

1.1.2.2 Dựa vào tiêu chí cấu tạo từ

Về cách phân loại từ bên cạnh phân loại theo từ loại thì các nhà nghiên

cứu còn đưa ra một cách phân loại khác đó là dựa vào tiêu chí cấu tạo từ:

Tác giả Đỗ Hữu Châu trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” đã đưa ra

cách phân chia từ tiếng Việt về mặt cấu tạo. Tác giả chỉ ra từ tiếng Việt có cấu tạo

gồm từ đơn và từ phức. Từ đơn là những từ một hình vị, về mặt nghĩa chúng không

lập thành những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa chung. Từ phức có hai loại là từ

láy và từ ghép. Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương

thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết. Từ ghép được sản sinh do sự kết

hợp hai hoặc một số hình vị (hay đơn vị cấu tạo) tách biệt riêng rẽ độc lập với nhau.

[6]

Nhiều tác giả trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” đã chỉ ra trong tiếng Việt

cấu tạo của từ có thể được xét ở các mặt sau đây:

- Số lượng tiếng (để phân biệt từ một tiếng với từ nhiều tiếng mà chủ yếu là từ hai

tiếng).

- Phương thức cấu tạo( để chủ yếu phân biệt trong từ hai tiếng và từ nhiều tiếng

những yếu tố và quan hệ giữa các yếu tố).[16, tr.49]

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!