Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TRUYỀN TINH NHÂN TẠO CHO BÒ - phần 5 ppsx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Truyền tinh nhân tạo cho bò
102 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
Phần 5
CÁC CHUYÊN ĐỀ
Bài 1.
CÁC PHƯƠNG THỨC LAI GIỐNG VÀ CÁCH
XÁC ĐỊNH TỶ LỆ MÁU LAI
Mục đích của công tác lai tạo giống là tạo ra con lai (hoặc giống mới) sản
xuất sữa và thịt có hiệu quả trong điều kiện nuôi dưỡng và môi trường của địa
phương.
Các giống bò chuyên dụng (thịt và sữa) có đặc điểm nổi bật về sức sản xuất
. Tuy vậy chúng ta không thể nhập những giống này về nuôi thuần với quy mô
rộng lớn vì một số lý do sau:
- Tiền nhập bò giống rất cao.
- Bò thuần nhập nội có yêu cầu cao về chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng mà
trong điều kiện chăn nuôi thiếu đầu tư khó đáp ứng được.
- Khả năng sinh sản thấp.
- Không thích hợp với khí hậu nóng ẩm nhiệt đới và khả năng chống chịu kém
đối với kí sinh trùng (ve, ruồi, muỗi) và bệnh do kí sinh trùng gây ra.
Mong muốn của chúng ta là có một giống bò tập hợp được những đặc điểm
quý của bò Vàng Việt Nam và khả năng sản xuất cao của bò ngoại. Để đạt được
mục đích trên, phương pháp phổ biến nhất, hiệu quả nhất là thông qua con
đường lai tạo.
Vì khối lượng bò Vàng rất nhỏ (bò cái khoảng 180kg) không thể mang thai bò
ngoại (đực giống ngọai 800-1000kg), vì vậy mà con đường lai tạo phải được tiến
hành qua 2 bước.
Trước hết là sử dụng đực Zebu (Sind, Sahiwal, Brahman) để cải tạo bò Vàng
tạo ra con lai Zebu. Con lai Zebu về cơ bản giữ được những đặc điểm qúy của
bò Vàng nhưng khối lượng tăng lên rõ rệt (bò cái 270-320kg tùy mức độ lai
máu). Với khối lượng như vậy con lai Zebu có đủ khả năng mang thai bò chuyên
thịt hoặc chuyên sữa và điều rất quan trọng nữa là bò mẹ đủ sữa nuôi bê lai từ
bò bố hướng sữa hoặc hướng thịt.
Thực tế cho thấy, việc lai tạo ra con lai không khó, chỉ thông qua kỹ thuật
TTNT trong một vài thế hệ. Tuy nhiên để con lai sống được và cho năng suất
cao đúng với tiềm năng di truyền của nó thì dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng
nhất. Vì vậy trước khi chúng ta muốn lai tạo cải tiến chất lượng đàn bò địa
phương thì điều trước tiên cần làm là cải tiến nguồn thức ăn cho chúng. Mọi
chương trình cải tạo giống, mọi thử nghiệm giống năng suất cao sẽ thất bại nếu
chúng ta không bảo đảm được điều kiện nuôi dưỡng mà trong đó quan trọng
nhất là thức ăn và dinh dưỡng.
Truyền tinh nhân tạo cho bò
103 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn
Trong công tác cải tiến giống bò địa phương cần tiến hành đồng thời công
việc chọn lọc đàn bò cái nền địa phương và tiến hành lai tạo một cách có kế
họach.
1. Các phương pháp lai tạo phổ biến
- Lai kinh tế (lai cố định)
- Lai tạo giống
- Lai tạo có hệ thống
Lai kinh tế (vì mục đích kinh tế)
Thường sử dụng trong lai tạo bò thịt
- Lai kinh tế 2 máu từ 2 giống thuần chủng, cái và đực lai F1 không dùng làm
giống.
Ví dụ; Đực A x Cái B
AB (thương phẩm)
- Lai 3 máu: con cái lai từ 2 giống thuần chủng cho lai với con đực của giống
thứ 3.
Đực A x Cái B
Cái AB x Đực C
ABC (thương phẩm)
- Lai 4 máu:
Đực A x Cái B Đực C x Cái D
Đực AB x Cái CD
ABCD (thương phẩm)
Lai tạo giống (mục đích tạo giống mới)
Thường áp dụng cho bò sữa. Có 3 phép lai phổ biến
- Lai luân hồi 2 máu: trong phép lai này bò đực của hai giống có thể thay
phiên làm bố để tạo ra con lai, bò cái lai F1 thu được có thể dùng làm giống.
- Lai luân hồi 3 máu: Trong phép lai này bò đực của 3 giống được thay phiên
làm bố, con lai có thể dùng làm giống.
Phép lai luân hồi sẽ khống chế tỷ lệ máu của các nhóm giống trong con lai,
không cho giống nào chiếm ưu thế về tỷ lệ máu.