Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TRUYỀN TINH NHÂN TẠO CHO BÒ - phần 3- bài 9&10 doc
MIỄN PHÍ
Số trang
12
Kích thước
888.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1689

TRUYỀN TINH NHÂN TẠO CHO BÒ - phần 3- bài 9&10 doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Truyền tinh nhân tạo cho bò

71 Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn

Bài 9.

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TTNT

Sinh sản ở bò là kết quả của chuỗi quá trình thụ tinh, mang thai và sinh ra

những con bê bình thường. Quá trình này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như

là quản lý, dinh dưỡng, stress, bệnh tật, điều kiện môi trường, độc tố và những

nhân tố khác. Khi áp dụng kỹ thuật TTNT trên bò cũng đồng thời với việc có

thêm những yếu tố chủ quan từ kỹ thuật này tác động đến quá trình sinh sản

Tỷ lệ thụ thai của lần phối đầu là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả TTNT.

Tỷ lệ này được tính từ số thai còn đến 90 ngày tuổi nhờ xác định bằng kỹ thuật

khám qua trực tràng so với số lần phối đầu tiên. Thí dụ phối lần đầu cho 100 bò,

đến 90 ngày sau khám thai có 60 bò có thai, ta nói tỷ lệ thụ thai lần phối đầu

trong trường hợp này là 60%. Ở vùng nóng như nước ta tỷ lệ phối đậu thai lần

đầu cần đạt từ 50% trở lên. Tỷ lệ thụ thai thấp dưới 50% có nguyên nhân từ lỗi

kỹ thuật TTNT của kỹ thuật viên và quản lý đàn gia súc có thể liệt kê như sau:

1. Những lỗi thường mắc phải của dẫn tinh viên

Các lổi nghiêm trọng trong kỹ thuật phối tinh có thể xảy ra đối với dẫn tinh

viên nhiều năm kinh nghiệm và dẫn tinh viên mới được huấn luyện. Nên nhớ

rằng, TTNT cho bò được xem là một động tác phẫu thuật và nguyên nhân lớn

nhất gây ra các lỗi thường mắc phải là do chủ quan. Phần này chỉ ra các lỗi

thông thường để lưu ý.

Để tinh quá lâu ở môi trường bên ngoài

Tinh đông lạnh có nhiệt độ tới hạn là âm 80o

C. Để tinh ở nhiệt độ tăng hơn

nhiệt độ này rồi sau đó đông lạnh lại thì tinh sẽ bị chết. Tinh cọng rạ chỉ có một

lần duy nhất lấy tinh ra khỏi bình nitơ là khi ta đem cọng tinh ra ngoài làm tan

băng trong nước ấm.

Tinh ampun có một giới hạn an toàn lớn hơn và có thể để tinh ampun ở môi

trường bên ngoài 30 giây rồi đông lạnh

lại.

Thiếu hụt nitơ trong bình chứa tinh

là lỗi thường gặp phải.

Cách khắc phục

Tránh để các cốc dự trữ tinh trên

mức đóng băng ở cổ bình nitơ (tham

khảo thêm phần diễn biến nhiệt độ

trong cổ bình có chức nitơ).

Luôn luôn nhanh chóng đưa cốc

chứa tinh vào vị trí cũ ngay sau khi gắp

tinh cho vào nước tan băng. Đậy nắp

bình nitơ ngay sau đó.

Hình 48: Vị trí bơm tinh

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!