Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Truyền thuyết về vua và tướng lĩnh nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông ở Quảng Ninh
PREMIUM
Số trang
136
Kích thước
2.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1748

Truyền thuyết về vua và tướng lĩnh nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông ở Quảng Ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐỖ KIM DUNG

TRUYỀN THUYẾT VỀ VUA VÀ TƯỚNG LĨNH

NHÀ TRẦN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN

CHỐNG NGUYÊN - MÔNG Ở QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

ĐỖ KIM DUNG

TRUYỀN THUYẾT VỀ VUA VÀ TƯỚNG LĨNH

NHÀ TRẦN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN

CHỐNG NGUYÊN - MÔNG Ở QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã ngành: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Huế

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: Truyền thuyết về vua và tướng lĩnh nhà Trần

trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông ở Quảng Ninh là công trình

nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu sử dụng tham khảo đều được trích nguồn đầy

đủ và chính xác.

Quảng Ninh, tháng 5 năm 2017

Tác giả luận văn

Đỗ Kim Dung

ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS

Nguyễn Thị Huế, người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình

nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Ngữ văn, Đại học Khoa

học, các thành viên của Thư viện tỉnh Quảng Ninh, Hội Văn nghệ dân gian tỉnh

Quảng Ninh và những bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã giúp đỡ và tạo mọi điều

kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.

Quảng Ninh, ngày…….tháng……năm 2017

Người viết luận văn

Đỗ Kim Dung

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii

MỤC LỤC................................................................................................................ iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................v

DANH MỤC BẢNG................................................................................................ vi

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................3

3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu..........................................................................4

4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ...................................................................5

5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................6

6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................6

7. Những đóng góp của luận văn ................................................................................6

Chương 1. QUẢNG NINH VỚI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM

LƯỢC NGUYÊN - MÔNG ......................................................................................7

1.1. Vài nét về điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội tỉnh Quảng Ninh...............................7

1.1.1 Vị trí địa lý tỉnh Quảng Ninh .............................................................................7

1.1.2. Vài nét về kinh tế, lịch sử, văn hóa Quảng Ninh ..............................................7

1.2. Vài nét về cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỉ XIII của

quân dân nhà Trần.....................................................................................................12

1.2.1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất........................................................................12

1.2.2. Cuộc kháng chiến lần thứ hai..........................................................................13

1.2.3. Cuộc kháng chiến lần thứ ba...........................................................................16

1.3. Quảng Ninh với cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỉ XIII.....17

Tiểu kết chương 1......................................................................................................24

Chương 2. TRUYỀN THUYẾT VÀ HỆ THỐNG TRUYỀN THUYẾT CHỐNG

XÂM LƯỢC NGUYÊN - MÔNG Ở QUẢNG NINH ..........................................25

2.1. Khái niệm truyền thuyết và việc phân loại truyền thuyết ..................................25

iv

2.1.1. Khái niệm truyền thuyết..................................................................................25

2.1.2. Phân loại truyền thuyết....................................................................................26

2.1.3. Đặc điểm nghệ thuật của truyền thuyết...........................................................27

2.1.4. Đặc điểm tư tưởng - thẩm mĩ của truyền thuyết .............................................28

2.1.5. Nhân vật truyền thuyết....................................................................................28

2.2. Hệ thống truyền thuyết chống Nguyên - Mông ở Quảng Ninh .........................29

2.2.1. Phân loại truyền thuyết chống Nguyên - Mông ở Quảng Ninh ......................30

2.2.2. Nội dung của truyền thuyết chống Nguyên - Mông ở Quảng Ninh................32

2.2.3. Vài nét về nghệ thuật của truyền thuyết chống Nguyên - Mông ở Quảng Ninh....50

Tiểu kết chương 2......................................................................................................54

Chương 3. VUA VÀ TƯỚNG LĨNH NHÀ TRẦN TRONG TRUYỀN

THUYẾT CHỐNG NGUYÊN - MÔNG Ở QUẢNG NINH................................55

3.1. Truyền thuyết về vua Trần Nhân Tông..............................................................55

3.1.1. Thân thế, sự nghiệp của Trần Nhân Tông.......................................................55

3.1.2. Truyền thuyết về vua Trần Nhân Tông và con người Trần Nhân Tông qua

truyền thuyết..............................................................................................................56

3.1.3. Kết cấu cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật ......................................63

3.2. Truyền thuyết về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn .......................................67

3.2.1. Thân thế sự nghiệp của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn...........................67

3.2.2. Truyền thuyết về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và con người Hưng Đạo

Vương Trần Quốc Tuấn qua truyền thuyết ...............................................................68

3.2.3. Kết cấu cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật ......................................74

3.3. Truyền thuyết về Trần Quốc Tảng.....................................................................79

3.3.1. Thân thế sự nghiệp của Trần Quốc Tảng........................................................79

3.3.2. Truyền thuyết về Trần Quốc Tảng và con người Trần Quốc Tảng qua truyền thuyết80

3.3.3. Kết cấu cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật ......................................88

Tiểu kết chương 3......................................................................................................94

KẾT LUẬN..............................................................................................................95

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98

PHỤ LỤC

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

H : Hà Nội

Nxb : Nhà xuất bản

PGS.TS : Phó giáo sư - tiến sĩ

TP : Thành phố

Ths : Thạc sĩ

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Phân loại truyền thuyết chống Nguyên Mông ở Quảng Ninh ..................31

Bảng 3.1. Truyền thuyết về vua Trần Nhân Tông ....................................................56

Bảng 3.2. Truyền thuyết về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn .............................68

Bảng 3.3. Truyền thuyết về Trần Quốc Tảng ...........................................................80

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có lịch sử được dựng trên đầu ngọn giáo. Có

thể nói đó là lịch sử của những cuộc chiến bảo vệ và giữ gìn độc lập dân tộc. Điều đó

đã mang lại một đặc trưng nổi bật của dân tộc ta: một dân tộc anh dũng, đoàn kết, giàu

ý chí đấu tranh chống kẻ thù. Dân tộc ấy đã sinh ra biết bao nhiêu thế hệ những người

anh hùng chống giặc ngoại xâm bảo về độc lập dân tộc. Đó là Hai Bà Trưng, Bà Triệu,

Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi... Để ghi nhớ công ơn của họ, nhân dân ta đã tạo

nên những truyền thuyết. Từ quan niệm "sinh vi tướng, tử vi thần", nhân dân đã thờ

phụng họ trước khi nhà nước phong kiến phong thần cho họ và hàng năm tổ chức lễ hội

để ôn lại truyền thống. Chính điều đó đã làm cho hình tượng người anh hùng luôn tỏa

sáng và sống mãi trong tâm thức nhiều thế hệ, đồng thời góp phần bảo lưu, gìn giữ và

phát triển vẻ đẹp của vốn văn hóa truyền thống của dân tộc.

Trong lịch sử dân tộc ta, cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông

thế kỉ XIII của quân và dân nhà Trần là một trang vừa khốc liệt vừa rất đỗi hào

hùng. Nó tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết dân tộc, cho sức mạnh cũng như ý chí

kiên cường của một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng anh hùng. Chưa bao giờ người ta thấy

một dân tộc nhỏ bé như Việt Nam lại từng ba lần đánh thắng một cách giòn giã một

kẻ thù sừng sỏ nhất của thế giới thời bấy giờ là giặc Nguyên - Mông. Thời đại ấy đã

lưu tên những con người ưu tú vào lịch sử dân tộc và trong lòng nhân dân.

Hệ thống truyền thuyết lịch sử về cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên

- Mông có một số lượng lớn trải dài từ Lạng Sơn, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải

Dương vào đến Thái Bình, Nam Định... Đặc biệt ở khu vực Quảng Ninh ngày nay -

nơi diễn ra trận đại thắng Bạch Đằng (1288), đập tan ý đồ xâm lược Đại Việt của

tập đoàn phong kiến Mông Cổ - những truyền thuyết xoay quanh cuộc kháng chiến

chống xâm lược Nguyên - Mông còn lưu truyền đến ngày nay có một số giá trị nổi

bật. Trong hệ thống truyền thuyết chống Nguyên - Mông ở Quảng Ninh phải kể đến

những truyền thuyết về các vị vua và tướng lĩnh nhà Trần. Đó là các truyền thuyết

về Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Tảng.

2

Trần Nhân Tông là vị vua sáng của lịch sử Việt Nam. Ông là vị vua kế vị thứ

ba của triều Trần, từ 1279 đến 1293. Làm vua trong thời gian có hai cuộc kháng

chiến chống Nguyên - Mông lần hai (1285) và lần ba (1288), nhà vua anh minh biết

trọng dụng hiền tài đã cùng toàn dân tộc làm thành ngọn sóng khổng lồ nhấn chìm bè

lũ cướp nước và bán nước, tạo thiên anh hùng ca, hào khí Đông A mà lịch sử và nhân

loại đời đời ghi nhớ. Khi đất nước thái bình, nhà vua lại xuất gia lên Yên Tử tu hành,

vượt qua mọi sự quyến rũ của giàu sang nhung lụa, của tình cảm cha - con, quân -

thần đầy lưu luyến với mục đích củng cố, duy trì triều đại và ngăn ngừa mối lo nước

ngoài xâm phạm.

Nhân vật thứ hai cần nhắc tới là thiên tài quân sự lỗi lạc, anh hùng dân tộc

Trần Quốc Tuấn. Có thể coi ông chính là linh hồn của một trong những cuộc kháng

chiến vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. Từ Bắc chí Nam, đâu đâu nhân dân ta cũng

kể chuyện Đức Thánh Trần và đền thờ của Người cũng ở khắp mọi nơi.

Góp phần vào chiến thắng còn là một tập thể trong đó có những người con của

Trần Quốc Tuấn. Trong số đó, Trần Quốc Tảng - người con trai thứ ba của Hưng Đạo

Vương - là một dũng tướng tài ba, đã có nhiều công lớn trong chiến thắng của dân tộc

với giặc Nguyên - Mông. Chiến công của ông đặc biệt gắn bó chặt chẽ với vùng Đông

Bắc của Tổ Quốc và nhân dân nơi đây đã tôn vinh ông là Thánh Tảng, lập đền thờ và

hàng năm tổ chức lễ hội để tưởng niệm công đức của vị anh hùng.

Bên cạnh đó, cơ cấu xã hội của Việt Nam cổ truyền là nhà - làng - nước đã

kéo theo vai trò của địa phương, dòng họ trong chiến tranh giữ nước. Do đó, truyền

thuyết địa phương có vai trò quan trọng không thể phủ nhận. Tính đến nay số lượng

công trình nghiên cứu, sưu tầm truyền thuyết đã có khá nhiều song mảng truyền

thuyết địa phương còn ít được quan tâm. Trong tình hình chung ấy, truyền thuyết về

cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông ở Quảng Ninh cho đến nay vẫn chưa có

nhà nghiên cứu nào có công trình khảo cứu một cách hệ thống.

Vì những lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài Truyền thuyết về vua và tướng lĩnh

nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông ở Quảng Ninh để

nghiên cứu với hi vọng có thể đưa thêm một minh chứng sinh động cho truyền

thống hào hùng hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đối với

3

người viết, đi sâu vào đề tài này còn là một cách thể hiện tình cảm với Quảng Ninh,

cũng là một dịp để hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của vùng đất mình sinh sống, từ

đó hiểu thêm về văn hóa, văn học dân gian Việt Nam.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Số lượng công trình sưu tầm, nghiên cứu về truyền thuyết với tư cách là

một thể loại truyện kể dân gian đã có khá nhiều. Song, như đã nói ở trên, số lượng

ấy vẫn còn ít so với thực tế, đặc biệt ở mảng truyền thuyết địa phương. Trong tình

hình ấy, truyền thuyết về vua và tướng lĩnh đời Trần chưa được nghiên cứu riêng

biệt và toàn diện trong một công trình quy mô tương xứng.

Các công trình sưu tầm sớm nhất thì có hai tập truyện cổ nhất ở nước ta xuất

hiện từ đời Trần là Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái đã có ghi chép về Trần

Hưng Đạo và về các gia tướng nhà Trần. Các truyện Trần Triều Hưng Đạo Đại

Vương (trong Việt điện u linh); Truyện người dị nhân làng Hạ Bì (trong Lĩnh Nam

chích quái) là những ví dụ.

Năm 1987, Nguyễn Khắc Thuần (chủ biên) đã cho ra mắt độc giả cuốn sách

Truyền thuyết và sự nghiệp Trần Hưng Đạo. Tác giả đã sưu tầm được mười bốn truyền

thuyết trong dân gian và kể lại một cách sinh động, có hệ thống.

Năm 2000, tác giả Hồ Đức Thọ có Trần Triều Hưng Đạo Đại Vương trong

tâm thức dân tộc Việt [54]. Đến năm 2002, tác giả có thêm Hoàng đế triều Trần cội

nguồn - ấn tượng dân gian. Trong hai cuốn sách này, tác giả chủ yếu nói về quê

hương, sự nghiệp của các vua Trần và Trần Hưng Đạo từ đó khẳng định vị trí của

đế triều trong tâm thức dân gian biểu hiện qua đền thờ, lễ hội, tín ngưỡng dân gian.

Ngoài ra còn có một số công trình như Danh tướng Việt Nam (năm 1996),

Tìm hiểu danh tướng nhà Trần (2003), Nhà Trần và con người thời Trần (2004).

Đặc biệt trong Việt sử giai thoại [55], tác giả Nguyễn Khắc Thuần đã sưu tầm, biên

soạn được 71 giai thoại thời Trần.

2.2. Truyền thuyết ở Quảng Ninh về cuộc kháng chiến chống xâm lược

Nguyên - Mông nhìn chung chưa được nghiên cứu nhiều. Nó mới chỉ được nhắc

đến một cách lẻ tẻ trong một số công trình nghiên cứu tổng hợp như: Địa chí Quảng

Ninh [34] (phần Văn học dân gian) do UBND tỉnh Quảng Ninh xuất bản, Di tích và

4

danh thắng Quảng Ninh [32] (Ban quản lý di tích thắng cảnh Quảng Ninh). Một số

sách nghiên cứu lịch sử hoặc nghiên cứu văn hóa cũng có đưa ra một số mẩu truyền

thuyết ở Quảng Ninh thời kì này như Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên -

Mông thế kỉ XIII [50] (Hà Văn Tấn - Đặng Thị Tâm), Đền miếu Việt Nam [20]

(Vũ Ngọc Khánh), Những lễ hội Việt Nam tiêu biểu [7] (Ngô Thị Kim Doan).

Năm 2005, trong luận văn tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội, tác giả Trần Hương Giang đã có đề tài Truyền thuyết và lễ hội về

Trần Quốc Tảng ở Cửa Ông - Cẩm Phả - Quảng Ninh [11]. Trong công trình này,

tác giả đã tìm hiểu và phân tích, đánh giá các giá trị tư tưởng thẩm mĩ của các

truyền thuyết về Trần Quốc Tảng trên hai phương diện: giá trị tư tưởng qua nội

dung phản ánh của các truyền thuyết và lễ hội về Trần Quốc Tảng ở đền Cửa Ông -

Cẩm Phả - Quảng Ninh.

Bản thân người viết, năm 2004, trong khóa luận tốt nghiệp khoa Ngữ văn

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chọn đề tài Thiên nhiên - đất nước - con người

Việt Nam qua nhóm truyền thuyết ở Quảng Ninh về cuộc kháng chiến chống xâm

lược Nguyên - Mông thế kỉ XIII của quân dân nhà Trần để nghiên cứu tìm hiểu.

Trong đó, người viết đã phác họa diện mạo chung của truyền thuyết về cuộc kháng

chiến chống Nguyên - Mông và tập trung phân tích về hình tượng thiên nhiên đất

nước và con người Việt Nam qua hệ thống truyền thuyết này.

Tiếp tục đi vào đề tài này, chúng tôi mong có thể tiếp nối và tìm hiểu sâu hơn

về nhóm truyền thuyết về vua và các tướng lĩnh đời Trần để thấy được những đặc

trưng của thể loại truyền thuyết và khẳng định giá trị của mảng truyền thuyết Quảng

Ninh trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc ta.

3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về các truyền thuyết chống Nguyên - Mông ở

Quảng Ninh và các truyền thuyết xoay quanh cuộc đời, sự nghiệp và thân thế của

vua Trần Nhân Tông và hai vị tướng lĩnh đời Trần - Hưng Đạo Vương Trần Quốc

Tuấn và Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng được lưu truyền ở khu vực tỉnh

Quảng Ninh.

5

3.2. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn đi vào tìm hiểu sâu về nhóm truyền thuyết về vua và các tướng lĩnh đời

Trần để thấy được những đặc trưng của thể loại truyền thuyết và khẳng định giá trị của

mảng truyền thuyết Quảng Ninh trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc ta.

4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

Giới thiệu khái quát vùng đất Quảng Ninh, trên cơ sở đó khẳng định Quảng

Ninh là một vùng văn hóa lịch sử còn lưu giữ nhiều dấu ấn của cuộc kháng chiến

chống Nguyên - Mông và chiến công gắn với tên tuổi dòng họ Trần.

Nhận diện một cách hệ thống về các truyền thuyết chống Nguyên - Mông ở

trên vùng đất Quảng Ninh.

Khảo sát đặc điểm nội dung tư tưởng và nghệ thuật khắc họa nhân vật truyền

thuyết ở nhóm truyền thuyết về vua Trần Nhân Tông và hai vị tướng lĩnh Trần

Quốc Tuấn và Trần Quốc Tảng.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp để

triển khai các vấn đề như sau:

- Phương pháp sưu tầm, điền dã: tiến hành sưu tầm, khảo sát các tư liệu

truyện kể đã công bố, tiến hành điền dã, quan sát, phỏng vấn tại các địa phương của

Quảng Ninh.

- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Phương pháp này được sử

dụng trong quá trình khảo sát để phân nhóm truyền thuyết, các mô típ nhằm nhận

diện hệ thống truyền thuyết chống Nguyên - Mông ở Quảng Ninh.

- Phương pháp phân tích ngữ văn: Phương pháp này sử dụng để phân tích,

tìm hiểu nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiện của truyện dân gian Quảng Ninh.

- Phương pháp so sánh loại hình: Phương pháp này cho phép tiến hành việc

nghiên cứu theo các kiểu truyện (type), các mô típ tiểu biểu, từ đó hướng tới việc

chỉ ra nét tương đồng cũng như nét đặc trưng của hệ thống truyền thuyết Quảng

Ninh về vua và các tướng lĩnh nhà Trần.

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Là phương pháp kết hợp các phương

pháp nghiên cứu của các ngành khác nhau có liên quan như văn hóa học, dân tộc

học, nhân học, xã hội học, ... để có những lí giải, khám phá mới cho việc tìm hiểu

đối tượng nghiên cứu.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!