Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Truyen thong ton su trong dao duoc noi tiep nhu the nao trong thuc te cuoc song hien nay
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
118.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1141

Truyen thong ton su trong dao duoc noi tiep nhu the nao trong thuc te cuoc song hien nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Truyền thống Tôn sư trọng đạo được nối tiếp như thế nào trong

thực tế cuộc sống hiện nay

Bài làm

Tôn sư trọng đạo vẫn luôn là một truyền thống tốt được lưu truyền từ đời này

sang đời khác của dân tộc Việt Nam. Từ những câu ca dao, tục ngữ truyền

miệng hay những bài hát, bài thơ nổi tiếng, tinh thần hiếu học và tình thầy trò

luôn là đề tài bất hủ. Truyền thống ấy đến ngày nay vẫn luôn có giá trị tiếp nối

trường tồn, là thước đo chuẩn mực cho giá trị nhân văn của mỗi con người. Tôn sư trọng đạo có thể hiểu là tôn trọng thầy cô, đạo lý. "Tôn" là "tôn trọng", "sư" là thầy, là bậc tiền bối, "đạo" là đạo lý, đạo thầy trò, kính trên nhường

dưới. Tôn sự trọng đạo chính là quý trọng bậc làm thầy và những quy tắc chuẩn

mực, đúng đắn. Câu nói đã nêu ra một bài học cũng như là lời khuyên răn về

cách đối nhân xử thế giữa bậc hậu bối, lớp đàn em, học sinh đối với người thầy, người đi trước, bậc tiền bối của mình. Có tôn trọng thầy cô giáo, nhận biết

được điều hay lẽ phải, uốn nắn mình theo khuôn khổ đạo lý thì mới có thể

thành tài. Truyền thống ấy đã và đang được lưu giữ, bảo tồn, phát huy trong

mọi phương diện cuộc sống cũng như tất cả các thế hệ, tầng lớp người dân Việt

Nam. Truyền thống tôn sư trọng đạo được thể hiện trên nhiều phương diện trong suốt

chiều dài lịch sử dân tộc. Từ thời xa xưa, những câu ca dao, tục ngữ như "Nhất

tự vi sư, bán tự vi sư", "Không thầy đố mày làm nên", "Muốn sang thì bắc cầu

Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" luôn được truyền tải và trở thành bài

học vỡ lòng đầu tiên trên con đường rèn luyện nhân cách. Tôn trọng, kính yêu

thầy cô và biết trân quý những bài giảng bổ ích là những bước chân đầu tiên

trên con đường trở thành người có học. Hình ảnh ông đồ ngồi trên phản cao, áo

the khăn xếp, tay sách tay thước, bên dưới là đám học trò ngoan ngoãn, ngây

ngô thể hiện tinh thần hiếu học và sự chuẩn mực, cao quý của nghề giáo. Những cái tên bất tử như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm trở thành tấm

gương đạo đức sáng ngời về học vấn. Như vậy, ngay từ khi đất nước còn sơ

khai, truyền thống tôn sư trọng đạo luôn được đề cao, nghề giáo luôn được

trọng dụng và được coi là sự hoàn thiện về học vấn và cung cách làm người. Trong thời kỳ Việt Nam đang dần bước sang giai đoạn quá độ lên Chủ nghĩa xã

hội, giáo dục trở thành nòng cốt trong xây dựng và phát triển đất nước. Chính

vì vậy, nghề giáo luôn được tôn kính và trọng dụng. Sau Cách mạng tháng Tám, đứng trước tình trạng "giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm", chính quyền đương

thời đã đề ra chính sách "Bình dân học vụ", người biết chữ dạy cho người

không biết chữ, không phân biệt già trẻ, gái trai, con cái dạy cho cha mẹ, phổ

cập chữ viết đến toàn thể nhân dân, mở các lớp học buổi tối cho những người

có nhu cầu học tập. Khi ấy, tầng lớp trí thức được coi là người dẫn đường chỉ

lối, truyền bá tư tưởng và hiểu biết đến với dân chúng.Tuy không được coi là

người thầy chính quy, nhưng họ luôn nhận được sự tôn trọng từ người dân, trở

thành công cụ đắc lực trong việc hoàn thiện và cải tổ đất nước. Ngày nay, tôn sư trọng đạo càng được thể hiện rõ nét.Không chỉ gói gọn trong

khuôn khổ thầy trò trong những bài giảng, tiết học, học trò có nghĩa vụ kính

yêu thầy cô mà ngay cả trong những nếp sinh hoạt thường nhật, truyền thống

ấy cũng được bộc lộ. Có rất nhiều những bài hát, bài thơ được chính những học

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!