Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Truyền thông tôn giáo từ năm 1990 đến nay (qua khảo sát trường hợp phật giáo và công giáo)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THÚY HÀ
truyÒn th«ng t«n gi¸o tõ n¨m 1990 ®Õn nay
(qua kh¶o s¸t tr-êng hîp phËt gi¸o vµ c«ng gi¸o)
Chuyên ngành : Tôn giáo học
Mã số : 62.22.90.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN QUỐC TUẤN
2. PGS.TS PHẠM MINH SƠN
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của
riêng tôi; Các số liệu nêu trong luận án tiến sĩ là trung
thực. Những kết luận khoa học luận án tiến sĩ của tôi chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ
Nguyễn Thúy Hà
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6
1.1. Tổng quan tư liệu, tài liệu về truyền thông tôn giáo 6
1.1.1. Các tư liệu, tài liệu liên quan gần đến đề tài luận án 6
1.1.2. Nguồn tư liệu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án 8
1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9
1.2.1. Những vấn đề lý luận chung về truyền thông 9
1.2.2. Những vấn đề về truyền thông tôn giáo nói chung 13
1.2.3. Những vấn đề về truyền thông Công giáo và Phật giáo 16
1.2.4. Vấn đề thực trạng truyền thông tôn giáo ở Việt Nam 21
1.3. Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và định
hướng nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án 24
1.3.1. Những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 24
1.3.2. Định hướng nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án 26
1.4. Khung phân tích lý thuyết 26
1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu 26
1.4.2. Lý thuyết nghiên cứu 27
1.4.3. Giả thuyết khoa học 27
1.5. Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án 28
Chƣơng 2: TÔN GIÁO, CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ
TRUYỀN THÔNG TÔN GIÁO 34
2.1. Tôn giáo và quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước ta từ năm 1990 đến nay 34
2.1.1. Tôn giáo ở Việt Nam 34
2.1.2. Quan điểm, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà
nước ta trong thời kỳ đổi mới đất nước 40
2.2. Truyền thông tôn giáo - khái niệm, kết cấu và chức năng 50
2.2.1. Khái niệm truyền thông tôn giáo 50
2.2.2. Cấu trúc của truyền thông tôn giáo 57
2.2.3. Chức năng của truyền thông tôn giáo 60
Tiểu kết chương 2 69
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG
VÀ NHÀ NƢỚC TA QUA KHẢO SÁT TRƢỜNG HỢP PHẬT
GIÁO VÀ CÔNG GIÁO 71
3.1. Những kết quả đạt được trong công tác truyền thông tôn giáo từ
phương diện chủ thể là cơ quan truyền thông của Đảng và Nhà nước 71
3.1.1. Truyền thông tôn giáo đã góp phần nâng cao nhận thức
cho cán bộ và chức sắc, tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt
quan điểm, chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng và
Nhà nước 71
3.1.2. Truyền thông tôn giáo đã góp phần tuyên truyền về công
tác tôn giáo, về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của công dân 74
3.1.3. Truyền thông tôn giáo tích cực cổ vũ đồng bào các tôn
giáo đóng góp sức người, sức của xây dựng quê hương
đất nước, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư,
làm tốt công tác từ thiện - xã hội 83
3.1.4. Truyền thông tôn giáo là vũ khí sắc bén để phản bác lại
những luận điệu xuyên tạc về tình hình tôn giáo và chính
sách tôn giáo ở Việt Nam của các thế lực thù địch 88
3.2. Hiệu quả truyền thông tôn giáo của Đảng và Nhà nước từ phương
diện đối tượng là tín đồ, chức sắc Phật giáo, Công giáo ở Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh 93
3.2.1. Thông tin về triển khai khảo sát 93
3.2.2. Thông tin về người Việt với truyền thông tôn giáo 94
3.2.3. Thông tin về Công giáo 97
3.2.4. Thông tin về Phật giáo 99
3.2.5. Thông tin đánh giá về báo và tạp chí đưa tin về tôn giáo 101
3.2.6. Thông tin đánh giá về truyền hình đưa tin về tôn giáo 105
3.3. Những khó khăn, hạn chế trong công tác truyền thông tôn giáo của
Đảng, Nhà nước 112
3.3.1. Những mặt hạn chế 112
3.3.2. Đánh giá thực trạng công tác tuyên truyền 114
116
Chƣơng 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRUYỀN THÔNG TÔN GIÁO Ở
NƢỚC TA HIỆN NAY 118
4.1. Những vấn đề đặt ra đối với truyền thông tôn giáo ở nước ta hiện nay 118
4.1.1. Chủ thể truyền thông tôn giáo của hệ thống chính trị cần
nâng cao năng lực và trách nhiệm trong việc xây dựng, hoàn
thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo phù hợp với tình hình
trong nước, quốc tế và đúng với quan điểm của Đảng 118
4.1.2. Truyền thông tôn giáo phải quan tâm giải quyết mâu thuẫn
giữa yêu cầu rất cao việc nhận thức đúng về chính sách,
pháp luật tôn giáo với trình độ văn hoá, dân trí không đồng
đều của nhân dân ta 119
4.1.3. Truyền thông tôn giáo đặt trong quá trình giải quyết mâu
thuẫn giữa sự chia rẽ dân tộc, chống phá chế độ của các thế
lực xấu, với việc tăng cường khối Đại đoàn kết toàn dân
tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 120
4.1.4. Truyền thông tôn giáo của hệ thống chính trị luôn đòi hỏi sự
phối hợp thống nhất, chặt chẽ giữa các bộ, ngành, tổ chức,
nhưng hiện nay sự phối hợp đó còn lỏng lẻo, chồng chéo và
lúng túng, vừa thiếu vừa thừa 121
4.2. Khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của truyền
thông tôn giáo ở nước ta 122
4.2.1. Đảng và Nhà nước cần có chiến lược quy hoạch phát triển
một hệ thống truyền thông tôn giáo của hệ thống chính trị
đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu xã hội trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay 122
4.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước
đối với công tác truyền thông tôn giáo 125
4.2.3. Đổi mới nội dung và hình thức truyền thông tôn giáo 129
4.2.4. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tuyên
truyền viên làm công tác truyền thông tôn giáo 137
KẾT LUẬN 141
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢLIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN
ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ 144
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 145
PHỤ LỤC 157
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Gia đình có các phương tiện 94
Biểu đồ 3.2: Thông tin về công giáo nói chung mà bản thân quan tâm 97
Biểu đồ 3.3: Thông tin về công giáo nói chung trên báo in mà bản
thân quan tâm 98
Biểu đồ 3.4: Thể loại/ hình thức thông điệp về Công giáo yêu thích
trong các tờ báo, tạp chí 98
Biểu đồ 3.5: Thông tin về Phật giáo nói chung mà bản thân quan tâm 99
Biểu đồ 3.6: Thể loại, hình thức thông điệp về Phật giáo yêu thích
trong các tờ báo, tạp chí 99
Biểu đồ 3.7: Thông tin về Phật giáo nói chung mà bản thân quan tâm 100
Biểu đồ 3.8: Đánh giá về việc đáp ứng nhu cầu thông tin về tôn giáo
nói chung trên báo và tạp chí phát hành ở địa phương 101
Biểu đồ 3.9: Tôn giáo nói chung: Thể loại/ hình thức thông điệp
yêu thích trong các tờ báo, tạp chí 103
Biểu đồ 3.10: Đánh giá báo Đại đoàn kết, Giác ngộ đưa tin về tôn
giáo nói chung 104
Biểu đồ 3.11: Mức độ thường xuyên xem truyền hình trong tháng
vừa rồi 105
Biểu đồ 3.12: Thông tin về tôn giáo nói chung mà bản thân quan tâm 106
Biểu đồ 3.13: Thông tin về công giáo nói chung mà bản thân quan tâm 107
Biểu đồ 3.14: Thông tin người Phật giáo quan tâm 107
Biểu đồ 3.15: Đánh giá truyền hình đưa tin về tôn giáo nói chung 108
Biểu đồ 3.16: Đánh giá truyền hình đưa tin về công giáo 109
Biểu đồ 3.17: Đánh giá truyền hình đưa tin về Phật giáo 110
Biểu đồ 3.18: Tôn giáo nói chung: Thể loại/ hình thức thông điệp
yêu thích khi xem truyền hình 111
Biểu đồ 3.19: Đánh giá kênh truyền hình đưa tin về tôn giáo nói chung 111
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, với 24 triệu người có đạo, chiếm
27% dân số cả nước và đến nay đã có 13 tôn giáo, với gần 40 tổ chức tôn giáo
được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và cấp đăng ký hoạt động. Các
tôn giáo ở nước ta có gần 82.000 chức sắc và nhà tu hành; hơn 250.000 chức
việc và trên 25.000 cơ sở thờ tự, cùng một hệ thống các học viện, trường đào
tạo những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp. [18]
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước ta có nhiều
chủ trương, chính sách đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho nhân dân.
Để đưa chính sách, pháp luật tôn giáo của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống, đồng
thời phản ảnh kịp thời tình hình tôn giáo quốc gia và quốc tế, cũng như các hoạt
động truyền đạo, hành đạo và quản đạo của chức sắc, tín đồ các tôn giáo ở nước
ta, công tác truyền thông tôn giáo đóng vai trò rất quan trọng.
Những năm qua, công tác truyền thông tôn giáo đã được Đảng, Nhà
nước thường xuyên quan tâm. Sự quan tâm đó được thể hiện ở nhiều phương
diện, từ việc thành lập các tờ báo, tạp chí, mở rộng các phương tiện truyền
thông đại chúng, cho đến đa dạng hóa nội dung truyền thông tôn giáo. Trong
đó, một số tôn giáo, như Phật giáo, Công giáo, cũng đã được Nhà nước chấp
thuận cho ra báo, tạp chí của mình. Các báo, tạp chí, phát thanh và truyền
hình đã đưa thông tin chính thống một cách nhanh chóng, chính xác đến mọi
đối tượng, trong đó có hàng triệu đồng bào tôn giáo là người Việt Nam ở
trong và ngoài nước. Chủ thể truyền thông, nhất là Đảng và Nhà nước, đã
định hướng dư luận trên lĩnh vực tôn giáo, giúp người dân có và không có tôn
giáo nhận thức đúng đắn về thực chất của tình hình tín ngưỡng, tôn giáo; về
quan điểm, chính sách tôn giáo trước sau như một của Đảng và Nhà nước.
Qua đó cũng góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh chống những luận
điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực xấu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống
2
phá cách mạng, góp phần củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nhờ vậy, đời
sống tôn giáo đã có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của các lĩnh vực
kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị thời kỳ đất nước đổi mới.
Tuy vậy, thực tiễn đa dạng của đời sống tôn giáo đã và đang yêu cầu
công tác truyền thông tôn giáo nói chung và truyền thông về chính sách, pháp
luật tôn giáo nói riêng của hệ thống chính trị Việt Nam đã và đang đặt ra nhiều
vấn đề cần phải được quan tâm giải quyết cả về trước mắt cũng như lâu dài. Đó
là: nhận thức về truyền thông tôn giáo hiện nay cần nâng cao hơn nữa cả về tính
khách quan khoa học và tính đảng; các vấn đề thông tin sao cho khách quan và
cập nhật hơn; các thông điệp cần chính xác, rõ ràng hơn; chất lượng nội dung và
hình thức thông tin, thông điệp phù hợp hơn, sớm đến với các tầng lớp, cộng
đồng đối tượng cụ thể; các phương tiện truyền thông cần đa dạng, hiện đại hơn
và nhất là, đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông phải có phẩm chất và năng
lực cao hơn nữa. Mặt khác, công tác quản lý nhà nước đối với truyền thông tôn
giáo của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam, cũng phải được đổi mới cả về nội
dung và phương thức quản lý, sao cho phù hợp với sự phát triển của trình độ
công nghệ thông tin đương đại, cũng như phù hợp với sự biến đổi mau lẹ của đời
sống tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Tình hình đó đặt ra yêu cầu đối với chủ thể lãnh đạo, quản lý xã hội
nước ta là phải nghiên cứu thấu đáo vấn đề truyền thông tôn giáo, để làm cơ
sở khoa học trực tiếp cho việc hoạch định và thực thi chính sách tôn giáo,
nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn
giáo của nhân dân, góp phần củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Những vấn đề đặt ra trên đây và những yêu cầu đối với công tác
truyền thông tôn giáo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội thuộc hệ thống chính trị Việt Nam, đã thực sự trở thành
những vấn đề cấp bách cả về lý luận và thực tiễn hiện nay.
3
Nhận thức nghiêm túc về điều đó, nghiên cứu sinh lựa chọn và triển
khai đề tài: "Truyền thông tôn giáo từ năm 1990 đến nay (qua khảo sát
trường hợp Phật giáo và Công giáo)", làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên
ngành tôn giáo học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Làm rõ về khái niệm truyền thông tôn giáo, về
tôn g Việt Nam, chủ thể chủ yếu, được đối tượng
tiếp nhận là tín đồ, chức sắc tôn giáo nhận xét đánh giá qua khảo sát đồng bào
Công giáo và Phật giáo ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số
khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông tôn giáo, đảm
bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên đây, luận án có nhiệm vụ:
- Khái quát những vấn đề chung về tôn giáo, chính sách tôn giáo và
truyền thông, định nghĩa và nghiên cứu vấn đề về truyền thông tôn giáo ở
nước ta hiện nay.
- Khảo sát thực trạng truyền thông về tôn giáo của Đảng và Nhà nước
qua khảo sát về vai trò, vị trí, phương thức, nội dung và tính hiệu quả, kết quả
đối với tín đồ, chức sắc Phật giáo và Công giáo, với tư cách là đối tượng
truyền thông tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
- Rút ra một số nhận xét về vấn đề nổi cộm đặt ra từ truyền thông tôn
giáo của Đảng, Nhà nước và khuyến nghị có tính giải pháp đối với công tác
truyền thông tôn giáo để đạt hiệu quả cao.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung làm rõ về trường hợp truyền thông tôn giáo với chủ thể là:
(1) chủ yếu là các cơ quan truyền thông của Đảng và Nhà nước, (2) giáo hội
4
Công giáo và Phật giáo, qua một số báo, tạp chí, kênh truyền thông; đối tượng
tiếp nhận truyền thông là tín đồ, chức sắc tôn giáo, qua Phật giáo và Công
giáo, từ việc họ tiếp nhận, đánh giá nội dung, hiệu quả truyền thông đó là vấn
đề tôn giáo, chính sách, pháp luật tôn giáo, chất lượng, hiệu quả truyền thông
và các phương tiện truyền thông.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, chủ yếu tập trung nghiên cứu vấn đề hiệu quả truyền
thông tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, qua nhận thức của các đối tượng là
tín đồ, chức sắc Phật giáo và Công giáo ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Về thời gian, nghiên cứu vấn đề truyền thông tôn giáo từ năm 1990
đến nay, khi có Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16/10/1990, của Bộ Chính
trị, Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án, đó là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và những thành quả nghiên cứu lý luận đã đạt
được trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và lĩnh vực truyền thông.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được triển khai trong sự vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành tôn giáo học và liên ngành, như truyền thông học,
xã hội học, sử học, văn hóa học và chính trị học...
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Luận án xây dựng và phân tích khái niệm truyền thông tôn giáo dưới
góc độ của khoa học liên ngành, đó là truyền thông học và tôn giáo học.
- Luận án thông qua việc khảo sát xã hội học nhận thức của tín đồ, chức
sắc đạo Công giáo và Phật giáo để làm sáng tỏ chất lượng và hiệu quả của
truyền thông tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
5
- Luận án đề xuất khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
của truyền thông tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Luận án là một đóng góp đáng kể, khi được sử dụng trong công tác
tôn giáo nói chung và công tác truyền thông tôn giáo nói riêng ở Việt Nam.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu
và giảng dạy bộ môn tôn giáo học và truyền thông học về tôn giáo tại các học
viện, các trường đại học khoa học xã hội ở nước ta.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận án có kết cấu chủ yếu gồm 4 chương, 13 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TƢ LIỆU, TÀI LIỆU VỀ TRUYỀN THÔNG TÔN GIÁO
1.1.1. Các tƣ liệu, tài liệu liên quan gần đến đề tài luận án
Các tư liệu, tài liệu liên quan gián tiếp đến đề tài luận án bao gồm các
sách chuyên khảo, kỷ yếu hội thảo, các bài đăng trong tạp chí chuyên ngành,
các văn bản của Đảng và Nhà nước ta… mà tác giả đã tham khảo trong quá
trình triển khai đề tài luận án. Dưới đây là một số tư liệu, tài liệu tiêu biểu.
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu cơ bản về tôn giáo đương đại,
tiêu biểu như: A. Toffler (1990), Làn sóng thứ ba; Huntington (2001), Sự va
chạm của các nền văn minh; A. Malreaux (2000), Sự quay trở lại của tâm
thức tôn giáo và thế kỷ XXI là thế kỷ của tâm linh); Linda Woodhead (2011),
Religions in the Modern World; GS. TS. Đỗ Quang Hưng (2010), Toàn cầu
hóa tôn giáo - Khái niệm, biểu hiện và vấn đề đặt ra,…
Các công trình này, bên cạnh những dự báo về những biến đổi vô
cùng to lớn của thế giới hôm nay và ngày mai, trong đó đã đưa ra những phân
tích sâu sắc, thuyết phục về tình hình tôn giáo nói chung và một số tôn giáo
lớn của thế giới, như đạo Công giáo, Hồi giáo… Đây thực sự là những khám
phá mới, có nhiều giá trị về nhận thức và thực tiễn.
Thứ hai, các tác phẩm nghiên cứu sâu về Phật giáo và Công giáo: Lưu
Bành (2002) Mười tôn giáo lớn trên thế giới; Dương Phượng Cương (2006),
Ba thị trường màu sắc tôn giáo Trung Quốc; Giác Dũng (2002), Lịch sử Phật
giáo Nhật Bản; Lê Tâm Đắc (2010), Một số nhân vật tiêu biểu trong phong
trào chấn hưng Phật giáo ở Châu Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Hoàng
Văn Chung (2011), bài Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 2, Giới thiệu về tôn
7
giáo ở Hàn Quốc; Tòa Thánh Vatican (2010), Niên giám của Tòa thánh về số
lượng và chất lượng đội ngũ giáo sĩ Kitô giáo trên thế giới…
Các công trình đó đã đi sâu nghiên cứu về Phật giáo và Công giáo trên
thế giới và ở Việt Nam thời hiện đại. Trong đó khẳng định: Công giáo có xu
thế phát triển mạnh, thậm chí lấn át cả Phật giáo và sự thay đổi đáng kể về tổ
chức Giáo hội, trong đó cơ quan truyền thông được xem trọng. Còn Phật giáo,
nhất là ở Việt Nam, luôn được xem là gắn bó chặt chẽ với dân tộc, được coi là
những di sản văn hóa quan trọng, cần được truyền thông quảng bá rộng rãi.
Hoặc nguời Hàn Quốc, với tư duy cởi mở, khoan dung tôn giáo, đã liên tục
thu nhận tôn giáo nước ngoài và sáng tạo những tư tưởng tôn giáo cùng với
cách thực hành của riêng mình. Các tác giả đều đi đến khẳng định, tôn giáo đã
góp phần hình thành nên diện mạo văn hóa hiện nay, vừa đa dạng, vừa sống
động, rất truyền thống và cũng không kém phần hiện đại, thể hiện ở mọi hoạt
động, trong đó có hoạt động truyền thông.
Thứ ba, các văn bản của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và chính sách,
pháp luật tôn giáo, Đảng Cộng sản Việt Nam (1990), Nghị quyết số 24-NQ/TW
về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới; Đảng Cộng sản Việt
Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
khóa VIII về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Đảng
Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị số 37/ CT-TW của Bộ Chính trị về công
tác tôn giáo trong tình hình mới; Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, về công tác tôn giáo;
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11,
Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Chính phủ (2005), Nghị định số 22/2005/NĐCP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;
Chính phủ (2012), Nghị định số 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện
pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.
Các văn bản trên đây mang tính định hướng, chỉ đạo, giải thích,
hướng dẫn và giải quyết trong đời sống tôn giáo và đối với công tác tôn giáo
8
của hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay. Trong đó có những tư tưởng, quan
điểm chỉ đạo, đánh giá và hướng dẫn đối với ngành truyền thông của Đảng,
Nhà nước ta về tôn giáo.
1.1.2. Nguồn tƣ liệu liên quan trực tiếp đến đề tài luận án
Thứ nhất, những tài liệu về truyền thông nói chung.
Nguyễn Ngọc Sơn (10/2006), Vài nét về hiện trạng truyền thông xã
hội tại Việt Nam; Phạm Minh Sơn, Nguyễn Thị Quế (2010), Truyền thông đại
chúng trong công tác Thông tin đối ngoại của Việt Nam hiện nay, Nxb Chính
trị - Hành chính, Hà Nội; Nữ tu Mai Thành (2009), Tiến trình phát triển
ngành truyền thông điện tử, trang web: www.vietvatican.net.
Thứ hai, những tài liệu liên quan đến truyền thông tôn giáo nói chung.
Tiêu biểu là: Hoàng Thị Thùy Dương (2010), Hoạt động truyền thông về vấn
đề tôn giáo trên báo in Việt Nam hiện nay; Trần Lưu (2001), Báo chí hiện
Việt Nam hiện nay với vấn đề tôn giáo- tín ngưỡng.
Thứ ba, những tài liệu liên quan đến truyền thông tôn giáo của Đảng
và Nhà nước ta. Có thể kể ra: GS. Đặng Nghiêm Vạn (1998), Những vấn đề lý
luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn
Đức Lữ, chủ biên (2008), Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt
Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội; Đỗ Quang Hưng (2008), Vấn đề tôn giáo trong
cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội; Ngô Hữu
Thảo (2012), Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác - Lênin đến thực tiễn Việt
Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội; Nguyễn Quốc Tuấn, chủ nhiệm,
(2012), Đặc điểm và vai trò của phật giáo Việt Nam ở thế kỷ 20, đề tài nghiên
cứu khoa học.
Thứ tư, những tài liệu liên quan đến truyền thông tôn giáo của Phật
giáo và Công giáo ở Việt Nam: Lại Trọng Bình (1996), Thử tìm hiểu những tờ
báo Công giáo hiện nay; Phạm Minh Đức (1997), Hiện trạng tình hình Đạo
9
Công giáo Việt Nam hiện nay trên báo chính nghĩa và người Công giáo Việt
Nam; Lê Đình Bảng (2009), Hành trình 100 năm báo chí Công giáo Việt
Nam, Hà Nội, Nxb Tôn Giáo; Hòa thượng Thích Gia Quang (2/2013), Truyền
thông - phương tiện hữu hiệu nhất truyền tải Chính pháp, Vietnamnet.vn;
Ngọc Lan (2009), Luân Lý Mạng, Báo Hiệp Thông (Bản tin của Hội đồng
Giám mục Việt Nam) số 51, 2008 và số 52; Hội đồng Toà thánh về Truyền
thông xã hội, Đạo đức trong Truyền thông, Roma, 2002, Số 1; Minh Thạch
(2010), Diện mạo phiến diện của truyền thông Phật giáo Việt Nam hiện đại,
Tập san Pháp luân 74; An Thư (2/2013), Truyền thông - "Phép nhiệm màu"
để Phật pháp đến với đại chúng, Vietnamnet.vn; Phạm Nhật Vũ (2010),
Truyền thông Phật giáo Việt Nam sẽ làm gì?, website Kienthuc.net.vn;...
Các công trình trên đã đưa ra quan niệm về truyền thông, truyền thông
đại chúng nói chung và vai trò của truyền thông trong xã hội hiện đại. Nó
cũng đề cập tới truyền thông tôn giáo với chủ thể là các tổ chức tôn giáo Việt
Nam và Đảng, Nhà nước ta. Đồng thời cũng có các công trình luận bàn về
truyền thông của các tôn giáo cụ thể, song chủ yếu là của Phật giáo và đạo
Công giáo. Một số tài liệu đó đã có những đánh giá về hiện trạng truyền thông
xã hội và truyền thông tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.2.1. Những vấn đề lý luận chung về truyền thông
Vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông đã được nhiều công trình
nghiên cứu, trở thành nền tảng lý luận cho việc nghiên cứu về truyền thông
tôn giáo. Có thể kể đến những nghiên cứu sau:
- Giáo trình khoa học về truyền thông (2010), Học viện Báo chí và
Tuyên truyền. Giáo trình này đã đưa ra các quan niệm, các định nghĩa về
truyền thông nói chung, từ đó đi sâu luận giải về truyền thông học, với các
phân tích về nội hàm và ngoại diên khái niệm khoa học về truyền thông. Đây