Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Triết học là khoa học
MIỄN PHÍ
Số trang
29
Kích thước
239.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1422

Triết học là khoa học

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Ldthieu sưu tầm 1

Liệu triết học có phải là khoa học không?

Ở mỗi thời, mỗi trường phái triết học đều có những quan điểm khác nhau về triết

học.

Khởi thuỷ triết học ở phương Tây có ý nghĩa là yêu thích sự thông thái. Philos (Greek)

= theo đuổi, Sophos (Greek) = khôn ngoan. Triết học mang nghĩa là Theo đuổi sự khôn

ngoan. Ở thời điểm triết học ra đời thì khoa học theo nghĩa là một hình thái ý thức xã

hội phản ánh hiện thực khách quan (bằng hệ thống chân lý về thế giới được diễn đạt

bằng các khái niệm, giả thuyết, học thuyết, nguyên lý... thông qua hoạt động nghiên cứu

khoa học đặc thù) vẫn còn chưa xuất hiện.

Trong quá trình phát triển, triết học ngày một đa dạng, phức tạp hơn và thường xuyên

biến đổi, có thâm nhập trao đổi qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác: khoa học,

nghệ thuật, mỹ học, tôn giáo… Chúng ta có thể nói đến mối quan hệ qua lại giữa khoa

học và triết học nhưng có nhiều sách báo, học giả quan điểm đồng nhất chúng với nhau,

có nghĩa là: Triết học chính là Khoa học. Chúng ta thường gặp những phát biểu như sau

về triết học: “triết học là ngành khoa học về tự nhiên, xã hội, tư duy... “

“Có thực triết học là khoa học không?” gắn với sự nghi ngờ về tính chất của ngành này

là một câu hỏi khoa học chân chính, một câu hỏi triết học đối với chúng ta. Triết gia và

những người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức đúng về ngành Triết

học để soi lại mình và định hướng để cho triết học phát triển tiếp.

A. Quan điểm coi Triết học không phải là Khoa học cho rằng triết học chưa bao giờ và

sẽ chẳng bao giờ là khoa học cả.

Việc đồng nhất Triết học là khoa học của khoa học hay là như một ngành khoa học nào

đó cũng cần phải xem xét lại. Quan điểm này dựa trên 7 đặc điểm khác biệt cơ bản giữa

triết học và khoa học:

1. Ở mức độ này hay khác thì tất cả các kết luận của khoa học phải được chứng minh

nhờ các sự kiện, quan sát và thực nghiệm. Nhưng triết học lại thờ ơ với việc xác nhận

này.

2. Các khẳng định khoa học được kiểm tra một cách kinh nghiệm và có thể bác bỏ bởi

thí nghiệm. Nhưng những khẳng định của triết học không được kiểm tra và không bị

bác bỏ.

3. Trong mỗi khoa học thường tồn tại một lý luận cơ bản mà ở thời kỳ nhất định phần

lớn các nhà khoa học đều ủng hộ lý luận ấy. Ngược lại triết học không có lý luận thống

trị mà đa trường phái, đa trào lưu, đa xu hướng.

4. Khoa học sử dụng một cách rộng rãi sự quan sát, đo lường và thực nghiệm. Nó

thường hướng đến quy nạp và dựa vào sự khái quát hoá. Nhà triết học thì không , làm

Ldthieu sưu tầm 2

quan sát/thí nghiệm, thu thập các sự kiện. Anh ta sử dụng phương pháp tiên đề kiểu

toán học, tiên đề không cần những luận chứng thực tế như thực nghiệm.

5. Trong khoa học luôn tồn tại các vấn đề mọi người thừa nhận và cùng khám phá. Còn

triết học không có những vấn đề được thừa nhận chung.

6. Mỗi khoa học cụ thể đều có ngôn ngữ đặc thù của ngành mình. Ngôn ngữ chung tạo

khả năng trao đổi và thể hiện các kết quả giữa các khoa học gia. Thế còn ngôn ngữ triết

học lại không xác định. Mỗi triết gia đều muốn đưa nội dung riêng, ý nghĩa riêng của

những thuật ngữ quen thuộc vào khái niệm của mình.

7. Khoa học đem lại cho chúng ta chân lý nghĩa là phản ánh tương ứng hiện thực trong

hình thức các khái niệm, định luật và lý luận khoa học. Triết học lại không chỉ phản ánh

hiện thực mà còn mô tả việc cải tạo thực tiễn - nên làm thế nào để tốt đẹp hơn... Không

thể đặt một mệnh đề triết học vào các sự kiện thực nghiệm với mục đích khẳng định

hay bác bỏ nó.

Theo quan điểm này triết học không phải chỉ là khoa học mà nó là hệ thống hoàn chỉnh

các quan điểm về thế giới, về vị trí của mình ở trong thế giới và xã hội. Nét đặc trưng

của thế giới quan là ở chỗ cùng với một số khái niệm về thế giới, nó bao hàm cả trong

mình mối quan hệ với thế giới, sự đánh giá thế giới từ luận điểm của các giá trị, lý

tưởng nào đó...

Những mối quan hệ thế giới quan và sự đánh giá luôn luôn là chủ quan, chúng được xác

định bởi những đặc điểm của người mang thế giới quan, bởi vị trí và quyền lợi của

người đó trong xã hội... Vậy triết học luôn mang tính cá nhân.

Nếu theo cách nhìn như vậy thì triết gia phải thấy rõ điều quan trọng mô tả được thế

giới quan của cá nhân mình. Chúng ta cũng nhìn triết học như lịch sử vận động thế giới

quan của các cá nhân. Chúng ta không phải chỉ tìm kiếm những giá trị chung mà hình

thành và thể hiện sự nhìn nhận riêng với thế giới, mối quan hệ cá nhân với thế giới...

Quan điểm này giải thích được vấn đề tại sao các quan điểm của cá nhân là khoa học

gia hay những người không liên quan đến hoạt động khoa học lại vẫn được coi là quan

điểm có “mang tính triết học”. Đó là bởi những quan điểm ấy đóng góp hình thành nên

hệ thống hoàn chỉnh các quan điểm về thế giới cho một cá nhân hay cộng đồng.

Khi đã coi triết học không phải là khoa học, việc còn lại là chúng ta xem xét mối quan

hệ giữa chúng với nhau. Có quan điểm cho rằng đó là loại quan hệ chủ thể - khách thể

đối lập nhau. Các ngành khoa học như vật lý, hoá học… thể hiện nhân tố đối lập giữa

chủ thể và khách thể, sự nhận thức của chúng tất yếu phải loại trừ cái chủ thể trong tri

thức. Ngược lại, dù có những sự khác nhau, các học thuyết triết học đều thể hiện nhân

tố đồng nhất chủ thể và khách thể.

“Thế giới nhập vào trong cấu trúc của tự ý thức với tư cách là khách thể của chính sự

đồng nhất của ý thức”. Bởi thế trong sự nhìn nhận triết học, thế giới gắn bó bên trong

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!