Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Quán triệt bài học “lấy dân làm  gốc” của Đảng trong giáo dục vai trò  làm chủ của sinh viên ở trường Đại  học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên
PREMIUM
Số trang
117
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1104

Quán triệt bài học “lấy dân làm gốc” của Đảng trong giáo dục vai trò làm chủ của sinh viên ở trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI NHƯ QUỲNH

QUÁN TRIỆT BÀI HỌC “LẤY DÂN LÀM GỐC”

CỦA ĐẢNG TRONG GIÁO DỤC VAI TRÒ LÀM CHỦ

CỦA SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ

QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2016

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI NHƯ QUỲNH

QUÁN TRIỆT BÀI HỌC “LẤY DÂN LÀM GỐC”

CỦA ĐẢNG TRONG GIÁO DỤC VAI TRÒ LÀM CHỦ

CỦA SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ

QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: LL & PPDH Bộ môn Lý luận chính trị

Mã số: 60.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đồng Văn Quân

THÁI NGUYÊN - 2016

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết

quả trong luận văn là trung thực và là thành quả của sự nỗ lực, cố gắng trong

suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Đề tài của tôi chưa từng được ai công bố hoặc

sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016

Tác giả luận văn

Bùi Như Quỳnh

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên cho tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu và quý thầy cô

giáo khoa Giáo dục Chính trị, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Sư phạm - Đại học

Thái Nguyên cùng các nhà khoa học, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, góp

ý, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu

và hoàn thành luận văn.

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo và bạn bè đồng

nghiệp đã cung cấp và chia sẻ tư liệu cần thiết hỗ trợ tác giả trong quá trình

nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Đặc biệt tôi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới

người hướng dẫn khoa học - TS. Đồng Văn Quân - người thầy đã tận tình

giúp đỡ và hướng dẫn, động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và

hoàn thành luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016

Tác giả luận văn

Bùi Như Quỳnh

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii

MỤC LỤC .........................................................................................................iii

MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ........................................................ 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................... 4

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài ..................................... 4

5. Đóng góp của đề tài......................................................................................... 4

6. Kết cấu của luận văn........................................................................................ 4

Chương 1 TƯ TƯỞNG “DÂN LÀ GỐC” VÀ BÀI HỌC “LẤY DÂN LÀM

GỐC” CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM................................................ 5

1.1. Lich s ̣ ử vấn đề nghiên cứu............................................................................ 5

1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài...................................................... 5

1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ...................................................... 8

1.2. Tư tưởng “dân là gốc” và bài học “lấy dân làm gốc” của Đảng Cộng sản

Việt Nam............................................................................................................ 10

1.2.1. Tư tưởng “dân là gốc” trong triết học Trung Quốc cổ đại ...................... 10

1.2.2. Tư tưởng dân là gốc nước trong lịch sử tư tưởng Việt Nam................... 13

1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân là gốc ..................................................... 25

1.2.4. Bài học lấy “dân làm gốc” của Đảng cộng sản Việt Nam....................... 34

Kết luận chương 1.............................................................................................. 40

Chương 2 GIÁO DỤC VAI TRÒ LÀM CHỦ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG

ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN... 42

2.1. Sựcần thiết và nôi dung gi ̣ áo duc vai tr ̣ ò

làm chủ của sinh viên trường Đại

học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên............................................ 42

iv

2.1.1. Sự cần thiết phải giáo dục vai trò làm chủ của sinh viên trường Đại học

Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên .................................................. 42

2.1.2. Nội dung tăng cường giáo dục vai trò làm chủ của sinh viên trường Đại

học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên............................................ 53

2.2. Những thành tựu đạt được trong thực hiện quyền làm chủ của sinh viên

trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên......................... 55

2.2.1. Làm chủ trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống 55

2.2.2. Tham gia làm chủ lớp học, khoa, Nhà trường......................................... 57

2.2.3. Làm chủ trong công tác đoàn thể, xã hội ................................................ 62

2.2.4. Làm chủ trong rèn luyện, học tập, nghiên cứu khoa học ........................ 63

2.3. Những hạn chế trong thực hiện quyền làm chủ của sinh viên trường Đại

học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên............................................ 65

2.4. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong thực hiện quyền làm chủ của

sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên ......... 67

2.4.1. Nguyên nhân của những thành tựu.......................................................... 67

2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế............................................................. 71

Kết luận chương 2.............................................................................................. 78

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ

LÀM CHỦ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN

TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN........................................................... 79

3.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức dân chủ của sinh viên ở trường Đại

học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên hiện nay.............................. 79

3.1.1. Phải tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

cho sinh viên...................................................................................................... 79

3.1.2. Tăng cường giáo dục, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định, quy chế của ngành cho sinh viên80

3.2. Nhóm giải pháp làm thay đổi quan niêm v ̣ ề vi ̣trí và vai trò của ngườ

i hoc ̣

trong hoat đ̣ ông d ̣ ay ṿ à hoc̣ ................................................................................ 80

v

3.2.1. Thay đổi phương thức đào tạo theo hướng lấy người học làm trung tâm......80

3.2.2. Giáo dục vai trò làm chủ của sinh viên trong quá trình học tập, nghiên

cứu khoa học và sinh hoạt ................................................................................. 87

3.3. Nhóm giải pháp tăng cường giáo dục ý thức làm chủ cho sinh viên, hoàn

thiện hệ thống văn bản quản lý về quyền làm chủ của sinh viên ...................... 88

3.3.1. Tăng cường giáo dục ý thức làm chủ cho sinh viên................................ 88

3.3.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý về quyền làm chủ của sinh viên .. 89

3.4. Nhóm giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể

quần chúng trong việc giáo dục vai trò làm chủ của sinh viên ......................... 90

3.4.1. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ trường Đai ḥ oc Kinh t ̣ ế và Quản

tri Kinh doanh Th ̣ á

i Nguyên.............................................................................. 90

3.4.2. Tăng cường vai trò của các cấp chính quyền trong giáo dục vai trò làm

chủ của sinh viên ............................................................................................... 92

3.4.3. Phát huy dân chủ trong hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên và Hội

Sinh viên ở trường Đai ḥ oc Kinh t ̣ ế và Quản tri ̣Kinh doanh Thá

i Nguyên ..... 93

Kết luận chương 3.............................................................................................. 96

KẾT LUẬN....................................................................................................... 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 99

PHỤ LỤC

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong lịch sử Việt Nam, từ thời kì tự chủ, các triều đại đã có những quan

điểm về vai trò của nhân dân trong đường hướng lãnh đạo đất nước. Thời Lý -

Trần, các nhà tư tưởng rất chú ý đến “ý dân”, “lòng dân” và việc “khoan thứ

sức dân”. “Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách để

giữ nước” [10, tr. 88-89]. Đến thời Hậu Lê, quan điểm về nhân dân càng được

chú trọng, Hoàng Ngũ Phúc đã có quan điểm về nhân dân như sau: “Nước lấy

dân làm gốc, nước bình yên, nước hãy để dân yên. Dân lấy nước làm lòng, khi

nhiễu sự dân ra gánh vác...” [dẫn theo 54]. Có thể nói, tư tưởng lấy dân làm

gốc được hình thành từ những buổi đầu lịch sử tự chủ dân tộc và phát triển qua

các triều đại.

Tư tưởng “lấy dân làm gốc” ấy thấm sâu vào lòng người dân đất Việt từ

đời này sang đời khác, góp phần làm nên lịch sử dựng nước và giữ nước của

dân tộc Việt Nam. Nếu phân tích một cách khoa học, tư tưởng lấy dân làm gốc

vẫn giữ nguyên giá trị nhân văn trong cả thời chiến lẫn thời bình. Nó phản ánh

văn hóa của một dân tộc mà nhân dân luôn có tinh thần yêu nước, tinh thần tự

tôn và yêu chuộng hòa bình. Kế thừa và phát huy truyền thống quý báu đó, Chủ

tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng tư

tưởng ấy, kết hợp với chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo để lãnh đạo con

thuyền cách mạng Việt Nam cập bến vinh quang. Trong suốt cuộc đời hoạt

động cách mạng của mình, Người luôn nghĩ: “Dân là gốc của một nước, nước

lấy dân làm gốc” [dẫn theo 55]. Qua đó Người khẳng định: “Cách mạng là sự

nghiệp của quần chúng chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng

nào. Thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng đã tổ chức và phát huy lực lượng

cách mạng vô tận của nhân dân” [dẫn theo 55].

2

Trong cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân, có dân là

có tất cả. Đó là phương pháp luận trong tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người đã từng nói “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu

cũng xong” [37, tr. 495]. Nhưng muốn tập hợp được dân, muốn dân sẵn sàng

hy sinh của cải và tính mạng cho đất nước thì trước hết người lãnh đạo, người

Đảng viên phải gương mẫu làm trước, hy sinh trước.

Hơn 80 năm qua, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng luôn

coi trọng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt từ Đại hội VI - Đại hội

mở đầu cho công cuộc đổi mới đến nay, nhận thức của Đảng về đại đoàn kết

dân tộc có những phát triển mới và quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc. Từ thực

tiễn, Đại hội nêu lên những bài học quan trọng. Một là, trong toàn bộ hoạt động

của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát

huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Hai là, Đảng phải luôn luôn xuất

phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực

nhận thức và hành động theo quy luật khách quan là điều kiện bảo đảm sự lãnh

đạo đúng đắn của Đảng. Ba là, phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức

mạnh của thời đại trong điều kiện mới. Bốn là, phải xây dựng Đảng ngang tầm

nhiệm vụ chính trị của một Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc

cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Ngày 01 tháng 3 năm 2000, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành

quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT về việc ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ

trong hoạt động của nhà trường”. Quyết định này đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ

của người học, người dạy, của các tổ chức trong việc phát huy dân chủ ở nhà trường.

Tuy vậy, thực tế cho thấy, vấn đề giáo dục ý thức làm chủ cho sinh viên

trong các trường học nói chung và trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh

doanh chưa được thực hiện tốt theo tinh thần của quyết định 04/2000 của bộ

Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, tăng cường ý thức tự làm chủ cho sinh viên trong

nhà trường là một việc làm cần thiết, có tác dụng to lớn trong việc thực thi tốt

3

nhất, có hiệu quả nhất những điều Luật Giáo dục quy định theo phương châm

“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của nhà trường

thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo cho công

dân, cơ quan, tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia

xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì

dân. Phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà

giáo, người học, đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà trường theo luật định, góp

phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường,

ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển

giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp Nhà nước.

Vì lý do trên, chúng tôi xin chọn đề tài “Quán triệt bài học “lấy dân làm

gốc” của Đảng trong giáo dục vai trò làm chủ của sinh viên ở trường Đại

học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

2.1. Mục đích nghiên cứu

Từ việc phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề làm chủ của sinh

viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, luận văn chỉ

ra những nguyên nhân của thực trạng đó, đồng thời nêu ra một số giải pháp

nhằm giáo dục vai trò làm chủ cho sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản

trị Kinh doanh Thái Nguyên.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Phân tích, luận chứng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tăng cường giáo

dục vai trò làm chủ cho sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh

doanh Thái Nguyên.

Phân tích thực trạng và nguyên nhân của thực trạng giáo dục vai trò làm chủ

cho sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò làm chủ của sinh viên

trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên.

4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu

“Tăng cường giáo dục vai trò làm chủ cho sinh viên trường Đại học Kinh

tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên”

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát, thăm dò vai trò làm chủ của sinh viên trường Đại học Kinh tế

và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên trong 5 năm trở lại đây (2010-2015).

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

4.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp

luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng

Cộng sản Việt Nam về con người, về phát triển con người và về vai trò của

quần chúng nhân dân trong lịch sử.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu của

chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, đề tài còn

sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử - logic, so sánh, xin ý

kiến chuyên gia, khảo sát, điều tra xã hội học…

5. Đóng góp của đề tài

Đề tài đã chỉ ra được một số hướng nghiên cứu vấn đề dân chủ trong

lịch sử tư tưởng của nhân loại cũng như vấn đề con người, phát triển con

người và vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Trên cơ sở đó, khái

quát các vấn đề nghiên cứu, đưa ra những nhận xét, đánh giá các công trình

đã nói trên.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung

luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!