Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Triển vọng và biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành Da Giày Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỤC LỤC
Phần I Tổng quan tình hình FDI trên thế giới gần đây
Phần II: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một
số ngành mũi nhọn ở Việt Nam
A - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da Giày Việt Nam
I. Tổng quan ngành Da Giày Việt Nam
II. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da Giày Việt Nam
1.Tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành Da Giày trong giai đoạn 1990-6/2000
2. Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da Giày Việt Nam
III. Triển vọng và biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài
vào ngành Da Giày Việt Nam
1Phướng hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Da Giày
2. Những biện pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
B- Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam
I. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam
1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may
2. Hiệu quả của việc thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành Dệt May
II. Triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Dệt May
1. Dự báo nhu cầu vốn cho ngành dệt may giai đoạn 2001 – 2010
2. Phương hướng đầu tư phát triển trong giai đoạn 2001 – 2010
3. Những vấn đề cần thực hiện để thu hút đầu tư trực tiếp vào
ngành dệt may có hiệu quả
Phần III. Kết luận
1
LỜI NÓI ĐẦU
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối vói sự phát triển kinh tế
của một quốc gia. Hiện nay, xu thế hợp tác cùng phát triển đã thay thế cho cấm
vận, bao vây kinh tế giữa các quốc gia. Sự hợp tác này được thể hiện thông qua
các hoạt động đầu tư trực tiếp giữa các quốc gia.
Việt Nam là một nước nghèo đang từng bước phát triển, do đó chúng ta phải
đương đầu với sự thiếu thốn các thứ cần thiết cho sự phát triển. Việc tiếp nhận
đầu tư nước ngoài có các tác dụng sau :
Đầu tư nước ngoài giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã
hội. Cùng với việc cung cáp vốn thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, các nhà
đầu tư còn cung cấp thiết bị máy móc hiện đại, đội ngũ công nhân trong nước
cũng được đào tạo, rèn luyện về nhiều mặt như trình độ kỹ thuật, phương pháp
làm việc…
Đầu tư nước ngoài vào làm cho các hoạt động đầu tư trong nước phát triển,
tính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước ngày càng được tăng cường,
các tiềm năng cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước có điều kiện được khai
thác.
Với việc tiếp nhận đầu tư chúng ta không phải lo trả nợ và thông qua đầu tư
chúng ta sẽ tạo ra được nhiều việc làm góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong
nước. Đặc biệt thông qua các chủ đầu tư nước ngoài chúng ta có điều kiện thâm
nhập thị trường thế giới.
Việt Nam có ưu thế về tài nguyên thiên nhiên, có nguồn lao động to lớn với
đức tính cần cù, thông minh nên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Ở bài viết này , tôi xin trình bày một số tìm hiểu về tình hình đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào một só ngành được coi là thế mạnh trong lĩnh vực thu hút vốn đầu
tư nước ngoài đó là :Dệt May, Da Giày.
2
Phần I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH FDI TRÊN THẾ GIỚI GẦN ĐÂY
FDI thế giới tăng mạnh nhưng chủ yếu ở các nước phát triển
Năm 1999, do ảnh hưởng của làn sóng sáp nhập và thôn tính luồng ra của FDI
toàn cầu đạt 800 tỷ USD, tăng 16% so với năm1998. Các dấu hiệu hiện nay còn
cho thấy luồng FDI năm 2000 có khả năng vượt mức 1000 tỷ USD.
Sau khoảng thời gian giảm sút năm 1998, luồng FDI vào các nước đang phát triển
đã tăng trở lại :
Năm 1999, các nước đang phát triển thu hút được 208 tỷ USD FDI, tăng
16% so với năm 1998 và là mức tăng cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, tỷ
trọng luồng FDI vào các nước đang phát triển so với tổng luồng FDI toàn thế giới
bị giảm từ 38% năm 1997 xuống còn 24% năm 1999.
Năm 1999, các nước đang phát triển thu hút được 636 tỷ USD FDI, chiếm
xấp xỉ 3/4 FDI toàn cầu. Mỹ và Anh là hai nước đứng đầu thế giới vè tiếp nhận
FDI và đầu tư nước ngoài. Năm 1999, Anh đã vượt Mỹ trở thành nước có lượng
đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới với 199 tỷ USD.
Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) thuộc EU trong năm 1999 đã đầu tư ra
nước ngoài 510 tỷ USD, gần bằng 2/3 tổng luồng ra FDI của toàn thế giới. Trong
khối EU, Anh, Pháp và Đức là ba nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất.
Năm 1999, luồng FDI vào Nhật Bản tăng gấp 4 lần so với năm 1998, đạt con
ssó kỷ lục 13 tỷ USD. Đây là lượng FDI lớn nhất mà Nhật Bản nhận được từ
trước đến nay, phần lớn lượng FDI nhận được là từ các vụ sát nhập và thôn tính
giữa các công ty Nhật Bản với các công ty nước ngoài.
FDI tại Đông Nam á đã tăng trở lại và tại châu Mỹ –Latinh và Caribê
bắt đầu tăng nhanh
Trái ngược với nhiều dự báo, năm1999, FDI vào Đông và Đông Nam á tăng 11%,
đạt 93 tỷ USD, chủ yếu là vào các nước mới công nghiệp hoá (Hồng Kông-Trung
Quốc, Hàn Quốc, Xingapo và Đài Loan), luồng FDi vào những nước này tăng gần
70%. Tại Hàn Quốc, luồng vào FDI tăng kỷ lục, đạt 10 tỷ USD. Luồng FDI vào
Xingapo và Đài Loan đã tăng nhanh trở lại sau khi giảm mạnh vào năm 1998.
Luồng FDI vào Hông Kông- nước tiếp nhận FDI lớn thứ hai trong khu vực hiện
nay-tăng hơn 50%, đạt 23 tỷ USD, do năm 1998 các nhà đầu tư tại Hồng Kông và
3