Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Trách nhiệm giải trình của chính quyền cấp tỉnh (Qua khảo sát ở tỉnh Bình Định)
PREMIUM
Số trang
134
Kích thước
2.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1619

Trách nhiệm giải trình của chính quyền cấp tỉnh (Qua khảo sát ở tỉnh Bình Định)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

HỒ DIỆU HƢƠNG

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH

CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH

(QUA KHẢO SÁT Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH)

N n C n trị học

M số

N ƣời ƣớng dẫn GS, TSKH P an Xuân Sơn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong

luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và

được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận văn

Hồ Diệu Hƣơn

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn........................................... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ...................................... 7

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ....................................... 7

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn .......................... 8

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn................................................. 9

7. Kết cấu luận văn........................................................................................ 9

Chƣơng 1. LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH

QUYỀN CẤP TỈNH ....................................................................................... 10

1.1. CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH................................................................... 10

1.1.1. Quan niệm về chính quyền cấp tỉnh.................................................. 10

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền cấp tỉnh......... 13

1.2. TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH...... 16

1.2.1. Quan niệm về trách nhiệm giải trình và trách nhiệm giải trình của

chính quyền cấp tỉnh ................................................................................... 16

1.2.2. Cơ sở pháp lí về trách nhiệm giải trình của chính quyền cấp tỉnh.... 21

1.2.3. Chủ thể, nội dung, phƣơng thức thực hiện trách nhiệm giải trình

của chính quyền cấp tỉnh............................................................................. 23

1.2.4. Chất lƣợng giải trình của chính quyền cấp tỉnh và các yếu tố ảnh

hƣởng đến chất lƣợng việc thực hiện trách nhiệm giải trình của chính

quyền cấp tỉnh ............................................................................................. 30

Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 37

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH

CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH Ở BÌNH ĐỊNH ...................................... 38

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN

VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH QUYỀN

CẤP TỈNH Ở BÌNH ĐỊNH............................................................................. 38

2.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................. 38

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hôi.................................................................. 39

2.2. THỰC TRẠNG CHỦ THỂ THỰC HIỆN GIẢI TRÌNH VÀ ĐỐI

TƢỢNG GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH Ở BÌNH ĐỊNH 41

2.2.1. Thực trạng chủ thể thực hiện trách nhiệm giải trình trong chính

quyền cấp tỉnh ở Bình Định ........................................................................ 41

2.2.2. Thực trạng đối tƣợng giải trình của chính quyền cấp tỉnh ở Bình

Định............................................................................................................. 43

2.3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG, PHƢƠNG THỨC GIẢI

TRÌNH CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH Ở BÌNH ĐỊNH............................. 46

2.3.1. Thực trạng thực hiện trách nhiệm giải trình đối với ngƣời dân ................. 46

2.3.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm giải trình trong nội bộ chính

quyền cấp tỉnh ............................................................................................. 56

2.3.3. Thực trạng thực hiện trách nhiệm giải trình đối với cơ quan nhà

nƣớc cấp trên và cá nhân ngƣời có thẩm quyền.......................................... 59

2.3.4. Thực trạng thực hiện trách nhiệm giải trình đối với Mặt trận Tổ

quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các phƣơng tiện truyền

thông đại chúng........................................................................................... 61

2.3.5. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện trách nhiệm giải trình của

chính quyền tỉnh Bình Định........................................................................ 64

Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................... 773

Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

LƢỢNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH

QUYỀN CẤP TỈNH Ở BÌNH ĐỊNH.............................................................. 73

3.1. PHƢƠNG HƢỚNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THỰC HIỆN

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH Ở

BÌNH ĐỊNH .................................................................................................... 73

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THỰC HIỆN TRÁCH

NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH Ở BÌNH ĐỊNH . 74

3.2.1. Nâng cao nhận thức của chính quyền và toàn xã hội về trách

nhiệm giải trình của Chính quyền cấp tỉnh ................................................. 74

3.2.2. Xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm

giải trình của chính quyền cấp tỉnh ............................................................. 78

3.2.3. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức và mở rộng sự tham

gia của ngƣời dân vào hoạt động giải trình của chính quyền cấp tỉnh ............. 78

3.2.4. Đổi mới cách thức tổ chức và phƣơng thức giải trình của chính

quyền cấp tỉnh ........................................................................................... 883

Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 993

KẾT LUẬN..................................................................................................... 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 95

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CQĐP : Chính quyền địa phƣơng

CQNN : Chính quyền nhà nƣớc

HĐND : Hội động nhân dân

MTTQ : Mặt trận Tổ quốc

MTTQVN : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

PCTN : Phòng, chống tham nhũng

TTHC : Thủ tục hành chính

UBND : Ủy ban nhân dân

UBTVQH : Ủy ban Thƣờng vụ Quốc Hội

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Kênh thông tin tiếp cận các thủ tục hành chính ......................... 48

Biểu đồ 2.2. Các chỉ số công khai, minh bạch của Bình Định giai đoạn

2017-2021 ....................................................................................... 50

Biểu đồ 2.3. Các chỉ số về tiếp nhận, xử lý góp ý, phản ánh, kiến nghị của

tỉnh Bình Định giai đoạn 2019-2021 .............................................. 54

Biểu đồ 2.4. Chỉ số trách nhiệm giải trình của chính quyền tỉnh Bình Định

so với trung bình cả nƣớc giai đoạn 2017-2021............................. 55

Biểu đồ 2.5. Trách nhiệm giải trình của chính quyền cấp tỉnh với ngƣời

dân ở Bình Định giai đoạn 2017-2021 ........................................... 56

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật, quản

trị nhà nƣớc của các quốc gia có những thay đổi đáng kể. Một trong những xu

hƣớng nổi bật của các nền chính trị trên thế giới là chuyển “từ một nền hành

chính “cai trị” sang nền hành chính “phục vụ”, xây dựng chính phủ kiến tạo,

liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân” [6, tr.922]. Trong chính

phủ đó, nhân dân là chủ thể quyền lực, chính quyền nhân danh quyền lực

nhân dân, phải giải thích và chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình trƣớc

nhân dân. Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trở thành những

yêu cầu cơ bản của một chính quyền dân chủ, hƣớng tới mục đích quản trị tốt

và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Cùng với chính quyền trung ƣơng, chính quyền địa phƣơng là một bộ

phận của bộ máy nhà nƣớc nhằm thực hiện các chức năng quản lý ở địa

phƣơng. Tuy nhiên, khác với chính quyền trung ƣơng, đặc thù của chính quyền

địa phƣơng là phải làm việc trực tiếp với ngƣời dân. Do đó, vấn đề đặt ra là làm

thế nào để có thể vừa đáp ứng đƣợc những nhu cầu, đòi hỏi đa dạng của mỗi

ngƣời dân, vừa phù hợp với truyền thống của địa phƣơng nhƣng vẫn đảm bảo

đúng quy định của pháp luật. Đó là cả một quá trình, trong đó khâu then chốt là

việc công khai, minh bạch và thực hiện trách nhiệm giải trình. Khi mọi thông

tin đƣợc cung cấp đầy đủ và các yêu cầu giải đáp rõ ràng, các đƣờng lối, chính

sách của nhà nƣớc dễ dàng đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của

ngƣời dân, tạo ra sự phấn khởi, sự tin tƣởng của nhân dân đối với nhà nƣớc.

Ngƣợc lại, nếu chính quyền địa phƣơng không giải quyết một cách thấu đáo

những băn khoăn, vƣớng mắc của nhân dân, các cán bộ địa phƣơng làm việc

không tốt có thể sẽ làm bùng phát nhiều phản ứng tiêu cực của nhân dân đối

với chính quyền nhà nƣớc, với chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc. Do đó,

việc thực hiện trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phƣơng nói chung,

chính quyền cấp tỉnh nói riêng có một vai trò hết sức quan trọng.

Ở Việt Nam, nghiên cứu về việc thực hiện trách nhiệm giải trình của

chính quyền cấp tỉnh là vấn đề còn khá mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn.

Về mặt lý luận, trách nhiệm giải trình của chính quyền cấp tỉnh chƣa

2

đƣợc nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện, nhiều vấn đề chƣa đƣợc làm

rõ hoặc còn có sự tranh luận khác nhau, chƣa luận giải hết đƣợc thực tiễn

phong phú của đời sống xã hội có liên quan đến trách nhiệm giải trình của

chính quyền cấp tỉnh. Những hạn chế trong nghiên cứu lý luận đã làm nhận

thức về trách nhiệm giải trình của chính quyền cấp tỉnh chƣa đúng đắn và phù

hợp, hiệu quả trong thực hiện trách nhiệm giải trình của chính quyền cấp tỉnh

chƣa cao. Việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến trách

nhiệm giải trình của chính quyền cấp tỉnh là tiền đề quan trọng giúp xác lập

cơ sở khoa học và định hƣớng cho việc thực hiện trách nhiệm giải trình của

chính quyền cấp tỉnh trên nhiều phƣơng diện trong điều kiện mới.

Về mặt thực tiễn, việc thực hiện trách nhiệm giải trình của chính quyền

cấp tỉnh trong thời gian qua đã đƣợc chú ý quan tâm, nhƣng vẫn còn không ít

những khó khăn, hạn chế. Các quy định của pháp luật chƣa thống nhất và

thƣờng xuyên thay đổi, đội ngũ cán bộ thực hiện trách nhiệm giải trình mặc

dù đƣợc quan tâm nhƣng vẫn chƣa đáp ứng kịp các yêu cầu của thực tiễn, việc

triển khai các phƣơng thức giải trình vẫn còn nhiều vƣớng mắc, khó khăn. Tất

cả những hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan

khác nhau, đòi hỏi phải có sự tìm tòi, khảo cứu nghiêm túc để đề ra các giải

pháp khắc phục. Đặc biệt ở tỉnh Bình Định, trong giai đoạn từ năm 2016-

2021, chỉ số về trách nhiệm giải trình (theo PAPI – Chỉ số Hiệu quả quản trị

và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam) chỉ nằm trong nhóm trung bình và

trung bình thấp của cả nƣớc, khoảng cách so với tỉnh đạt mức cao nhất còn

khá xa.

Với những lý do nêu trên, học viên lựa chọn đề tài “Trách nhiệm giải

trình của chính quyền cấp tỉnh (qua khảo sát ở tỉnh Bình Định)” làm

hƣớng nghiên cứu và viết luận văn thạc sĩ ngành Chính trị học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn

Một là, nhóm công trình nghiên cứu về trách nhiệm giải trình

Trách nhiệm giải trình là vấn đề khá mới ở Việt Nam. Do đó thực hiện

trách nhiệm giải trình là lĩnh vực thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều

nhà khoa học. Hiện nay, số lƣợng công trình nghiên cứu về lĩnh vực này khá

đa dạng, phong phú, bao quát nhiều nội dung khác nhau. Có thể khái quát một

3

số công trình chủ yếu trong những năm gần đây có liên quan đến nội dung đề

tài nhƣ sau:

- Lƣu Kiếm Anh, Lê Thị Hƣơng (2016), Trách nhiệm giải trình trong

khu vực công ở Việt Nam. Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, số 245.

- Bùi Thị Cần (2018), Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch

định và thực thi chính sách công ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Chính

trị học, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Đăng Dung (2014), Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

về thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước,

Báo cáo tập hợp chuyên đề đề tài khoa học cấp Bộ, Trách nhiệm giải trình của

cơ quan hành chính nhà nƣớc – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Viện khoa

học pháp lý – Bộ tƣ pháp.

- Bùi Phƣơng Đình (2017), Trách nhiệm giải trình trong phòng chống

tham nhũng - Kinh nghiệm quốc tế và gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Thông

tin khoa học lý luận chính trị số 3.

- Nguyễn Huy Hoàng (2015), Thực hiện trách nhiệm giải trình trong

quản lý ngân sách nhà nước, Tạp chí quản lý nhà nƣớc” số 239.

- Lê Chi Mai (2016), Trách nhiệm giải trình trong quản lý chi tiêu công,

Tạp chí Quản lý nhà nƣớc số 249.

- Phạm Duy Nghĩa (2015), Quan niệm về trách nhiệm giải trình trong

thực thi công vụ, Báo cáo tập hợp chuyên đề, đề tài tài khoa học cấp Bộ, Thực

hiện trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ nhằm phòng ngừa tham

nhũng ở Việt Nam, do Nguyễn Quốc Hiệp chủ nhiệm.

- Phạm Duy Nghĩa, (2015), Trách nhiệm giải trình: Vươn tới những

chuẩn mực của nền hành chính phục vụ và phát triển. Tập bài giảng Thạc sỹ

Chính sách công, Trƣờng Fulbringht.

- Trần Quyết Thắng (2015), Trách nhiệm giải trình của cơ quan hành

chính nhà nước. Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện khoa học xã hội.

- Lê Thị Thúy (2016), Trách nhiệm giải trình và vai trò, ý nghĩa của việc

thực hiện trách nhiệm giải trình, tạp chí Thanh Tra, số 6.

- Lê Thị Thúy (2016), Một số giải pháp căn bản nhằm tăng cường trách

nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ, tạp chí Thanh Tra, số 7.

4

- Viện khoa học thanh tra – Thanh tra chính phủ (2013), Tập hợp chuyên

đề, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Những điều kiện đảm bảo thực hiện trách

nhiệm giải trình trong thực thi công vụ nhằm góp phần phòng, chống tham

nhũng.

- Trần Quyết Thắng (2020), Trách nhiệm giải trình của Chính phủ theo

pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội.

- Phan Trung Lý - Nguyễn Trung Thành (2021), Công khai, minh bạch

và trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam

hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

Các công trình nghiên cứu nói trên, ở những mức độ nhất định, đã góp

phần vào làm rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến trách nhiệm

giải trình. Về mặt lý luận, các công trình đã nêu ra và lý giải các vấn đề về

phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu, quan niệm, phân loại, nội dung, phƣơng

thức,… thực hiện trách nhiệm giải trình của chính quyền. Về mặt thực tiễn,

các công trình đã khảo sát và đƣa ra một số đánh giá về việc thực hiện trách

nhiệm giải trình ở các nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam. Đối với các nƣớc

trên thế giới, các công trình tập trung nghiên cứu mô hình thực hiện trách

nhiệm giải trình và tìm kiếm các giá trị tham khảo cho Việt Nam. Đối với

Việt Nam, các công trình nghiên cứu việc thực hiện trách nhiệm giải trình ở

một số lĩnh vực thuộc khu vực công, nhƣ: thực hiện trách nhiệm giải trình

trong quá trình hoạch định, thực thi chính sách công; thực thi công vụ; quản

lý chi tiêu công; quản lý hành chính nhà nƣớc;…. Trên cơ sở đó, đề xuất các

giải pháp hoàn thiện.

Hai là, nhóm công trình nghiên cứu về chính quyền địa phương

Chính quyền cấp tỉnh là một bộ phận của chính quyền địa phƣơng. Hiện

nay, xây dựng, đổi mới, kiện toàn mô hình tổ chức chính quyền địa phƣơng là

một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới,

hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nƣớc pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, số lƣợng công trình nghiên cứu về lĩnh

vực này khá đa dạng, phong phú. Có thể khái quát một số công trình chủ yếu

trong những năm gần đây có liên quan đến nội dung đề tài nhƣ sau:

- Nguyễn Đăng Dung (2007), Bàn về cải cách chính quyền nhà nước ở

5

địa phương, Tạp chí Cộng sản, Hà Nội.

- Trƣơng Thị Hồng Hà (2017), Tổ chức và hoạt động của chính quyền

địa phương hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

- Nguyễn Thị Hạnh (2017), Hoàn thiện pháp luật về quyền tự chủ, tự

chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ

luật học, Học viện CTQG HCM.

- Đinh Văn Mậu (2009), Khái luận về phân công quyền lực nhà nước và

phân quyền theo cấp hành chính – lãnh thổ, Tạp chí Quản lý Nhà nƣớc (156).

- Phạm Hồng Quang (2014): “Trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành

chính nhà nƣớc – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, đề tài NCKH cấp Bộ.

- Lê Minh Thông (2006), Chính quyền địa phương trong nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, và vì dân, Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

- Vũ Thƣ (2019), Tổ chức quyền lực nhà nước ở địa phương trong Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

- Đinh Xuân Thảo (2013), Tổ chức chính quyền địa phương, kinh nghiệm

quốc tế và thực tiễn Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, số 1.

Ba là, nhóm công trình nghiên cứu về trách nhiệm giải trình của

chính quyền địa phương

Nghiên cứu về trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phƣơng cũng đƣợc

quan tâm trong những năm gần đây, xuất phát từ yêu cầu đổi mới, kiện toàn bộ

máy nhà nƣớc trong điều kiện mới. Tuy nhiên, số lƣợng công trình nghiên cứu

trực tiếp về vấn đề này hiện không nhiều. Có thể khái quát một số công trình chủ

yếu trong những năm gần đây có liên quan đến nội dung đề tài nhƣ sau:

- Hoàng Thị Giang (2018), Trách nhiệm giải trình của Chính quyền địa

phương, Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, Học viện hành chính Quốc gia, số 6/2018.

- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Học viện chính trị khu vực

III (2018), Pháp luật về trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương ở

Việt Nam: Thực trạng và định hướng hoàn thiện, Đề tài khoa học cấp cơ sở,

do Hà Ngọc Anh chủ nhiệm.

- Jairo Acunã-Alfaro và Đỗ Thanh Huyền (2014), Công khai, minh bạch

và giải trình: Vai trò của chính quyền địa phương? Tạp chí Nghiên cứu Lập

6

pháp, số 19.

- Hà Ngọc Anh (2020), Trách nhiệm giải trình của chính quyền địa

phương theo pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa

học xã hội.

- Đoàn Minh Trang (2018), Trách nhiệm giải trình của chính quyền địa

phương cấp tỉnh từ thực tiễn tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ Luật học,

Trƣờng Đại học Vinh.

Các công trình nghiên cứu nói trên đã góp phần làm rõ một số vấn đề lý

luận và thực tiễn liên quan đến trách nhiệm giải trình của chính quyền địa

phƣơng nói chung và chính quyền cấp tỉnh nói riêng. Trƣớc hết, các tác giả đã

lập luận và nêu ra quan niệm về trách nhiệm giải trình của CQĐP; xác định

nội dung CQĐP phải thực hiện giải trình là các vấn đề thuộc chức năng,

nhiệm vụ, quyền hạn của CQĐP; tiến hành phân loại trách nhiệm giải trình

của CQĐP dựa trên một số tiêu chí nhất định; chỉ ra một số phƣơng thức thực

hiện trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phƣơng, nhƣ: thông qua công

khai, minh bạch, thông qua báo cáo tại kỳ họp của HĐND, thông qua hội nghị

tiếp xúc cử tri, thông cáo báo chí, báo cáo bằng văn bản gửi đến các cơ quan

chức năng,…. Các công trình cũng có những đánh giá về thực trạng thực hiện

trách nhiệm giải trình của CQĐP ở nƣớc ta. Đa số các công trình đều nhận

định, trong những năn gần đây, việc thực hiện trách nhiệm giải trình của

CQĐP đã có những tiến bộ trong việc thiết lập các cơ chế mới về trách nhiệm

giải trình, song vẫn còn nhiều bất cập ở nhiều lĩnh vực. Các bất cập đƣợc nêu

ra là: thiếu hụt cơ chế, quy định, chế tài về thực hiện trách nhiệm giải trình

của CQĐP; vai trò của tiếng nói, sự tham gia của ngƣời dân và các tổ chức

chính trị-xã hội đối với thực hiện trách nhiệm giải trình của CQĐP còn hạn

chế; ngƣời dân chƣa có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin; sự độc lập của cơ

quan truyền thông còn ở mức thấp,… Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, phân

tích thực trạng, các tác giả cũng đã đề xuất nhiều quan điểm, giải pháp cần

thiết nhằm nâng cao chất lƣợng thực hiện trách nhiệm giải trình của CQĐP.

Các giải pháp đƣợc nêu ra khá toàn diện, bao trùm nhiều lĩnh vực, nhƣ: hoàn

thiện các quy định của pháp luật; cải cách khung phân cấp, phân quyền; nâng

cao chất lƣợng đội ngũ công chức; tăng cƣờng các thiết chế giám sát nhà

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!