Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổng quan tài liệu về gelatin và ứng dụng của nó trong công nghệ thực phẩm 3
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẶT VẤN ĐÊ
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng xuất khẩu thủy sản rất lớn. Năm 2006,
tổng sản lượng cá tra, cá basa của các tỉnh ĐBSCL 825.000 tấn. Đầu năm 2008, đạt
1 triệu tấn, chủ yếu là mặt hàng cá cá phi lê. Tại các nhà máy chế biến thủy sản, cá
tươi được lóc hai miếng phi lê để chế biến xuất khẩu. Phần còn lại chiếm 60% gồm
da, xương, đầu bụng, mỡ, ruột, kỳ vi… Như vậy, sẽ có khoảng 600.000 tấn phụ
phẩm sau xuất khẩu cần được xử lý. Hiện nay mỡ cá được nghiên cứu ứng dụng
làm biodesel hoặc xuất thô sang Trung Quốc, các phần còn lại được sản xuất thành
bột cá làm thức ăn cho gia súc.Ngoài ra, nghành giết mỗ và chế biến gia súc, gia
cầm ở Việt Nam cũng đã thải ra một lượng phế phẩm khá lớn mà trong đó cũng chủ
yếu là da và xương. Nếu như phế phẩm của các nghành công nghiệp này chỉ được
chế biên thành bột thức ăn gia súc hay các dạng sản phẩm thô, giá trị thấp khác thì
hiệu quả kinh tế mang lại không cao hoặc nếu như loại bỏ hẳn thì phải tốn thêm chi
phí cho cho việc xử lý chất thải.Trong khi thành phần chính trong da, xương là
collagen có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm và y học
và gần đây được ứng dụng khá nhiều trong công nghệ thực phẩm.
Trong công nghiệp thực phẩm, gelatin là một trong những loại keo ưa nước
hoặc hợp chất cao phân tử tan được trong nước có thể sử dụng như tác nhân tạo gel,
tạo độ đặc hoặc tác nhân ổn định cấu trúc. Gelatin khác với các loại keo khác ở chỗ
trong khi hầu hết các loại keo khác là polysaccharide (như carrageenan, pectin,
agar,…) thì gelatin lại là một loại protein chứa tất cả các acid amin thiết yếu ngoại
trừ tryptophane. Hiện nay, lượng gelatin được sản xuất hàng năm trên thế giới ước
tính khoảng 2000 tấn và lượng gelatin sử dụng trong thực phẩm mỗi năm tăng
khoảng 3%, chủ yếu trong sản xuất bánh kẹo và thực phẩm năng lượng thấp.
Đồ án công nghệ với đề tài “ Tổng quan tài liệu về gelatin và ứng dụng của
nó trong công nghệ thực phẩm” sẽ cung cấp một cái nhìn cụ thể hơn về tính chất và
ứng dụng của loại protein này.
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VÊ GELATIN
Giới thiệu về collagen- nguồn nguyên liệu sản xuất gelatin
1.1.1. Định nghĩa và chức năng collagen
Colagen và elastine là 2 protein chiếm trên 50% protein có trong xương, da,
gân, sụn và hệ thống tim mạch. Nó là protein hình sợi đàn hồi được. Do đó bảo vệ
cơ chống lại sự kéo căng. Tropocolagen là đơn vị cơ sở của collagen có hình trụ
( dài gần 30nm, đường kính 1,5 nm) do 3 chuỗi polypeptide cuốn lại thành xoắn ốc
kép với bước là 0,9nm. Trong mỗi chuỗi polypeptide có các đoạn cấu trúc (Gly-XY)n lặp lại nhiều lần. Trong đó n bằng 5 hoặc bằng 6,X : proteinoline/
hidroproteinoline; Y: alanine/hidroproteinoline.
Xen giữa các đoạn cấu trúc này là các vùng có cực. Các gốc glycin ( chiếm
33% tổng lượng acid amin ) thường nằm trong xoắn ốc kép 3,còn các acid amin thì
nằm ngoài xoắn ốc này. Do đó có thể tương tác giữa các phân tử collagen đàn hồi
được là do các cầu đồng hóa trị giữa nhóm ɛ- NH2 của gốc hydrolysine và chức
andehyt của lysine hoặc gốc hydroxyllysine nằm ở phần không xoắn ốc.
Ở động vật non các cầu đồng hóa trị nối các phân tử tropocolagen với nhau
tương đối không bền nên dễ dàng bị phá hủy bởi pH, nhiệt độ và tác nhân biên tính.
Ngược lại ở động vật già các cầu này thường thay thế bởi các cầu khác bền hơn nên
làm tăng độ cứng của thịt.
Trong quá trình chin của thịt,collagen chỉ bị biến đổi chút ít. Trong quá trình
xử lý nhiệt độ trong môi trường ẩm, các sợi collagen co lại sau đó bị gelatin hóa khi
ở nhiệt độ cao.Trên 800C collagen bị hòa tan hay bị getin hóa do các sợi bị phân ly
và xoắn ốc kép 3 bị duỗi ra, phân tử bị thủy phân từng phần
Ở trạng thái tự nhiên, collagen bị peptine và colagenase thủy phân sau khi
biến tính mới bị tripsine, chimotripsine, cacbonxypeptydase thủy phân .
Trong quá trình gia nhiệt độ tới 500C, phân tử bị co ngắn 1/3 .Khi đến 610C,
gần ½ số sợi collagen bị co. Khi nhiệt độ lên đến 1000C, collagen bị thủy phân và
tạo ra gelatin.
Ngoài chức năng tự nhiên của nó trong cơ thể, collagen có cũng được sử
dụng trong các ứng dụng kỹ thuật và y tế như là một mô hình sinh lý bề mặt cho
nuôi cấy tế bào, cấy ghép sinh học và chỉ đạo sự phát triển của tế bào.
1.1.2. Cấu tạo hóa học và hình dáng phân tử collagen
Collagen cấu thành nên khoảng 30% protein người, một tỉ lệ tương tự được
tìm thấy ở các loài động vật khác. Phân tử collagen có cấu tạo xoắn ốc bậc ba, là sự
lặp lại của chuỗi (Gly – X – Y), có các thành phần sau:
Glycine (Gly) chiếm số lượng lớn, khoảng 33%.
Proline (Pro) và hydroxyproline (Hyp) cũng có một tỉ lệ khá lớn, khoảng
22%.
Hydroxylysine (Hyl) chiếm khoảng 1%.
Đơn vị cơ bản của collagen là tropocollagen, gồm 3 chuỗi α liên kết nhau tạo
thành những sợi nhỏ.
Tropocollagen
Hình 1. Cấu tạo phân tử tropocollagen
Các phân tử tropocollagen sẽ liên kết ngang với nhau theo kiểu cộng hóa trị.
Loại liên kết này không thông dụng, thường chỉ có ở collagen hay các chất dẻo.
Hình 2. Liên kết ngang giữa các phân tử tropocollagen
Nhờ các liên kết ngang này, các phân tử tropocollagen hình thành nên sợi
collagen. Các sợi collagen rất dài và mảnh, chúng sắp xếp tạo ra mạng collagen.
Hình 3. Cấu tạo phân tử collagen
Sự sắp xếp khác nhau của các chuỗi α đã hình thành nên cấu trúc xoắn bậc ba
phức tạp khác nhau của các loại collagen.