Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TOÀ án VÀ VIỆN KIỂM SÁT QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP
MIỄN PHÍ
Số trang
42
Kích thước
265.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1806

TOÀ án VÀ VIỆN KIỂM SÁT QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN:

Sau khi đập tan thực dân Pháp và thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ

cộng hòa, bên cạnh nhiệm vụ đạp tan bộ máy nhà nước thực dân, phong kiến,

Nhà nước ta đã khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước cách mạng “của

nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” trong đó có tòa án nhân dân.

Từ ngày 13 tháng 9 đến ngày 28 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ

lâm thời đã ban hành các Sắc lệnh ở Bắc bộ: Hà Nội, Hải Phòng, Thái

Nguyên, Ninh Bình, Vinh; miền trung: Huế ,Quảng Ngãi, Nha Trang; Nam

bộ: Sài Gòn, Mĩ Tho thành lập tòa án quân sự. Nhiệm vụ là xét xử( sơ thẩm,

trung thẩm) phạm vào 1 việc có phương hại đến nền độc lập của nước Việt

Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 24 tháng 1 năm 1946 Chủ tịch Chính phủ ban

hành Sắc lệnh số 13 quy định về việc tổ chức tòa án ở nước ta như sau:

- Tòa án sơ cấp tổ chức ở quận(phủ, huyện, châu).

- Ở các tỉnh và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn-Chợ Lớn, có

1 toàn đệ nhị cấp.

- Ở mỗi kì có 1 tòa thượng thẩm.

Có 2 ngạch thẩm phán là sơ cấp và đệ nhị cấp.

Tiểu kết: thời kì đầu thì bộ máy tổ chức toàn án được phân chia theo cấp từ

trên xuống dưới và chỉ hình sự, dân sự và thương sự ở sơ thẩm.

Ngày 25 tháng 4 năm 1947 Chủ tịch Chính Phủ ban hành sắc lệnh số 45

thành lập toàn án trung ương.

Ngày 22 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch chính phủ ban hành Sắc lệnh số 85

về cải tổ bộ máy tư pháp. Đây là điểm phát triển so với Sắc lệnh số 13 năm

1945 khi cải tổ bộ máy tòa án thành xét xử theo vùng lãnh thổ chứ k phải theo

cấp. Theo đó, tòa án sơ cấp được đổi thành TÒA ÁN NHÂN DÂN huyện, tòa

án đệ nhị cấp gọi là TÒA ÁN NHÂN DÂN tỉnh, hội đồng phúc án nay gọi là

tòa phúc thẩm, phụ thẩm nhân dân đổi thành hội thẩm nhân dân; bộ máy này

khá hoàn thiện và giống với cách tổ chức hệ thống tòa án bây giờ.

Tháng 4 năm 1958 Quốc hội quyết định thành lập TÒA ÁN NHÂN DÂN

tối cao và Viện công tố trung ương, 2 cơ quan này không chịu sự quản lý về

tổ chức của bộ tư pháp mà chỉ trực thuộc chính phủ.

Theo HP 1959 và luật tổ chức tòa án nd năm 60 thì hệ thống TÒA ÁN

NHÂN DÂN gồm có:

- Toà nhân dân tối cao

- Tòa án nhân dân địa phương.

- Các tòa án quân sự.

Theo điều 2 Luật tổ chức tòa án nhân dân 1960 thì việc phân chia tòa án

theo lãnh thổ địa phương nhằm dân chủ hóa hệ thống tòa án, bảo đảm xét xử

nhanh chóng, kịp thời và quản lý tốt hơn hệ thống tòa án từ trung ương đến

địa phương. Ngoài ra, theo HP 1959 và luật tổ chức tòa án nhân dân 1960 quy

định chế độ bầu thẩm phán thay cho chế độ bổ nhiệm trước đó theo điều 5

luật tổ chức Tòa án nhân dân 1960:” các tòa án nhân dân được thực hành chế

độ bầu thẩm phán”; thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương do Hội đồng

nhân dân cùng cấp bầu ra,các Tòa án nhân dân được tổ chức theo đơn vị hành

chính lãnh thổ, việc quản lí các Tòa án nhân dân địa phương thuộc quyền

thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Ý nghĩa: đề cao tính dân chủ trong việc

bầu thẩm phán phù hợp với yêu cầu dân chủ hóa hoạt động tư pháp theo HP

1959.

Ngày 18 tháng 12 năm 1980 Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ 7 đã thông qua

bản Hiến pháp nước CHXHCNVN. Ngoài việc kế thừa HP 1959 về Tòa án

nhân dân thì còn có nhiều quy định mới như:

- Trong trường hợp đặc biệt hoặc cần xét xử những vụ án đặc biệt thì

ngoài QH( quy định ở Điều 97 HP 1959 ) thì Hội đồng nhà nước cũng có thể

thành lập tòa án đặc biệt. Theo Điều 128 HP 1980: “Trong tình hình đặc biệt

hoặc trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội hoặc Hội

đồng Nhà nước có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.”

- Ở cơ sở thành lập các tổ chức thích hợp để giải quyết những việc vi

phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật

theo điều 128 HP 1980. Việc này nhằm giúp bộ máy tư pháp linh động trong

việc xử lý các vấn đề nhỏ, tránh việc chờ đợi các phiên tòa ở địa phương,

giảm thiểu lượng công việc cho Tòa án nhân dân cấp cao hơn.

- Theo điều 137 HP 1980:’Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân

đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội

và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm

chỉnh chấp hành.”. Đây là điều hoàn toàn mới so với HP 1959 nhằm nhấn

mạnh việc thực thi pháp luật trong quần chúng nhân dân cũng như các cơ

quan, đề cao tính nghiêm minh của tòa án và pháp luật nước CHXHCNVN.

Ngày 03 tháng 07 năm 1981 Quốc hội đã thông qua luật tổ chức Tòa án

nhân dân 1981. Theo đó có 1 số quy định mới như sau:

- Việc quản lý Tòa án nhân dân địa phương do bộ Tư pháp đảm nhiệm

theo điều 16 luật tổ chức Tòa án nhân dân 1981: “Việc quản lý các Toà án

nhân dân địa phương về mặt tổ chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp đảm nhiệm.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với Chánh án Toà án nhân dân tối

cao trong việc thực hiện nhiệm vụ đó.”.

- Mở rộng thẩm quyền xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Tòa án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giám đốc thẩm và tái thẩm những bản

án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng nghi vì có

sự vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ

bản nội dung của bản án hoặc được quyết định mà tòa án không biết được khi

ra bản án hoặc quyết định đó theo điều 21, 23 và 25 luật tổ chức tòa án 1981.

- Tòa án nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan, tổ chức khắc

phục những thiếu sót trong quản lý. Các tổ chức nói trên có trách nhiệm trả

lời cho Tòa án nhân dân về các kiến nghị đó.

Ngày 15 tháng 4 năm 1992, QH khóa 8 kỳ họp thứ 11 đã thông qua HP

1992. Ngoài việc kế thừa những quy định HP 1980, luật tổ chức Tòa án nhân

dân 1981 về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, HP 1992 và luật tổ

chức Tòa án nhân dân 1992 đã có những điểm mới sau:

- Thực hiện chế độ bổ nhiệm thẩm phán thay cho chế độ bầu thẩm phán

trước đó theo điều 3 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992: “Chế độ bổ nhiệm

Thẩm phán được thực hiện đối với các Toà án các cấp.” và tất cả những thẩm

phán của Tòa án nhân dân các cấp đều do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn

nhiệm và cách chức.

- Thành lập các tòa án khác do luật quy định theo điều 127 HP 1992 và

điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992.Tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân

1992 sửa đổi năm 1993 đã quy định tòa kinh tế thuộc cơ cấu tổ chức của Tòa

án nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương và tại luật tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi năm 1995 đã quy định thành

lập tòa lao động và tòa hành chính thuộc cơ cấu Tòa án nhân dân tối cao.

Theo luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định chế độ bổ nhiệm

thẩm phán nhưng khác với trước đây Chủ tịch nước chỉ bổ nhiệm, miễn

nhiệm, cách chức các thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao còn thẩm phán các

Tòa án nhân dân địa phương, quân sự quân khu và tương đương, các tòa án

quân sự khu vực do chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm,

cách chức theo đề nghị của các hội đồng tuyển chọn thẩm phán công khai;

theo điều 3 luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 :”Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán

được thực hiện đối với các Tòa án các cấp.” và điều 40 luật tổ chức Tòa án

nhân dân năm 2002.

Tòa án nhân dân tối cao vẫn quản lý các tòa án cấp khác về tổ chức theo 1

cách thống nhất quy định này nhằm đảm bảo việc theo dõi, hướng dẫn nghiệp

vụ chuyên môn gắn liền với việc nhận xét, đánh giá, bố trí sử dụng cán

bộ.Quy định tiêu chuẩn hóa đội ngũ thẩm phán và hội thẩm nhân dân tại điều

37 luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002.

Đồng thời cũng thực hiện việc cắt giảm bớt lượng công việc của Tòa án

nhân dân tối cao khi Tòa án nhân dân tối cao k xét xử sơ thẩm và chung thẩm,

cắt giảm các cấp có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm ở Tòa án

nhân dân tối cao. Điều này nhằm rút gọn bộ máy Tòa án nhân dân tối cao và

tập trung vào nhiệm vụ chính như : giám đốc thẩm, tái thẩm, tổng kết thực

tiễn, xét xử hướng dẫn các tòa án áp dụng pháp luật 1 cách thống nhất quy

định ở điều 17 luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992 có quy định về ủy ban thẩm

phán nhưng ở luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 điều 18 thì không có.

Ở dự thảo sửa đổi HP 2013, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 126 và Điều

127 Hiến pháp năm 1992, xác định rõ Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư

pháp để thể chế hóa quan điểm về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền

lực. Không liệt kê tên các Tòa án cụ thể để phù hợp với tinh thần cải cách tư

pháp về việc thành lập các Tòa án không theo đơn vị hành chính, tạo sự linh

hoạt trong việc tổ chức hệ thống tòa án. Xác định và nhấn mạnh hơn nhiệm vụ

của Tòa án là bảo vệ công lý, làm nổi bât tôn chỉ, mục tích của Tòa án.

Tóm lại, sự hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân luôn gắn liền với

quá trình hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước. Bộ máy tổ chức ngày

càng chặt chẽ, phân chia nhiệm vụ rõ ràng giữa các cấp; đóng góp quan trọng

vào việc xây dựng và bảo vệ luật pháp, Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN:

1) Chức năng của Tòa án nhân dân:

Trong tổ chức bộ máy nhà nước chỉ có tòa án nhân dân mới có thẩm

quyền xét xử.

Điều 1 (chương I, khoản 1 Luật tổ chức tòa án nhân dân 1960):

“TAND là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

TAND xét xử những vụ án hình sự và dân sự để trừng trị những kẻ phạm tội

và giả quyết những việc tranh chấp về dân sự trong nhân dân.”

Khoản 1 Điều I (chương 1 Luật tổ chức tòa án nhân dân 1981):

“TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN. TAND xét xử những vụ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!