Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HÀ THỊ LUYẾN
TÒA ÁN TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG
TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TÒA ÁN TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG
TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Phạm Quang Phúc
Học viên: Hà Thị Luyến
Lớp: Cao học Luật, khóa 23
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới
sự hướng dẫn và giúp đỡ của Pgs.Ts. Phạm Quang Phúc Các trích dẫn trong
luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những tài liệu tham khảo
sử dụng trong luận văn đều được liệt kê đầy đủ, cụ thể. Những kết luận khoa học
của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ CỦA LUẬN VĂN
Hà Thị Luyến
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCA : Bộ công an
BLHS : Bộ luật Hình sự
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự
BPNC : Biện pháp ngăn chặn
BQP : Bộ quốc phòng
CQĐT : Cơ quan điều tra
CQTTHS : Cơ quan tố tụng hình sự
CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
THTT : Tiến hành tố tụng
TNHS : Trách nhiệm hình sự
TTHS : Tố tụng hình sự
VAHS : Vụ án hình sự
VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
CHƯƠNG1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH TÒA ÁN TRẢ
HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ................9
1.1. Nhận thức trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án...................................9
1.1.1. Khái niệm điều tra vụ án hình sự, điều tra bổ sung vụ án hình sự và
hồ sơ vụ án hình sự ........................................................................................9
1.1.2. Khái niệm trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án ........................18
1.2. Đặc điểm của chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án ......20
1.3. Mục đích và ý nghĩa của chế định Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ
sung......................................................................................................................22
1.4. Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát và Tòa án khi trả hồ sơ để điều tra
bổ sung.................................................................................................................25
CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
NĂM 2015 VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG CỦA TÒA ÁN,
MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ..........................30
2.1. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về việc Tòa án trả hồ
sơ để điều tra bổ sung........................................................................................30
2.1.1. Những điểm mới của chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của
Tòa án..........................................................................................................30
2.1.2. Những trường hợp Tòa án có thể trả hồ sơ để điều tra bổ sung.......32
2.1.3. Thẩm quyền, thủ tục và thời hạn Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung
......................................................................................................................47
2.1.4. Việc giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án........................52
2.2. Hoàn thiện những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về
chế định Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung ..............................................54
2.2.1. Một số vướng mắc liên quan đến quy định Tòa án trả hồ sơ để điều
tra bổ sung ...................................................................................................54
2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện..........................................................................61
KẾT LUẬN.........................................................................................................69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình giải quyết một VAHS trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong đó
xét xử VAHS đóng một vai trò quan trọng. Tại phiên tòa, tất cả những thông tin, tài
liệu, đồ vật thu thập được trong giai đoạn điều tra, truy tố đều được đưa ra xét xử
công khai thông qua việc tranh tụng tại phiên tòa. Trên cơ sở đó, Tòa án ra những
phán quyết khách quan phù hợp với quy định của pháp luật. Việc xét xử công bằng,
nghiêm minh sẽ góp phần bảo vệ chế độ, pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ tài sản
của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp
phần đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Thông qua việc xét xử, sẽ góp phần
giáo dục công dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng các quy tắc của
cuộc sống, nâng cao ý thức đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như các vi phạm
pháp luật khác. Tuy nhiên không phải trường hợp nào Tòa án cũng có thể xét xử
nếu chỉ thông qua những tài liệu, chứng cứ mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát thu
thập được và qua quá trình tranh tụng công khai tại phiên tòa, mà có rất nhiều
trường hợp không thu thập được đầy đủ tài liệu chứng cứ để kết luận về tội phạm,
người phạm tội hoặc quá trình khởi tố, điều tra, truy tố còn vi phạm quy định của
pháp luật tố tụng hình sự hoặc có căn cứ để khởi tố bị can về tội phạm khác, hoặc
có đồng phạm khác hoặc có người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa
được khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Do vậy, Tòa án với tư cách là cơ quan xét xử
phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong giai
đoạn khởi tố, điều tra, truy tố để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Việc trả hồ sơ
điều tra bổ sung sẽ hạn chế được oan, sai, bỏ lọt tội phạm, bỏ lọt người phạm tội từ
đó bảo đảm hơn nữa quyền con người, quyền công dân.
Khi nghiên cứu chế định trả điều tra bổ sung của Tòa án được quy định trong
BLTTHS năm 2015 và văn bản hướng dẫn thi hành về điều tra bổ sung về cơ bản
đã giải quyết được những vướng mắc theo quy định của BLTTHS năm 2003, tuy
nhiên đã xuất hiện một số bất cập, cần phải được tiếp tục sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp để thể hiện rõ hơn chức năng của từng cơ quan tố tụng, để có sự nhận thức
thống nhất khi áp dụng pháp luật, tránh trường hợp một hồ sơ VAHS bị trả đi trả
lại nhiều lần ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết vụ án hình sự, gây tốn kém chi phí
tố tụng, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
2
Mặt khác, trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện công cuộc cải cách tư
pháp theo tinh thần Nghị quyết 48-NQ-TW ngày 25/4/2005 của Bộ chính trị về
Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ
chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và các văn kiện khác của
Đảng về cải cách tư pháp thì việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các quy định
của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, trong đó có chế định Tòa án trả hồ sơ để
điều tra bổ sung là rất cần thiết. Do vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn về chế định trả điều tra bổ sung của Tòa án không những có ý nghĩa lý luận -
thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Vì lý do
đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung
trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung nói chung và chế định trả hồ sơ điều
tra bổ sung của Tòa án nói riêng luôn thể hiện rõ nét mối quan hệ giữa các cơ
quan tiến hành tố tụng. Chế định này được nghiên cứu trong một số tác phẩm
của một số nhà khoa học, nhà nghiên cứu dưới dạng các bài viết, bài báo,
chuyên đề, luận văn…
Một số tác giả cũng đã công bố những bài báo khoa học có đề cập đến chế
định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án như:
- Nguyễn Đức Dũng (2006), “Những trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ
sung theo quy định tại Điều 179 Bộ luật tố tụng hình sự”, Tạp chí Tòa án
nhân dân (5);
- Nguyễn Minh Đức (2006), “Một số ý kiến về việc áp dụng quy định trả hồ
sơ để điều tra bổ sung trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003”, Tạp chí Tòa án
nhân dân (6);
- Đinh Văn Quế (2006), “Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung – Những vấn
đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án nhân dân (14);
- Nguyễn Anh Diệp (2007), “Thực trạng và giải pháp khắc phục việc Tòa
án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung”, Tạp chí kiểm sát (23);
3
- Nguyễn Văn Trượng (2008), “Một số giải pháp nhằm khắc phục việc trả
hồ sơ để điều tra bổ sung chưa chuẩn xác giữa Tòa án và Viện kiểm sát”, Tạp chí
kiểm sát (19);
- Nguyễn Ngọc Kiện (2008), “Một số vấn đề về việc Tòa án trả lại hồ sơ để
điều tra bổ sung”, Tạp chí Tòa án nhân dân (04);
- Nguyễn Hải Ninh (2008), “Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về
điều tra bổ sung”, Tạp chí Luật học (07);
- Nguyễn Hữu Hậu (2009), “Thẩm quyền của Viện kiểm sát và của Kiểm
sát viên trong việc đề ra các yêu cầu điều tra và điều tra bổ sung”, Tạp chí
kiểm sát (16);
- Lê Ngọc Huấn (2009), “Một số giải pháp nhằm hạn chế việc trả hồ sơ để
điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng”, Tạp chí kiểm sát (10);
- Nguyễn Đình Huề (2009), “Một số vấn đề về trả hồ sơ vụ án hình sự để
điều tra bổ sung”, Tạp chí Tòa án (04);
- Trần Vi Dân (2010), “Một số giải pháp khắc phục việc trả hồ sơ điều tra
bổ sung, điều tra lại”, Tạp chí kiểm sát (02);
- Võ Thị Kim Oanh & Nguyễn Ngọc Kiện (2010), “Thực tiễn áp dụng quy
định về Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung”, Tạp chí Khoa học pháp lý (03);
- Nguyễn Thị Phương Thảo (2012), “Một số vấn đề về hoạt động điều tra
bổ sung của Viện kiểm sát ở giai đoạn xét xử phúc thẩm”, Tạp chí kiểm sát (06).
Nhìn chung các bài viết trên đều đề cập đến nhiều khía cạnh của chế định
trả hồ sơ để điều tra bổ sung nói chung và Tòa án trả hồ sơ để điều tra nói riêng.
Tuy nhiên, chưa có bài viết nào cập nhật những nội dung mới được quy định
trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
của Tòa án.
Ở cấp độ luận văn thạc sĩ, có các đề tài của các tác giả:
- Nguyễn Minh Cảnh (2008), Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong Tố
tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh. Luận văn đã trình bày được những vấn đề lý luận chung về chế định trả hồ sơ