Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tố tụng dân sự Vấn đề cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh gia chứng cứ tại Tòa án sơ thẩm, Tòa
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
MỞ ĐẦU
Để giải quyết các tranh chấp dân sự, Tòa án phải dựa trên việc cung cấp,
thu thập nghiên cứu, đánh giá chứng cứ một cách khách quan, đầy đủ, toàn diện.
Từ khi BLTTDS 2004 ra đời, vấn đề liên quan đến chứng cứ đã được qui định
khá cụ thể. Tuy nhiên, thực tế áp dụng đã cho thấy vẫn còn nhiêu qui định của
pháp luật còn hạn chế, chưa phát huy được hiệu quả trong thực tiễn xét xử. Do
vậy, “Vấn đề cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh gia chứng cứ tại TA sơ thẩm,
TA phúc thẩm” đòi hỏi phải được quan tâm xác đáng, nhằm hoàn thiện các qui
định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế.
NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CUNG CẤP, THU THẬP, NGHIÊN CỨU VÀ
ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TẠI TA CẤP SƠ THẨM, PHÚC THẨM
1. Khái niệm, đặc điểm và bản chất của hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên
cứu và đánh giá chứng cứ
Trước hết cần phải hiểu về khái niệm chứng cứ: Theo qui định tại Điều 81
BLTTDS 2004: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được ĐS và
cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho TA hoặc do TA thu thập được theo
trình tự, thủ tục do Bộ luật này qui định mà TA dùng làm că cứ để xác định yêu
cầu hay sự phản đối của ĐS là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như
những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn VADS”. Theo qui định
tại Điều 82 BLTTDS, nguồn CC bao gồm: Các tài liệu đọc, nghe, nhìn được; các
vật chứng; lời khai của ĐS, lời khai của người làm chứng; kết luận giám định;
biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ; tập quán; kết quả định giá tài sản, thẩm
định giá tài sản; các nguồn khác mà pháp luật có qui định.
1