Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tố tụng dân sự  Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn
MIỄN PHÍ
Số trang
20
Kích thước
171.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1066

Tố tụng dân sự Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỞ ĐẦU

Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, khâu đầu tiên và quan trọng

nhất chính là việc xác định thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án đối với từng vụ việc.

Sau khi xác định thẩm quyền theo vụ việc và theo cấp, còn cần xác định thẩm

quyền theo lãnh thổ để biết được chính xác vụ việc dân sự sẽ được xử tại Tòa án

huyện, tỉnh nào. Bên cạnh đó, đương sự cũng có quyền tự lựa chọn Tòa án sẽ thụ

lý vụ việc của mình, trong một số trường hợp luật định. Để làm rõ hơn về vấn đề

này, nhóm số 2 tìm hiểu về “Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh

thổ và quyền lựa chọn Tòa án của đương sự” trên cơ sở những kiến thức đã

học.

NỘI DUNG

I. Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ.

1. Khái niệm.

Thẩm quyền dân sự của tòa án được tiếp cận dưới ba góc độ là thẩm

quyền theo loại việc, thẩm quyền của tòa án các cấp và thẩm quyền theo lãnh

thổ. Để xác định một vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của một tòa án cụ thể

nào, đầu tiên phải xác định vụ việc đó có thuộc thẩm quyền sơ thẩm dân sự của

tòa án theo loại việc hay không. Việc thứ hai cần để xác định thẩm quyền giải

quyết thuộc tòa án nào là phải xác định xem vụ việc đó thuộc thẩm quyền của

tòa án cấp nào. Thứ ba cần dựa trên cơ sở xây dựng thẩm quyền theo loại việc

và thẩm quyền theo cấp để xác định trong số tòa án cùng cấp đó thì tòa án nào

theo lãnh thổ có thẩm quyền giải quyết.

Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ là quyền của một

Tòa án cụ thể, trong việc xem xét giải quyết các vụ việc dân sự và quyền hạn ra

các quyết định khi lần đầu tiên giải quyết các vụ việc đó, được xác định dựa

trên cơ sở nơi cư trú, nơi có trụ sở của một trong các bên đương sự, nơi có bất

1

động sản hoặc nơi phát sinh sự kiện hoặc các dấu hiệu khác mà pháp luật quy

định.

2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh

thổ

Theo qui định tại Điều 35 BLTTDS năm 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011

(sau đây gọi là BLTTDS), thì việc xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án

theo lãnh thổ gồm hai nguyên tắc là:

Thẩm quyền của Tòa án nơi cư trú, nơi làm việc, trụ sở của bị đơn, người bị yêu

cầu.

Theo qui định tại điểm a khoản 1 Điều 35 thì đối với các vụ việc dân sự

khác không phải là tranh chấp, yêu cầu về bất động sản thì Tòa án có thẩm

quyền giải quyết là Tòa án nơi có bị đơn, người bị yêu cầu là cá nhân cư trú,

làm việc hoặc Tòa án nơi bị đơn, người bị yêu cầu có trụ sở nếu họ là cơ quan

tổ chức. Đối với các vụ án dân sự này, các bên đương sự cũng có thể thỏa

thuận với nhau về việc yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú làm việc, giải

quyết theo qui định tại điểm b khoản 1 Điều 135 BLTTDS.

Thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản.

Điểm c khoản 1 Điều 135 BLTTDS qui định đối với những tranh chấp,

yêu cầu liên quan đến bất động sản sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi có bất

động sản. Đối với tranh chấp về bất động sản, các bên đương sự không có

quyền thỏa thuận về việc yêu cầu Tòa án nơi không có bất động sản giải quyết.

3. Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ theo quy định

của BLTTDS năm 2004.

Theo Điều 34, 35 BLTTDS 2004, ta có thể xác định chủ thể có thẩm

quyền xét xử sơ thẩm bao gồm: Tòa án nhân dân cấp Huyện, Tòa án nhân dân

cấp Tỉnh. Do đặc thù hệ thống Tòa án nước ta là số lượng Tòa án rất lớn. Trên

thực tế có rất nhiều vụ việc xảy ra mà rất nhiều Tòa án có thẩm quyền xét xử

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!