Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
123
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1967

Nguyên đơn dân sự trong tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG THANH HÙNG

NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG THANH HÙNG

NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Luật hình sự và Tố tụng hình sự – Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS.LS. Phan Trung Hoài

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là trung thực

và đây là đề tài của chính tôi dưới sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Các nội

dung trong đề tài này chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào!

TP. Hồ Chí Minh, ngày…. tháng…năm 2012

Học viên thực hiện

Trương Thanh Hùng

LỜI CẢM ƠN

Thắm thoát thời gian học tập hệ cao học tại Trường Đại học Luật Thành

phố Hồ Chí Minh cũng đã hết. Trong khoảng thời gian ấy, có biết bao chuyện vui

buồn mà tôi đã trải qua. Tuy nhiên, tất cả những điều đó giờ đây chỉ còn là những

kỷ niệm đẹp. Trong suốt khoảng thời gian học tập ấy, tôi luôn được sự hướng dẫn

tận tình của quý thầy, cô của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng

như quý thầy, cô khác đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu để tôi có

thể nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn này. Nhân đây tôi xin chân thành

kính gửi đến quý thầy, cô lời cảm ơn sâu sắc nhất.

Tôi cũng xin gửi đến các bạn bè của tôi lời cảm ơn chân thành nhất, những

người đã cùng tôi chia sẻ, động viên nhau để cùng nhau vượt qua những khó khăn,

vất vả trong cuộc sống cũng như trọng việc học tập.

Đặc biệt, tôi kính gửi đến thầy Phan Trung Hoài lời cảm ơn sâu kính nhất,

người đã tận tụy hướng dẫn tôi viết luận văn này.

Trong thành công của tôi ngày hôm nay, luôn luôn có bóng dáng của của

quý thầy cô và các bạn. Một lần nữa, cho tôi xin kính lời cảm ơn và chúc sức khỏe

đến quý thầy, cô cùng các bạn!

TP.Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng……năm 2012

Học viên thực hiện

Trương Thanh Hùng

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS: Bộ luật dân sự

BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự

BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự

CQTHTT: Cơ quan tiến hành tố tụng

HĐXX: Hội đồng xét xử

NXB: Nhà xuất bản

PGS. TS: Phó giáo sư. Tiến sỹ

TAND: Tòa án nhân dân

TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao

TGTT: Tham gia tố tụng

THTT: Tiến hành tố tụng

TNHS: Trách nhiệm hình sự

TTHS: Tố tụng hình sự

MỤC LỤC

Phần mở đầu .............................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1

NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

1.1. Nhận thức chung về địa vị pháp lý của nguyên đơn dân sự trong tố tụng

hình sự Việt Nam ....................................................................................................... 4

1.1.1. Khái quát chung về tố tụng hình sự và vụ án hình sự Việt Nam............... 4

1.1.2. Khái quát chung về nguyên đơn dân sự .................................................. 14

1.2. Khái quát chung về quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự trong tố

tụng hình sự ............................................................................................................. 22

1.2.1. Khái niệm về quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự ..................... 23

1.2.2. Các nguyên tắc đảm bảo quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự

trong vụ án hình sự ........................................................................................... 24

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG PHÁP LÝ VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ

CỦA NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

2.1. Nội dung pháp lý về quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự ................. 28

2.1.1. Lược sử pháp luật về quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự ......... 29

2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự trong pháp luật thực định .. 29

2.1.3. Nguyên đơn dân sự trong quan hệ pháp luật so sánh ............................ 49

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến nguyên đơn dân sự trong vụ án

hình sự ...................................................................................................................... 53

2.2.1. Thực tiễn tham gia vụ án hình sự của nguyên đơn dân sự và việc xác

định tư cách nguyên đơn dân sự ....................................................................... 53

2.2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của

nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự ............................................................ 58

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH

NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu và hoàn thiện chế định

nguyên đơn dân sự trong tố tụng hình sự ............................................................. 62

3.1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 62

3.1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 63

3.2. Nhu cầu và định hướng hoàn thiện chế định về nguyên đơn dân sự trong tố

tụng hình sự ............................................................................................................. 64

3.1.1. Định hướng hoàn thiện chế định nguyên đơn dân sự trong bối cảnh xây

dựng nhà nước pháp quyền ............................................................................... 64

3.1.2. Định hướng hoàn thiện chế định nguyên đơn dân sự trong bối cảnh đảm

bảo quyền con người trong xã hội đương đại ................................................... 66

3.1.3. Định hướng hoàn thiện chế định nguyên đơn dân sự trong bối cảnh hoàn

thiện pháp luật tố tụng hình sự ......................................................................... 68

3.3. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện chế định nguyên đơn dân sự trong tố

tụng hình sự ............................................................................................................. 71

3.3.1. Về hoàn thiện các quy định cụ thể .......................................................... 72

3.3.2. Giải pháp hoàn thiện về thực tiễn áp dụng và khái niệm khoa học về

nguyên đơn dân sự ............................................................................................ 87

Kết luận .................................................................................................................... 93

Danh mục tài liệu tham khảo

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thúc đẩy và bảo vệ quyền con người được xem là chính sách nhất quán của

nhà nước Việt Nam. Đây cũng là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững của

một quốc gia. Trên thực tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc

thực hiện và đã từng bước phát huy ngày càng tốt hơn các quyền của người dân ở

tất cả các lĩnh vực

1. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tố tụng hình sự thì quyền công dân là

vấn đề luôn được quan tâm sát sao hơn, bởi lẽ đây là lĩnh vực trực tiếp tác động đến

quyền con người. Hơn nữa, trong thời gian qua, trong một số trường hợp thì các

quyền ấy của người dân khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng hình sự chưa

thật sự được đảm bảo. Đâu đó vẫn còn trường hợp oan sai, quyền và lợi ích hợp

pháp của những người tham gia tố tụng chưa thật sự được đảm bảo, trong đó có cả

người bị hại, nguyên đơn dân sự...

Nguyên đơn dân sự là chủ thể tham gia tố tụng hình sự với mục đích là được

giải quyết yêu cầu về phần dân sự, phần thiệt hại do tội phạm gây ra. Những hạn

chế của pháp luật cùng với thực tiễn áp dụng pháp luật trong thời gian qua cho thấy

địa vị và quyền lợi của nguyên đơn dân sự chưa được quan tâm đúng mức theo tinh

thần của định hướng cải cách tư pháp2

. Vì vậy, việc nghiên cứu về mặt lý luận cũng

như thực tiễn đảm bảo quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự trở nên

vấn đề cấp thiết. Do đó, tác giả chọn nghiên cứu lĩnh vực này với hy vọng đề tài

“Nguyên đơn dân sự trong tố tụng hình sự Việt Nam” sẽ góp phần làm sáng tỏ

hơn và hệ thống hơn về mặt lý luận từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong

việc giải quyết vụ án hình sự.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề đảm bảo quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là một

vấn đề rộng và phức tạp. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học tuy có quan tâm nhưng

mức độ chưa nhiều, hơn nữa chưa có các bài viết, công trình mang tính hệ thống

nhằm làm sáng tỏ vấn đề lý luận cũng như những khó khăn vướng mắc trong thực

tiễn áp dụng và thực hiện, hoặc nghiên cứu về đảm bảo quyền của người bị hại

trong vụ án hình sự hoặc các vấn đề liên quan đến người bị hại trong vụ án hình

sự… Trong số các tác phẩm hiện có, có thể kể đến bài viết của tác giả Trần Quang

Tiệp (2006), “Một số vấn đề về người bị hại và nguyên đơn dân sự trong Bộ luật tố

tụng hình sự năm 2003”, Tạp chí kiểm sát, số 4; Lê Nguyên Thanh (2010), Quyền

của người bị hại và vấn đề bảo vệ người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam,

1 http://www.mofa.gov.vn/Vi/tt-baochi/pbnfn/ns0730716203

2 Trần Quang Tiệp (2006), “Một số vấn đề về người bị hại, nguyên đơn dân sự trong Bộ luật tố tụng hình sự

năm 2003”, Tạp chí kiểm sát, (4), tr.16.

2

NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Trương Tín (2010), “Một số vấn

đề về sự tham gia tranh tụng của người bị hại và nguyên đơn dân sự tại phiên tòa

hình sự sơ thẩm theo yêu cầu cải cách tư pháp”, Tạp chí luật học, số 3; luận văn

thạc sĩ của Bạch Ngọc Chí Thanh (lớp Thành Ủy khóa 2), Người bị hại trong tố

tụng hình sự Việt Nam… Như vậy, đa phần các bài viết, công trình nghiên cứu chủ

yếu nghiên cứu về vấn đề người bị hại cũng như đảm bảo quyền của người bị hại.

Chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về nguyên đơn dân sự trong vụ án hình

sự. Do vậy, việc nghiên cứu về vấn nguyên đơn dân sự trong tố tụng hình sự có ý

nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ quyền của công dân, quyền của người bị thiệt hại

và cả người bị hại trong vụ án hình sự.

3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Với đề tài nguyên đơn dân sự trong tố tụng hình sự Việt Nam, tác giả hướng

đến mục tiêu của luận án là tìm hiểu, phân tích các quy định của pháp luật về

nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự; các quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân

sự cũng như cơ chế đảm bảo quyền của nguyên đơn dân sự trong luật tố tụng hình

sự. Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành tác giả sẽ làm rõ một số vấn đề

về mặt lý luận và từ đó phân tích, đánh giá những hạn chế để tìm ra nguyên nhân và

đưa ra đề xuất hoàn thiện về vấn đề đảm bảo quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân

sự trong vụ án hình sự.

Về đối tượng nghiên cứu, tác giả nghiên cứu những nội dung pháp lý về

nguyên đơn dân sự trong tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở các quy phạm pháp

luật thực định. Bên cạnh đó, luận văn còn liên hệ với thực tiễn áp dụng pháp luật

trong quá trình giải quyết vụ án hình sự liên quan đến quyền của nguyên đơn dân

sự. Trong quá trình nghiên cứu tác giả có chọn lọc những ý kiến, quan điểm của các

nhà nghiên cứu xoay quanh lĩnh vực này nhằm hướng đến vấn đề nâng cao hiệu quả

của hoạt động xét xử vụ án hình sự hiện nay.

Về phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ nghiên cứu những khái niệm khoa học về

nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự, làm rõ các quyền và nghĩa vụ cũng như cơ

chế đảm bảo quyền của chủ thể này trên cơ sở pháp luật hình sự. Trong quá trình

nghiên cứu, tác giả có so sánh, đánh giá góc độ lý luận cũng như thực tiễn áp dụng

pháp luật. Từ việc nghiên cứu đó sẽ tìm ra những hạn chế trong luật thực định cũng

như thực tiễn áp dụng pháp luật và đưa ra đề xuất hoàn thiện những vấn đề lý luận

và thực tiễn áp dụng luật tố tụng hình sự. Do đó, đề tài không nghiên cứu các chủ

thể khác và cũng không nghiên cứu về trình tự thủ tục giải quyết vụ án hình sự.

3

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài vận dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-Lênin

và các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý để giải quyết những vấn đề lý

luận và pháp lý liên quan đến quyền của nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự,

cũng như cơ chế đảm bảo thực hiện quyền này trong pháp luật tố tụng hình sự Việt

Nam. Trong đó chú trọng phương pháp logic pháp lý, phương pháp lịch sử và

phương pháp so sánh pháp luật để làm rõ một số vấn đề về nội dung và thực tiễn áp

dụng pháp luật trong việc đảm bảo quyền của chủ thể này. Đề tài cũng sử dụng

phương pháp phỏng vấn chuyên gia trong một vài vấn đề cụ thể và phương pháp

khảo sát đánh giá thực tiễn để tìm hiểu thêm quan điểm của các luật gia, của người

làm công tác thực tiễn pháp lý, qua đó góp phần làm rõ thêm thực trạng áp dụng

pháp luật có liên quan đến vấn đề này trong tố tụng hình sự ở Việt Nam.

Cách nghiên cứu đề tài theo “chiều dọc” nhằm là rõ toàn bộ các nội dung pháp

lý liên quan đến quyền của nguyên đơn dân sự cũng như cơ chế đảm bảo quyền này.

Mặt khác, trong mỗi vấn đề, tác giả cũng lồng ghép cách thức truyền thống là đi từ

nghiên cứu lý thuyết cơ bản cho đến thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp

dụng, và cuối cùng là các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Đề tài hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa vào cơ sở lý luận pháp luật

tố tụng hình sự, tạo điều kiện để người nghiên cứu phát triển hơn nữa những quan

điểm khoa học về pháp luật tố tụng hình sự đồng thời cũng giúp những người thực

hành pháp luật có cơ sở lý luận để áp dụng pháp luật liên quan đến chế định nguyên

đơn dân sự trong tố tụng hình sự. Những nội dung pháp lý cũng như những giải

pháp mà tác giả đề ra cũng dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng gặp phải, do

vậy, đề tài cũng có giá trị nhất định đối với cơ quan lập pháp trong việc nghiên cứu

sửa đổi, bổ sung pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành theo định hướng cải cách tư

pháp mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

6. Bố cục của luận văn

Xuất phát từ những định hướng trên, học viên dự kiến bố cục của đề tài như

sau: Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo… phần nội

dung tác giả trình bày thành ba chương. Cụ thể như sau:

Chương 1: Nhận thức chung về nguyên đơn dân sự trong tố tụng hình sự.

Chương 2: Nội dung pháp lý về quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn dân sự

trong tố tụng hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật.

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện chế định nguyên đơn

dân sự trong tố tụng hình sự Việt Nam.

4

CHƯƠNG 1

NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Khi một chủ thể tham gia vào một quan hệ pháp luật nhất định thì vấn đề xác

định đúng tư cách chủ thể, xác định khách thể cũng như quyền và nghĩa vụ của các

chủ thể ấy là vấn đề cần thiết nhầm đảm bảo quyền lợi của họ. Bởi lẽ, nếu không

xác định được họ là ai thì cũng không thể xác định được họ có các quyền và nghĩa

vụ gì theo quy định của pháp luật. Trong TTHS cũng vậy, việc xác định đúng tư

cách tham gia tố tụng cũng rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho việc giải quyết

đúng đắn vụ án. Bởi lẽ mỗi chủ thể đều có các quyền và nghĩa vụ riêng biệt nhất

định mà pháp luật đã ghi nhận và nếu xác định sai tư cách chủ thể cũng đồng nghĩa

với việc không đảm bảo được quyền lợi của chủ thể và riêng trong lĩnh vực tố tụng

còn có thể dẫn đến bản án, quyết định không phù hợp thực tế khách quan hoặc

nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến oan sai trong quá trình tố tụng. Do vậy, việc

nhận thức đúng tư cách của các chủ thể nói chung và nguyên đơn dân sự nói riêng

cũng là vấn đề quan trọng khi giải quyết vụ án hình sự và đây cũng là nội dung

chính mà học viên muốn đề cập trong chương này.

1.1. Nhận thức chung về địa vị pháp lý của nguyên đơn dân sự trong tố

tụng hình sự Việt Nam

Khác với vụ án dân sự thông thường, trong TTHS thì tư cách nguyên đơn

dân sự dường như khá mờ nhạc và thậm chí khi xem một vụ án, người ta cũng

không quan tâm nhiều đến nguyên đơn dân sự là ai, họ có quyền và nghĩa vụ gì…

điều đó không thật sự khó hiểu bởi tính thu hút của các chủ thể khác so với nguyên

đơn dân sự. Đa phần mọi người trong xã hội đều quan tâm đến bị can, bị cáo, người

bị hại… vì đây là những chủ thể trực tiếp và “trung tâm” của vụ án hình sự và được

cho rằng đây là đối tượng cần được bảo vệ. Điều này chưa thật sự hợp lý, bởi lẽ,

trong chừng mực nào đó, nguyên đơn dân sự cũng bị thiệt hại trực tiếp từ hành vi

phạm tội và cũng cần được bảo vệ. Do vậy, đối tượng này cũng đáng được quan tâm

và nghiên cứu khi nghiên cứu về tố tụng hình sự Việt Nam nói chung, các chủ thể

trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự nói riêng.

1.1.1. Khái quát chung về tố tụng hình sự và vụ án hình sự Việt Nam

1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tố tụng hình sự Việt Nam

- Khái niệm tố tụng hình sự

Theo Hán Việt từ điển của học giả Đào Duy Anh (Trường Thi xuất bản, Sài

Gòn, 1957, tr. 302) có giải thích: "tố tụng" là việc thưa kiện (procès), "tố tụng pháp

lý" là pháp luật quy định những thủ tục về cách tố tụng (code deprocédure)". Sách

5

Tiếng nói nôm na của Lê Gia, dẫn giải 30.000 từ tiếng Việt thường dùng có liên

quan đến từ Hán Việt (NXB Văn Nghệ TP HCM, 1999, trang 1027-1028) giải thích

chi tiết hơn: "Tố tụng" là vạch tội và đưa ra cửa công để phân giải phải trái do chữ

"tố" là vạch tội; chữ "tụng" là thưa kiện ở cửa công để xin phân phải trái3

.

Như vậy, nguồn gốc hai chữ "tố tụng" có thể được hiểu là "việc thưa kiện ở

Tòa án".

Tuy nhiên, khi "vận dụng" hai từ đó vào lĩnh vực pháp luật để đặt tên cho

ngành luật, người ta lại hiểu đó là pháp luật quy định về thủ tục giải quyết các vụ

án, vụ kiện ở tòa án. Hay nói cách khác, khi vận dụng từ này vào pháp luật, người ta

có khuynh hướng mở rộng nội hàm của từ “tố tụng” hơn. Tố tụng trong lĩnh vực

pháp luật không chỉ dừng lại ở “việc thưa kiện tại tòa án” mà còn chỉ cả trình tự, thủ

tục (quá trình) giải quyết vụ án. Cụ thể, đến thời Pháp thuộc, người ta bắt đầu dùng

hai chữ "tố tụng" để dịch chữ "procédure" (chữ Pháp procédure hay chữ Anh

procedure đều bắt nguồn từ chữ La tinh processus nghĩa là quá trình, trình tự, thủ

tục),như hai bộ luật Bắc kỳ dân sự, thương sự tố tụng; Trung kỳ dân sự, thương sự

tố tụng. Ở miền Nam trước giải phóng năm 1975, cũng có Bộ luật Hình sự tố tụng,

Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng (năm 1972). Nói chung, bộ luật tố tụng (Code

de procédure) dù là Bộ luật tố tụng hình sự (Code de procédure pesnale hoặc Code

de procédure criminelle) hay Bộ luật tố tụng dân sự (Code de procédure civile) đều

là những hình thức pháp luật quy định về thủ tục làm việc của các cơ quan Nhà

nước và những người có liên quan khi giải quyết, xử lý một vụ án.

Như vậy, qua xem xét nguồn gốc và nội hàm của từ “tố tụng” cũng như cách

hiểu, cách vận dụng để định nghĩa về tố tụng hình sự ở một số học giả, nhà nghiên

cứu có thể thấy, có hai khuynh hướng định nghĩa khái niệm về “tố tụng hình sự”

dựa trên từ “tố tụng”. Nếu xem xét về ngữ nghĩa của từ “tố tụng” để đưa ra khái

niệm thì “tố tụng hình sự” được xem là “việc thưa kiện vụ án hình sự ở tòa án” –

theo nghĩa hẹp. Khuynh hướng thứ hai là xem xét theo nghĩa rộng, tức là không

bám sát vào ngữ nghĩa của từ “tố tụng” mà có xu hướng thiên về thực tiễn áp dụng

và vận dụng để mở rộng hơn, xem “tố tụng hình sự là hình thức pháp luật quy định

về thủ tục làm việc của các cơ quan Nhà nước và những người có liên quan khi giải

quyết, xử lý một vụ án”.

Theo Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của Trường Đại học luật Hà

Nội định nghĩa thì:

3

http://honhuhien.blogspot.com/2011/04/luat-to-tung-to-tung-hinh-su-to-tung.html

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!