Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Si La ở Huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu (1945-2010)
PREMIUM
Số trang
111
Kích thước
4.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
899

Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Si La ở Huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu (1945-2010)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐOÀN VÂN NGA

TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

CỦA NGƯỜI SI LA Ở HUYỆN MƯỜNG TÈ

TỈNH LAI CHÂU (1945 – 2010)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thái Nguyên - Năm 2013

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐOÀN VÂN NGA

TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

CỦA NGƯỜI SI LA Ở HUYỆN MƯỜNG TÈ

TỈNH LAI CHÂU (1945 – 2010)

Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam

Mã số : 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Đàm Thị Uyên

Thái Nguyên - Năm 2013

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu đề tài Tổ chức xã hội và tín

ngưỡng, tôn giáo của người Si La ở huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu (1945 –

2010) dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đàm Thị Uyên là kết quả nghiên cứu của

cá nhân tôi. Các số liệu , kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Những chỗ sử

dụng kết quả nghiên cứu của người khác đều trích dẫn rõ ràng. Những tư liệu

không có trích dẫn là do các tác giả trực tiếp sưu tầm tài liệu tại địa phương.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013

Tác giả luận văn

Đoàn Vân Nga

Xác nhận

của trưởng khoa chuyên môn

TS. Hà Thị Thu Thủy

Xác nhận

của Người hướng dẫn khoa học

PGS TS. Đàm Thị Uyên

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô

giáo trong Khoa Lịch sử, đặc biệt là những thầy cô giáo ở chuyên ngành Lịch

sử Việt Nam, những người đã giảng dạy và động viên tôi trong suốt hai năm

học vừa qua giúp tôi hoàn thành nghiên cứu và hoàn thiện nghiên cứu đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó giáo sư, Tiến sĩ Đàm Thị Uyên,

người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.

Qua đây, cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi, những

người đã luôn ở cạnh tôi trong những lúc khó khăn nhất và giúp tôi có được

thành quả ngày hôm nay.

Luận văn này là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học

song do điều kiện năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu không

tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, bổ sung của

các thầy cô và các bạn để công trình thêm hoàn thiện

Tác giả luận văn

Đoàn Vân Nga

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

iii

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn.......................................................................................................i

Lời cam đoan ..................................................................................................ii

Mục lục ..........................................................................................................iii

Danh mục các bảng ........................................................................................iv

MỞ ĐẦU........................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 2

3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luân văn ........................... 3

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu............................................... 3

5. Đóng góp của luận văn............................................................................. 4

6. Cấu trúc của luận văn............................................................................... 4

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MƯỜNG TÈ TỈNH LAI CHÂU...6

1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên........................................................... 7

1.2. Mường Tè qua các thời kỳ lịch sử ....................................................... 10

1.3. Các thành phần dân tộc và dân tộc Si La ở huyện Mường Tè.............. 12

1.3.1. Các thành phần dân tộc .................................................................... 12

1.3.2. Dân tộc Si La ở Mường Tè............................................................... 15

1.4. Vài nét về kinh tế - xã hội của huyện Mường Tè................................. 19

1.4.1. Kinh tế ............................................................................................. 20

1.4.2. Xã hội .............................................................................................. 27

Chương 2. TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI SI LA Ở MƯỜNG TÈ

(LAI CHÂU ) TỪ 1945 ĐẾN NĂM 2010 ................................................... 34

2.1. Tổ chức làng, bản................................................................................ 34

2.1.1. Tên gọi và hình thức tụ cư................................................................ 34

2.1.2. Bộ máy hành chính thôn, bản .......................................................... 40

2.2 Mối quan hệ cộng đồng thôn bản, quan hệ với các dân tộc khác .......... 43

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

iv

2.2.1. Mối quan hệ cộng đồng thôn bản ..................................................... 43

2.2.2. Mối quan hệ với các dân tộc khác .................................................... 44

2.3. Tổ chức gia đình và dòng họ ............................................................... 45

2.3.1. Tổ chức gia đình .............................................................................. 45

2.3.2. Tổ chức dòng họ .............................................................................. 48

2.4. Luật tục với việc điều hành xã hội....................................................... 50

2.4.1. Quy định về sử dụng đất, bảo vệ rừng và nguồn nước...................... 51

2.4.2. Quy định về việc bảo vệ thuỷ sản, hoa màu, giữ gìn an ninh trật tự.. 52

2.4.3. Một số quy định trong hôn nhân, nuôi dạy con cái và ma chay......... 53

Chương 3. TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI SI LA Ở MƯỜNG

TÈ TỪ 1945 ĐẾN 2010 ............................................................................... 62

3.1. Tín ngưỡng dân gian ........................................................................... 62

3.1.1. Cơ sở hình thành đời sống tín ngưỡng tâm linh................................ 62

3.1.2. Quan niệm về linh hồn và các loại ma.............................................. 63

3.1.3. Tín ngưỡng và nghi lễ nông nghiệp.................................................. 65

3.1.4. Các nghi lễ liên quan đến gia đình và cộng đồng.............................. 68

3.1.5 Các hình thức ma thuật, bói toán....................................................... 72

3.1.6 Ngôn ngữ và văn học nghệ thuật dân gian......................................... 75

3.2. Tôn giáo.............................................................................................. 83

KẾT LUẬN.................................................................................................. 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 89

PHỤ LỤC.........................................................................................................

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1. Các thành phần dân tộc ở huyện Mường Tè .................................. 12

Bảng 1.2. Cơ cấu dân số của dân tộc Si La ở Mương Tè năm 2009.............. 17

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng các loài cây lương thực ................ 21

Bảng.1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng các loài cây công nghiệp.............. 22

Bảng.1.5. Thống kế tình hình giáo dục huyện Mường Tè.............................. 28

Bảng 2.1: Bảng thống kê các dòng họ ngươi Si La ở xã Can Hồ huyện

Mường Tè .................................................................................... 39

Bảng 3.1 : Bảng so sánh quan niệm và nghi thức thờ cúng tổ tiên của

người Si La với một số dân tộc khác ở huyện MườngTè .............. 69

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Lai Châu là một trong những tỉnh có nhiều tộc người sinh sống, trong

đó người Si La chủ yếu cư trú ở huyện Mường Tè với dân số 521 chiếm 1,1%

dân số toàn huyện. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, dân tộc Si

La cùng với các dân tộc thiểu số anh em khác đã có những đóng góp quan

trọng vào sự phát triển kinh tế, xã hội và truyền thống văn hóa của huyện

Mường Tè nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung.

Tuy cư trú trên một vùng đất, nhiều khó khăn nhưng dân tộc Si La ở

Mường Tè trong lịch sử lại có một tổ chức chính trị, xã hội và một kho tàng

văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú, độc đáo và giàu bản sắc. Vì

lẽ đó mà tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của của đồng bào Si La đã

trở thành đối tượng nghiên cứu của một số ngành và một số nhà khoa học dưới

nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình

nào nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Si La ở

huyện Mường Tè (Lai Châu) một cách có hệ thống.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh mở cửa hiện nay của cơ chế thị trường,

nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một.

Việc nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Si La

là việc làm cần thiết, bởi nó góp phần bảo tồn và gìn giữ những tinh hoa

văn hóa của người Si La nói riêng và cộng đồng các dân tộc ở huyện

Mương Tè tỉnh Lai Châu nói chung.

Là giáo viên đang công tác giảng dạy tại trường THPT Mường Tè tỉnh Lai

Châu, nơi mà đông đảo con em các dân tộc thiểu số theo học, việc tìm hiểu về tổ

chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Si La có ý nghĩa thiết thực, giúp

tác giả hiểu thêm về cuộc sống con người, xã hội, về văn hóa của đồng bào, để từ

đó thực hiện tốt hơn nhiệm vụ giảng dạy của mình tại địa phương.

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

2

Từ những lí do trên, tác giả quyết định chọn “Tổ chức xã hội và tín

ngưỡng, tôn giáo của người Si La huyện Mường Tè” làm đề tài luận văn thạc

sĩ của mình với hy vọng góp phần gìn giữ và bảo vệ những bản sắc truyền

thống vốn có của người Si La ở huyện Mường Tè (Lai Châu).

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về dân tộc Si La của

tập thể và cá nhân. Vì vậy, khi nghiên cứu về đề tài này chúng tôi đã được tiếp

cận một số các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả ở nhiều góc độ khác nhau.

Trước tiên phải kể đến cuốn sách: Các dân tộc ít người ở Việt Nam

(các tỉnh phía bắc) của Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện dân tộc học,

Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội năm 1978. Đây là công trình biên soạn

về nguồn gốc lịch sử, đặc điểm kinh tế, quan hệ giai cấp xã hội của các dân

tộc ít người ở phía bắc Việt Nam trong đó có dân tộc Si La.

Thứ hai: Cuốn Dân tộc Si la ở Việt Nam do PGS.TS Khổng Diễn chủ

biên. Đây là những bức ảnh những bài viết ngắn gọn trong cuốn sách thể hiện

một cách khá chân thực các mặt đời sống cùng những nét văn hóa đặc sắc của

đồng bào các dân tộc Si La ở huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu.

Thứ ba: Trong sách Lai Châu và các dân tộc Lai Châu do Lê Đình Cúc

chủ biên, Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu và Tạp chí Khoa học xã hội Việt

Nam. Chuyên đề này đã đề cập một cách khá toàn diện, nhằm khẳng định

những đặc điểm của văn hóa Si La từ truyền thống đến hiện đại.

Thứ tư: Tác phẩm Lịch sử Đảng bộ huyện Mường Tè (1945-1975), do

Ban chấp hành Đảng bộ huyện Mường Tè xuất bản năm 2004 là một công

trình nghiên cứu khoa học công phu, tái hiện lại lịch sử truyền thống hào hùng

của nhân dân các dân tộc Mường Tè trong đó có dân tộc Si La trong cuộc đấu

tranh chống thổ ty phong kiến, đánh đuổi thưc dân Pháp, khôi phục kinh tế,

văn hóa xã hội, phát triển sản xuất, xây dựng đời sống mới.

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

3

Cuối cùng là cuốn sách: Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt

Nam do Nguyễn Đăng Duy biên soạn đã đề cập khá toàn diện về mọi mặt văn

hóa vật chất – tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam.

Các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã đề cập đến nhiều

lĩnh vực như về lịch sử tộc người, về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần

của dân tộc Si la. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đi

sâu tìm hiểu “Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Si La ở

Mường Tè tỉnh Lai Châu”. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề này làm

đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên là

tài liệu quý giá để tác giả tham khảo trong quá trình hoàn thiện luận văn.

3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luân văn

- Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài này, tác giả nhằm tìm hiểu về lịch

sử địa phương mình, phản ánh một cách chân thực về lịch sử hình thành, tổ chức xã

hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Si La ở Mường Tè, góp phần bảo tồn, phát

triển những nét đẹp trong văn hóa của đồng bào, bổ sung thêm nguồn tư liệu lịch sử

địa phương cho quá trình giảng dạy và nghiên cứu.

- Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài đi sâu giải quyết các vấn đề về tổ

chức xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo của người Si La ở Mường Tè (Lai Châu)

từ 1945 đến 2010.

- Đối tượng nghiên cứu: Nguồn gốc dân tộc, tổ chức xã hội và tín ngưỡng,

tôn giáo của người Si La ở huyện Mường Tè (Lai Châu) từ 1945 đến 2010.

- Phạm vi nghiên cứu:

Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về tổ chức xã hội và tín

ngưỡng, tôn giáo của người Si La trong thời gian từ năm 1945 đến 2010.

Về không gian: Huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu hiện nay.

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

- Tư liệu thành văn: bao gồm các tác phẩm nghiên cứu của các học giả

đã công bố và xuất bản, tạp chí dân tộc học, các đề tài nghiên cứu khoa học

cũng là nguồn tư liệu để tác giả kế thừa và sử dụng cho đề tài.

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

4

- Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ huyện Mường Tè (1954-

2005); Các dân tộc tỉnh Lai Châu; Cuộc vân động định canh định cư đối với đồng

bào các dân tộc huyên Mường Tè – Lai Châu trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2005).

Các chính sách nghị quyết của Đảng về dân tộc miền núi, báo cáo phát triển kinh tế

xã hội huyện Mường Tè. Nguồn tư liệu chủ yếu là điền dã dân tộc học.

- Tư liệu điền dã: Trong quá trình đi thực tế tại địa phương, tiếp xúc với

các cụ cao niên để khai thác nguồn tư liệu truyền miệng, các bài dân ca, ca

dao, tục ngữ... Trên cơ sở đó, tác giả có được cái nhìn sâu sắc, toàn diện về tổ

chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người Si La ở Mường Tè (Lai Châu).

Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương

pháp lôgic, phương pháp điền dã dân tộc học, phương pháp so sánh đối chiếu

tư liệu, ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp và hệ

thống hóa bằng các bảng biểu, sơ đồ.

5. Đóng góp của luận văn

Dựa trên nguồn tư liệu có thể khai thác được,tác giả luận văn bước đầu

khôi phục một cách hệ thống về tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của

người Si La ở Mường Tè tỉnh Lai Châu từ 1945- 2010.

Luận văn là tài liệu tham khảo cho các cấp chính quyền ở địa phương khi

hoạch đình chính sách dân tộc. Là nguồn tư liệu quan trọng phục vụ cho quá

trình giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử địa phương tại trường phổ thông.

6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Nội dung

luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Khái quát về huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu.

Chương 2: Tổ chức xã hội của người Si La ở huyện Mường Tè (Lai

Châu) từ 1945 đến 2010.

Chương 3: Tín ngưỡng, tôn giáo của người Si La ở huyện Mường

Tè từ 1945 đến 2010.

Soá hoùa bôûi Trung taâm Hoïc lieäu http://lrc.tnu.edu.vn/

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!