Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
PREMIUM
Số trang
123
Kích thước
1.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1215

Tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN ĐỨC LONG

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÁC

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH CAO BẰNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

TOÀN DIỆN GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN ĐỨC LONG

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CÁC

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN

TỈNH CAO BẰNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CĂN BẢN,

TOÀN DIỆN GIÁO DỤC

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐỖ THẾ HƯNG

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết

quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình

nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Long

ii

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành tác giả xin bảy tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng

tới Lãnh đạo trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy Cô

giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo

điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.

Đặc biệt với tấm lòng biết ơn sâu sắc tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới

thầy giáo TS. Đỗ Thế Hưng người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình

giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo và toàn thể Cán bộ

nhân viên Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng, Ban Giám hiệu các trường

Trung học phổ thông, Cục quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo

điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình thu thập số liệu, điều tra nghiên cứu

và hoàn thành luận văn. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã tận tình giúp

đỡ, động viên tác giả hoàn thành khoá học và luận văn này.

Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế nên luận văn

không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự góp ý chân

thành của Thầy Cô và đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019

Tác giả

Nguyễn Đức Long

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii

MỤC LỤC.............................................................................................................ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................iv

DANH MỤC BẢNG..............................................................................................v

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.................................................................2

4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................2

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................3

6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3

7. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.........................................................................4

8. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH

CHẤT LƯỢNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..................................5

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề...........................................................5

1.1.1. Ở các nước trên thế giới ............................................................................5

1.1.2. Ở Việt Nam..............................................................................................10

1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................16

1.2.1. Chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục nhà trường phổ thông .......16

1.2.2. Kiểm định chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục cơ

sở giáo dục phổ thông..............................................................................19

1.2.3. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT ...........................20

1.3. Kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT............................................21

1.3.1. Cơ sở pháp lí của KĐCLGD trường THPT.............................................21

1.3.2. Mục đích của KĐCLGD trường THPT...................................................22

iv

1.3.3. Nội dung của KĐCLGD trường THPT...................................................22

1.3.4. Quy trình KĐCLGD trường THPT .........................................................23

1.3.5. Công cụ KĐCLGD trường THPT ...........................................................23

1.4. Nội dung quản lí hoạt động KĐCLGD trường THPT................................23

1.4.1. Phân cấp quản lí.......................................................................................23

1.4.2. Quản lí hoạt động tự đánh giá chất lượng GD nhà trường phổ thông.....25

1.4.3. Quản lí hoạt động đánh giá ngoài chất lượng giáo dục trường THPT....31

1.4.4. Quản lí hoạt động thẩm định và công nhận chất lượng giáo dục

trường THPT ...........................................................................................37

1.4.5. Quản lí hoạt động cải tiến chất lượng giáo dục sau đánh giá ngoài........37

1.5. Công tác KĐCLGD trường THPT trước yêu cầu đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục phổ thông ..................................................................38

1.5.1. Phương hướng nhiệm vụ ngành giáo dục tỉnh Cao Bằng trước yêu

cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông................................38

1.5.2. KĐCLGD trường THPT trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục phổ thông ..................................................................................39

1.5.3. Lý luận về tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục trường THPT.........39

1.6. Một số yếu tố tác động đến quản lí hoạt động KĐCLGD trường THPT................43

1.6.1. Nhận thức của các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường

THPT về hoạt động KĐCLGD................................................................43

1.6.2. Sự vào cuộc của các cơ quan, ban ngành, các tổ chức và xã hội ............43

1.6.3. Thiết kế bộ tiêu chuẩn đánh giá chưa phù hợp........................................44

1.6.4. Hệ thống các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục ......................44

Kết luận chương 1..............................................................................................44

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH CHẤT

LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG ............................................................................46

2.1. Khái quát tình hình giáo dục tỉnh Cao Bằng ..............................................46

v

2.1.1. Khái quát tình giáo dục tỉnh Cao Bằng ...................................................46

2.1.2. Sơ lược về hệ thống trường THPT trên địa bàn tỉnh...............................47

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .......................................................................49

2.2.1. Mục đích khảo sát....................................................................................49

2.2.2. Nội dung khảo sát....................................................................................49

2.2.3. Đối tượng khảo sát...................................................................................49

2.2.4. Phương pháp, công cụ khảo sát...............................................................50

2.2.5. Xử lý kết quả ...........................................................................................51

2.3. Thực trạng KĐCLGD trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng..............51

2.3.1. Nhận thức của cán bộ, viên chức về KĐCLGD trường THPT tỉnh

Cao Bằng .................................................................................................51

2.3.2. Thực trạng tự đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT theo tiêu chuẩn ......54

2.3.3. Thực trạng đánh giá ngoài chất lượng giáo dục trường THPT theo tiêu chuẩn......60

2.3.4. Kết quả tự đánh giá và đánh giá ngoài các trường THPT trên địa

bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2013-2018.................................................65

2.3.5. Kết quả cải tiến chất lượng sau đánh giá ngoài các trường THPT

trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2013-2018....................................66

2.4. Thực trạng tổ chức thực hiện KĐCLGD các trường THPT trên địa

bàn tỉnh Cao Bằng ...................................................................................68

2.4.1. Lập kế hoạch tự đánh giá và đánh giá ngoài ...........................................68

2.4.2. Tổ chức thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài....................................71

2.4.3. Chỉ đạo thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài ....................................73

2.4.4. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện tự đánh giá và đánh giá ngoài ............75

2.5. Đánh giá về hoạt động KĐCLGD cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn

tỉnh Cao Bằng..........................................................................................76

2.5.1. Đánh giá chung........................................................................................76

2.5.2. Điểm mạnh...............................................................................................77

2.5.3. Tồn tại, hạn chế .......................................................................................77

Kết luận chương 2..............................................................................................80

vi

Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM ĐỊNH

CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG.................................................................81

3.1. Định hướng đẩy mạnh KĐCLGD trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Cao

Bằng đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông .......81

3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ....................................................................82

3.2.1. Đảm bảo thực hiện nội dung và chức năng của hoạt động quản lí

KĐCLGD một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn.............................82

3.2.2. Đảm bảo ứng dụng hiệu quả CNTT, truyền thông và các chính sách hỗ

trợ nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động KĐCLGD trường phổ thông .........82

3.2.3. Đảm bảo phối hợp thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ giữa các bên liên

quan trong công tác KĐCLGD trường THPT.........................................82

3.2.4. Đảm bảo đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

phô thông .................................................................................................82

3.3. Các biện pháp quản lí hoạt động KĐCLGD trường phổ thông trên địa

bàn tỉnh Cao Bằng ...................................................................................82

3.3.1. Nâng cao nhận thức và nghiệp vụ KĐCLGD cho các lãnh đạo

trường THPT, các chuyên viên quản lí hoạt động KĐCLGD và các

kiểm định viên .........................................................................................82

3.3.2. Tổ chức thực hiện tự đánh giá CLGD trường THPT ..............................85

3.3.3. Tổ chức thực hiện đánh giá ngoài và thẩm định, công nhận CLGD

trường THPT ...........................................................................................90

3.3.4. Ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động KĐCLGD trường THPT ......92

3.3.5. Phối hợp chặt chẽ giữa Sở GD&ĐT với chính quyền các cấp trong

tổ chức thực hiện KĐCLGD trường THPT.............................................92

3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp .....................92

Kết luận chương 3..............................................................................................95

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................................97

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................100

PHỤ LỤC...............................................................................................................

iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bộ GDĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

CBQL Cán bộ quản lý

CBQL Cán bộ quản lý

CNTT Công nghệ thông tin

CSGD Cơ sở giáo dục

GDÐT Giáo dục và Đào tạo

KĐCLGD Kiểm định chất lượng giáo dục

Sở GDĐT Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở KH-TC Sở Kế hoạch-Tài chính

THPT Trung học phổ thông

UBND Ủy ban nhân dân

v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Danh sách các trường THPT tỉnh Cao Bằng...............................48

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát cán bộ, viên chức nhận thức về mục đích,

ý nghĩa KĐCLGD trường THPT ................................................52

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo

dục của trường THPT..................................................................54

Bảng 2.4: Số lượng lớp bồi dưỡng kiểm định viên tại Cao Bằng ...............61

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát năng lực làm việc, mức độ hoàn thành

nhiệm vụ Đoàn đánh giá ngoài....................................................62

Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả tự đánh giá, đánh giá ngoài giai đoạn

2013-2018....................................................................................65

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát hoạt động cải tiến chất lượng của trường

sau đánh giá ngoài giai đoạn 2013-2018.....................................67

Bảng 2.8. Kết quả khảo sát việc lập kế hoạch tự đánh giá và đánh giá ngoài......69

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát việc tổ chức thực hiện tự đánh giá và đánh

giá ngoài ......................................................................................71

Bảng 2.10. Kết quả khảo sát việc chỉ đạo thực hiện tự đánh giá và đánh

giá ngoài ......................................................................................73

Bảng 2.11. Khảo sát việc kiểm tra, đánh giá hoạt động tự đánh giá và

đánh giá ngoài trường THPT ......................................................75

Bảng 3.1: Quy trình chi tiết tổ chức thực hiện tự đánh giá .........................86

Bảng 3.2: Tổng hợp về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp.....94

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đổi mới giáo dục nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn

nhân lực đã và đang là một nhiệm vụ có tính chiến lược trong qua trình đổi mới

giáo dục và đào tạo theo định hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa ở

nước ta hiện nay. Trong những năm gần đây ngành giáo dục nước ta đã có

nhiều chuyển biến đáng kể, tuy nhiên chất lượng giáo dục vẫn còn những tồn

tại, hạn chế trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Nghị quyết số 29-

NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị BCH Trung ương 8 khóa XI về: “Đổi mới

những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, đến mục

tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực

hiện… ” trong Nghị quyết cũng đã chỉ nhiệm vụ và giải pháp trong đó nhấn

mạnh: "Hoàn thiện hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục. Định kỳ kiểm định

các cơ sở giáo dục đào tạo và các chương trình đào tạo. Công khai kết quả

kiểm định" [2].

Như vậy, Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) được xác định là

một nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong thời gian tới; là một công cụ

quan trọng giúp các cơ quan quản lý đánh giá, xác định mức độ đáp ứng mục

tiêu nhiệm vụ của các nhà trường; đồng thời cũng là một trong những giải pháp

quản lý hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục

(CSGD), các nhà trường.

Các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hang năm đều thực hiện kế

hoạch kiểm định chất lượng giáo dục theo văn bản số 1450/SDG&ĐT-TTr,

ngày 20/10/2016 của Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng về hướng dẫn thực

hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục, kết hợp với thông tư số

42/2012/TT-BGDDT ngày 23 tháng 11 năm 2012 “Ban hành quy định về tiêu

chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng

giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên” đã thu được những kết quả

2

nhất đinh. Tuy nhiên quá trình thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục của các

trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất

định về nội dung, cách thức tổ chức thực hiện, kỹ năn kiểm tra, đánh giá, năng

lực đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất.

Vì lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Tổ chức thực hiện kiểm định

chất lượng các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong

bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về kiểm định chất lượng

giáo dục của các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đề tài

đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KĐCLGD các

trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng góp phần nâng cao chất lượng dạy và

học tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động KĐCLGD các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng các trường trung học phổ thông

trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

4. Giả thuyết khoa học

Hoạt động KĐCLGD ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã

được quan tâm thực hiện nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế, nếu đề xuất

được các biện pháp quản lý phù hợp, đảm bảo các nguyên tắc: thực hiện nội

dung và chức năng của hoạt động quản lí KĐCLGD một cách khoa học, phù

hợp với thực tiễn; ứng dụng hiệu quả CNTT, truyền thông và các chính sách hỗ

trợ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KĐCLGD trường THPT góp phần nâng

cáo chất lượng giáo dục tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đáp

ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!