Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
Tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã
hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các
trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng,
Hà Nội
Collaborating with the family and society in moral education for students in high school Dan
Phuong District, Hanoi
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 110 tr. +
Phạm Thành Công
Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: : Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh
Năm bảo vệ: 2012
Abstract:
Trình bày cơ sở lý luận của việc tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong
giáo dục đạo đức cho học sinh. Nghiên cứu thực trạng của việc tổ chức phối hợp nhà
trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở
huyện Đan Phượng - Hà Nội. Đưa ra một số biện pháp tổ chức phối hợp của nhà trường
với gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện
Đan Phượng - Hà Nội.
Keywords: Giáo dục đạo đức; Trung học phổ thông; Quản lý giáo dục
Content
1.Lý do chọn đề tài
Vấn đề đạo đức của thế hệ trẻ hiện nay đang trở thành mối quan tâm chung của toàn xã
hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất. Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển giáo dục
- đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững.
Tuy nhiên trong thực tiễn nhiều năm gần đây sự phát triển ồ ạt của quy mô, số lượng học sinh
THPT không tỷ lệ thuận với chất lượng văn hoá, chất lượng đạo đức. Có rất nhiều biểu hiện của sự
xuống cấp trong đạo đức học sinh THPT. Đây là vấn đề đang được ngành Giáo dục - Đào tạo và cả xã
hội quan tâm tìm cách giải quyết.
Từ lý do trên, là cán bộ quản lý trong trường trung học phổ thông tôi lựa chọn vấn đề “Tổ
chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường
trung học phổ thông huyện Đan Phượng, Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp chương
trình Cao học Quản lý giáo dục.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đề xuất các biện pháp tổ chức phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong
giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Đan Phượng - Hà Nội.
3. Giả thuyết nghiên cứu
Học sinh THPT nói chung và học sinh THPT huyện Đan Phượng nói riêng có nhiều biểu
hiện tích cực, đáng khích lệ về học tập, lao động và rèn luyện. Tuy nhiên, do những nguyên nhân
khách quan và chủ quan, ở một bộ phận nhỏ học sinh còn có những biểu hiện hành vi đạo đức
lệch lạc. Nếu đề xuất và thực hiện được các biện pháp phối hợp giữa nhà trường với gia đình và
xã hội trên cơ sở mục tiêu giáo dục phổ thông, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh cũng như khắc
phục những tồn tại, yếu kém của những giải pháp kết hợp các lực lượng giáo dục hiện nay, hy
vọng chắc chắn sẽ mang lai những hiệu quả, chuyển biến tích cực nhằm nâng cao chất lượng
GDĐĐ cho học sinh huyện Đan Phượng - Hà Nội.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình GDĐĐ cho học sinh
4.2. Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội
nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho học sinh
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tìm hiểu những vấn đề lý luận về tổ chức phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong
GDĐĐ cho học sinh.
5.2. Tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong
GDĐĐ cho học sinh THPT huyện Đan Phượng - Hà Nội.
5.3. Đề xuất một số biện pháp tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong
GDĐĐ cho học sinh THPT huyện Đan Phượng - Hà Nội.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.3. Thống kê toán học
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Các trường THPT trên địa bàn huyện Đan Phượng : Trường THPT Đan Phượng, THPT
Hồng Thái, THPT Tân Lập gồm: Giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ QLGD, cán bộ QL
xã hội.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn gồm 3 chương: