Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức luân chuyển cán bộ quản lý các trường phổ thông huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
MÔNG CHÍ HỒNG
TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ QUẢN LÝ
CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG HUYỆN PHÚ LƢƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Thái Nguyên, năm 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
MÔNG CHÍ HỒNG
TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ QUẢN LÝ
CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG HUYỆN PHÚ LƢƠNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thành Hƣng
Thái Nguyên, năm 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thầy
PGS.TS. Đặng Thành Hưng. Các kết quả và số liệu đảm bảo tính khách quan, trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn
Mông Chí Hồng
Xác nhận
của trƣởng khoa chuyên môn
TS. Phùng Thị Hằng
Xác nhận
của Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS.TS. Đặng Thành Hƣng
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đặng Thành Hưng, người đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Tâm lý - Giáo dục và Phòng Sau đại
học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn CBQL các cấp, CBQL các trường phổ thông huyện
Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình
khảo sát và khảo nghiệm.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn bè và đồng nghiệp, những người luôn
động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2013
Tác giả luận văn
Mông Chí Hồng
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang bìa phụ Trang
Lời cam đoan................................................................................................................i
Lời cảm ơn...................................................................................................................ii
Mục lục.......................................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt.............................................................................................vi
Danh mục các bảng...................................................................................................vii
Danh mục các biểu đồ..............................................................................................viii
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN
CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG PHỔ THÔNG CẤP HUYỆN............................ 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 5
1.2. Một số khái niệm cơ bản................................................................................... 7
1.2.1. Tổ chức.......................................................................................................... 7
1.2.2. Quản lý.......................................................................................................... 8
1.2.3. Quản lý giáo dục và quản lý trường học........................................................10
1.2.4. Cán bộ quản lý..............................................................................................13
1.2.5. CBQL trường phổ thông...............................................................................16
1.2.6. Luân chuyển CBQL......................................................................................20
1.3. Vai trò của công tác LCCBQL.........................................................................25
1.4. Một số quan điểm cơ bản về luân chuyển CBQL trường phổ thông .................31
1.4.1. Mục đích luân chuyển...................................................................................31
1.4.2. Nguyên tắc luân chuyển................................................................................32
1.4.3. Nội dung luân chuyển ...................................................................................33
1.4.4. Quy trình LCCBQL......................................................................................36
1.4.5. Một số yêu cầu cần thiết trong công tác LCCBQL........................................36
1.5. Kết luận chương 1 ...........................................................................................40
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ QUẢN
LÝ CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG HUYỆN PHÚ LƢƠNG..............................42
2. 1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội huyện phú lương, tỉnh Thái Nguyên ........42
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................42
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
iv
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................................44
2.2. Thực trạng tổ chức luân chuyển CBQL các trường phổ thông huyện Phú Lương......47
2.2.1. Khái quát về giáo dục phổ thông huyện Phú Lương ......................................47
2.2.2. Thực trạng tổ chức luân chuyển CBQL các trường phổ thông huyện Phú Lương...54
2.3. Kết luận chương 2 ...........................................................................................73
Chƣơng 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ
QUẢN LÝ CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG HUYỆN PHÚ LƢƠNG .................74
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp....................................................................74
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục............................................74
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ................................................................74
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn...............................................................75
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch................................................................76
3.2. Một số biện pháp tổ chức luân chuyển CBQL các trường phổ thông huyện
Phú Lương..............................................................................................................76
3.2.1 Xây dựng quy trình luân chuyển CBQL phù hợp với điều kiện và hoàn
cảnh thực tế ............................................................................................................76
3.2.2. Gắn công tác quy hoạch của đơn vị với công tác LCCBQL...........................80
3.2.3. Bổ sung, hoàn thiện các nguyên tắc trong LCCBQL.....................................84
3.2.4. Xây dựng và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng công tác tổ
chức LCCBQL .......................................................................................................87
3.2.5. Phối hợp giữa các lực lượng để nâng cao hiệu quả công tác LCCB...............91
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.......................................................................95
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ..........................95
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm..................................................................................95
3.4.2. Quy mô và địa bàn khảo nghiệm...................................................................95
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm..................................................................................95
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm...........................................................................95
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm....................................................................................95
3.5. Kết luận chương 3 ...........................................................................................97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................99
1. Kết luận ............................................................................................................99
2. Kiến nghị..........................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................104
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
v
PHỤ LỤC
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết đầy đủ
1 Luân chuyển LC
2 Luân chuyển cán bộ LCCB
3 Luân chuyển cán bộ quản lý LCCBQL
4 Tiểu học TH
5 Trung học phổ thông THPT
6 Trung học cơ sở THCS
7 Giáo dục GD
8 Giáo dục và đào tạo GD&ĐT
9 Nhà xuất bản Nxb
10 Đồng chí Đ/C
11 Nghị quyết NQ
12 Quyết định QĐ
13 Thông tư TT
14 Ủy ban nhân dân UBND
15 Công nghiệp hóa CNH
16 Hiện đại hóa HĐH
17 Xã hội chủ nghĩa XHCN
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Mạng lưới trường TH và THCS trên địa bàn huyện Phú Lương..............48
Bảng 2.2. Đội ngũ CBQL trường Tiểu học huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên ....51
Bảng 2.3. Đội ngũ CBQL trường THCS huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên .......52
Bảng 2.4. Độ tuổi và thâm niên quản lý của CBQL các trường phổ thông huyện
Phú Lương..............................................................................................53
Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL trường phổ thông về tác dụng của công tác
LCCBQL................................................................................................61
Bảng 2.6. Tâm lý của CBQL các trường phổ thông nếu rơi vào diện luân chuyển...62
Bảng 2.8. Số cán bộ luân chuyển từ 2007 - 2012 ....................................................66
Bảng 2.9. So sánh chất lượng giáo dục hai mặt cấp TH và cấp THCS huyện Phú
Lương giữa hai năm học 2007 - 2008 và 2011 - 2012.............................67
Bảng 2.10. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBQL..............................................68
Bảng 2.11. Thành tích của trường luân chuyển đến ................................................68
Bảng 2.7. Danh sách luân chuyển CBQL ngành giáo dục huyện Phú Lương giai
đoạn 2007 - 2012..................................................................................111
Bảng 2.9. So sánh chất lượng giáo dục hai mặt cấp TH và cấp THCS huyện Phú
Lương...................................................................................................115
giữa hai năm học 2007 - 2008 và 2011 - 2012 ......................................................115
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1. Nhận thức của cán bộ phòng ban huyện Phú Lương về mục đích, ý
nghĩa của công tác tổ chức LCCBQ ..................................................55
Biểu đồ 2.2. Nhận thức của cán bộ các phòng ban huyện Phú Lương về vai trò
của công tác LCCBQL trường phổ thông ..........................................56
Biểu đồ 2.3. Nhận thức của cán bộ các phòng ban huyện Phú Lương về tác dụng
của công tác LCCBQL......................................................................57
Biểu đồ 2.4. Nhận thức của CBQL trường phổ thông về mục đích ý nghĩa công
tác LCCBQL.....................................................................................59
Biểu đồ 2.5. Nhận thức của CBQL trường phổ thông huyện Phú Lương về vai
trò của công tác LCCBQL.................................................................60
Biểu đồ 2.6. Đánh giá mức độ phát triển năng lực của cán bộ luân chuyển .............69
Biểu đồ 3.1. Ý kiến của CBQL về tính cần thiết của các biện pháp.........................96
Biểu đồ 3.2. Ý kiến CBQL về tính khả thi của các biện pháp..................................97
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta luôn khẳng định, cán
bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công
tác xây dựng Đảng. Vai trò của đội ngũ cán bộ, của công tác cán bộ chỉ được thể
hiện rõ ràng, cụ thể, có hiệu quả khi gắn với nhiệm vụ chính trị của Đảng. Chất
lượng cán bộ là kết quả tổng hợp của tất cả các khâu trong công tác cán bộ. Trong
đó, luân chuyển cán bộ là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần thực
hiện chủ trương đổi mới công tác cán bộ của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, luân chuyển cán bộ được xác
định là một chủ trương lớn, quan trọng trong chiến lược cán bộ của Đảng. Hội nghị
lần thứ ba Ban Chấp hành trung ương (khóa VIII) đã thông qua Nghị quyết về
"Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
Nghị quyết nêu rõ: "Thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý giữa các vùng,
các ngành, các cấp nhằm sử dụng có hiệu quả và tạo nên sự đồng đều trong đội ngũ
cán bộ; bồi dưỡng toàn diện cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán
bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn; khắc phục tình trạng khép kín,
cục bộ trong từng ngành, từng địa phương, từng tổ chức".
Tới Đại hội toàn quốc lần thứ IX, X và XI của Đảng, Đảng ta tiếp tục khẳng
định: Phải tiếp tục thực hiện chủ trương luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý
theo quy hoạch ở các ngành và các địa phương. Cán bộ trong diện luân chuyển là
những cán bộ chủ chốt, có năng lực và hướng phát triển. Những cán bộ có trong
diện quy hoạch cũng được luân chuyển từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác để đào
tạo, bồi dưỡng. Những cán bộ có kinh nghiệm quản lý, chuyên môn sâu được phân
công phụ trách những lĩnh vực chuyên môn phù hợp. Đối với những cán bộ năng
lực, trình độ không phù hợp với công việc đang đảm nhiệm cũng được xem xét,
điều chuyển làm công việc khác.
Như vậy, việc luân chuyển cán bộ đã trở thành nền nếp thường xuyên, từng
bước đáp ứng yêu cầu tăng cường cán bộ chủ chốt cho một số địa phương, đơn vị,
góp phần tích cực ổn định nội bộ, đồng thời tạo điều kiện tốt cho việc bồi dưỡng,
rèn luyện, thử thách cán bộ.
Số hóa bởi trung tâm học liệu www: \\lrc-tnu.edu.vn
2
Tổ chức luân chuyển CBQL càng có ý nghĩa hơn đối với CBQL các trường
phổ thông khi họ là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của nhà
trường nhằm phát triển mục tiêu giáo dục phổ thông. Đội ngũ CBQL các trường
phổ thông trên địa bàn huyện Phú Lương hiện nay phần lớn được bổ nhiệm từ giáo
viên, đa số có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, song để đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác hiện nay, chất lượng đội ngũ CBQL trường phổ
thông còn bộc lộ một số yếu kém. Mặt khác, CBQL trường phổ thông thường là
người địa phương nên có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác của họ, đó
là sức ì, lối làm việc chủ quan, tư duy chậm đổi mới; tình trạng cục bộ địa phương;
phải chịu áp lực của phụ huynh học sinh, của bà con và của chính quyền sở tại …
Những yếu tố này đã tác động không nhỏ đến CBQL, làm cho họ không phát huy
hết khả năng sáng tạo, đôi khi làm sa sút phẩm chất cán bộ, ảnh hưởng đến chất
lượng giáo dục chung của nhà trường.
Như vậy cùng với các biện pháp như đánh giá, quy hoạch và đào tạo bồi
dưỡng thì luân chuyển cán bộ là một trong những biện pháp góp phần thực hiện chủ
trương nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục. Tuy nhiên, công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ có thể đáp ứng
được yêu cầu và có hiệu quả khi nó được đề ra và giải quyết dựa trên những luận cứ
khoa học gắn liền với tổng kết thực tiễn. Với đặc điểm, tình hình của địa phương;
tình hình và kết quả trong công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện,
việc tiến hành nghiên cứu đề tài “Tổ chức luân chuyển CBQL các trường phổ
thông huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” là việc làm rất thiết thực góp phần
vào việc từng bước nghiên cứu, giải quyết những vấn đề cơ sở lý luận, thực tiễn
trong công tác luân chuyển cán bộ nói chung và luân chuyển CBQL các trường phổ
thông huyện Phú Lương nói riêng. Qua đó góp phần vào việc xây dựng và nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ của huyện, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển sự
nghiệp giáo dục đào tạo của huyện trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp tổ chức luân chuyển CBQL trường phổ thông trên
địa bàn huyện Phú Lương, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện
trong giai đoạn hiện nay.