Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức hệ thống phân phối mặt hàng phân bón ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bé c«ng Th−¬ng
§Ò tµi khoa häc cÊp Bé
M· sè: 2007-78-024
tæ chøc vµ QU¶n lý hÖ thèng
ph©n phèi mÆt hµng thÐp x©y dùng
ë ViÖt Nam
(B¸o c¸o tæng hîp)
7331
04/5/2009
Hµ néi - 2009
Bé c«ng Th−¬ng
§Ò tµi khoa häc cÊp Bé
M· sè: 2007-78-024
tæ chøc vµ Qu¶n lý hÖ thèng ph©n phèi
mÆt hµng thÐp x©y dùng ë viÖt nam
C¬ quan qu¶n lý: Bé C«ng Th−¬ng
§¬n vÞ thùc hiÖn: Vô ThÞ tr−êng trong n−íc
Chñ nhiÖm ®Ò tµi: ThS. NguyÔn Xu©n ChiÕn
Thµnh viªn ®Ò tµi:
CN. Lª ThÞ Kim Ng©n
ThS. Hoµng Thanh H¶i
ThS. Lª Huy Kh«i
ThS. NguyÔn Hoµi Nam
CN. Lª Thu HiÒn
ThS. NguyÔn Ch©u Hµ
MỤC LỤC
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THÉP XÂY
DỰNG VIỆT NAM 5
1.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THÉP CỦA VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2001 - 2007 5
1.1.1. Thực trạng sản xuất thép xây dựng trong nước 5
1.1.2. Tình hình tiêu thụ thép xây dựng trong nước 9
1.2. NHẬP KHẨU MẶT HÀNG SẮT THÉP XÂY DỰNG CỦA VIỆT
NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2001 - 2007 15
1.3. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT
TRIỂN NGÀNH THÉPVIỆT NAM THỜI GIAN QUA 20
1.3.1. Cơ chế đối với lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thép 20
1.3.2. Cơ chế đối với nhập khẩu thép xây dựng và phế liệu ngành thép 24
1.4. NHẬN XÉT VỀ NHỮNG THÀNH TỰU, HẠN CHẾ, NGUYÊN
NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NGÀNH THÉP VIỆT NAM 26
1.4.1. Những thành tựu đạt được 26
1.4.2. Những hạn chế cần khắc phục 28
1.4.3. Nguyên nhân và vấn đề đặt ra cần giải quyết 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ
THỐNG PHÂN PHỐI MẶT HÀNG THÉP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 32
2.1. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI MẶT HÀNG THÉP
XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 32
2.1.1.Tình hình phân phối thép của Tổng Công Ty thép Việt Nam (VSC) 34
2.1.2. Phân phối thép của các doanh nghiệp sản xuất thuộc TCT Thép
Việt Nam 38
2.1.3. Phân phối thép của các doanh nghiệp liên doanh 38
2.1.4. Phân phối thép của khối các doanh nghiệp ngoài VSC và các tổ
chức tư nhân nhỏ lẻ 39
2.1.5. Phân phối thép theo vùng lãnh thổ 42
2.2. CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI
MẶT HÀNG THÉP Ở VIỆT NAM 44
2.2.1. Tổ chức hệ thống phân phối mặt hàng thép xây dựng 44
2.2.2. Công tác quản lý hệ thống phân phối mặ hàng thép xây dựng 49
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG PHÂN PHỐI MẶT HÀNG THÉP XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 52
2.3.1. Về phát triển hệ thống phân phối 52
2.3.2. Về tổ chức và quản lý 54
2.3.3. Vấn đề đặt ra cần giải quyết 57
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝHỆ THỐNG PHÂN PHỐI
MẶT HÀNG THÉP XÂY DỰNG 59
3.1. CÁC YẾU TỐ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẮT THÉP XÂY DỰNG
VIỆT NAM 59
3.1.1. Các yếu tố trong nước 59
3.1.2. Các yếu tố ngoài nước 64
3.2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
THÉP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 66
3.2.1. Về sản xuất 66
3.2.2. Về tiêu thụ 68
3.2.3. Về nhập khẩu 69
3.3. PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ
CHỨC VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI MẶT HÀNG THÉP
XÂY DỰNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 71
3.3.1. Triển vọng phát triển thị trường thép xây dựng trong thời gian tới sẽ
tác động trực tiếp đến sự phát triển các kênh phân phối trên các khía cạnh 71
3.3.2. Tập trung củng cố và phát triển mô hình kênh phân phối thép xây
dựng có quy mô lớn 73
3.3.3. Phát triển liên kết giữa các nhà sản xuất và cung ứng thép xây
dựng nhỏ 75
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC TỔ CHỨC
VÀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI MẶT HÀNG THÉP XÂY
DỰNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TÓI 76
3.4.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước 76
3.4.2. Các giải pháp đối với Hiệp hội thép Việt Nam 85
3.4.3. Các giải pháp đối với doanh nghiệp 86
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
1
MỞ ĐẦU
Sắt thép luôn là vật tư quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào trong việc
xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong sản xuất và xây dựng các
công trình công nghiệp cũng như dân dụng. Đặc biệt, Việt Nam là nước đang
phát triển, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì nhu cầu sử dụng các loại sắt
thép nói chung, trong đó có thép xây dựng sẽ ngày càng cao.
Theo Bộ Công Thương, hiện tại tổng công suất cán thép xây dựng vẫn
vượt 2 lần công suất luyện, 80% sản lượng phôi thép hiện nay được sản xuất
từ thép phế liệu. Ngành thép Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn
nguyên liệu, thành phẩm nhập khẩu, do vậy sản xuất thường bị động và chịu
nhiều thiệt hại khi giá cả thị trường biến động. Bên cạnh đó, công suất các
loại sản phẩm thép (phôi thép, thép thành phẩm) của các dự án đầu tư hiện
nay đang vượt xa nhu cầu sắt thép các loại dự kiến trong quy hoạch (năm
2015 dự báo nhu cầu khoảng 15 triệu tấn, năm 2020: khoảng 20 triệu tấn) nên
việc cạnh tranh trên thị trường thép nội địa và xuất khẩu sẽ rất gay gắt. Việc
dư thừa công suất sản phẩm kéo dài, dẫn đến việc sử dụng công suất cán thép
chỉ đạt khoảng 60 - 70%, trình độ công nghệ ở mức trung bình, tiêu hao
nguyên vật liệu cao, khả năng cạnh tranh thấp dẫn đến khối lượng xuất khẩu
còn hạn chế.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam thì hiện nay nhu cầu
sử dụng thép xây dựng trong nước chiếm khoảng 60% tổng nhu cầu sử dụng
sắt thép các loại để phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Nhu cầu sử dụng thép
xây dựng đã tăng dần qua các năm cuối của thế kỷ 20 và tăng mạnh trong
những năm qua. Trong giai đoạn 2004 - 2007, sản lượng sản xuất thép xây
dựng trong nước hàng năm tăng bình quân 10,5%/năm, từ 2.365 ngàn tấn
năm 2004 lên 3.098 ngàn tấn năm 2007 đã đáp ứng được toàn bộ nhu cầu tiêu
dùng trong nước, tuy nhiên trên thị trường vẫn có một lượng rất ít thép xây
dựng nhập khẩu, chủ yếu của Trung Quốc.
Theo Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg ngày 4/9/2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn
2007 - 2015, có xét đến năm 2025” thì nhu cầu thép thành phẩm các loại
2
đến năm 2010 là 11 - 12 triệu tấn; năm 2015 là 15 - 16 triệu tấn; năm 2025
khoảng 24-25 triệu tấn; sản xuất phôi thép năm 2010 đạt 3,5 - 4,5 triệu tấn,
năm 2015 đạt 6-8 triệu tấn và đến năm 2025 đạt từ 12 - 15 triệu tấn; sản xuất
thép thành phẩm đạt 6,3 - 6,5 triệu tấn vào năm 2010; 11 - 12 triệu tấn vào
năm 2015; 19 - 22 triệu tấn vào năm 2025 (trong đó có 11 -13 triệu tấn thép
dẹt và 0,2 triệu tấn thép đặc biệt).
Hiện nay, toàn bộ lượng thép xây dựng sản xuất và nhập khẩu ở nước ta
được phân phối trên thị trường nội địa bởi nhiều chủ thể khác nhau như:
(1) Các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Thép (VSC)
(2) Các công ty cổ phần, công ty TNHH và các liên doanh ngoài VSC có
sản xuất và kinh doanh thép;
(3) Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sản xuất và kinh doanh thép;
(4) Các doanh nghiệp chuyên kinh doanh thép;
(5) Các hộ gia đình tại các làng nghề và các cửa hàng bán lẻ độc lập
Theo số liệu điều tra thống kê năm 2005 của Tổng Cục thống kê, cả
nước có tới 1.010 doanh nghiệp và 1.985 hộ kinh doanh trong ngành hàng sắt
thép, tạo thành hệ thống mạng lưới phân phối sắt thép khá phức hợp trên thị
trường. Hệ thống phân phối thép xây dựng trong nước trong thời gian qua đã
đạt được những thành công đáng kể như:
- Đã hình thành các kênh phân phối sắt thép và vận hành theo cơ chế thị
trường có sự điều tiết của Nhà nước. Số lượng kênh phân phối thép ngày
càng tăng lên và sự vận hành của các kênh đã thông suốt hơn.
- Các kênh phân phối sản phẩm thép trên thị trường nước ta cũng đã
phát triển nhanh và hết sức đa dạng về chủ sở hữu, về tập khách hàng (theo
qui mô nhu cầu tiêu thụ, theo khu vực thị trường...), về điều kiện và khả năng
tiếp cận khách hàng của nhà sản xuất.
- Đã hình thành và phát triển được một số kênh dọc lớn, có tầm bao phủ
rộng và có thương hiệu trên thị trường, được khách hàng tin tưởng, như kênh
phân phối của Tổng công ty thép Việt Nam, kênh phân phối thép của Tập
đoàn Hoà Phát...
3
- Sự phát triển nhanh về số lượng các cơ sở, cửa hàng kinh doanh bán lẻ
độc lập đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và các nhà sản xuất tiêu thụ
sản phẩm trên thị trường.
Bên cạnh những thành tựu trên thì hệ thống phân phối thép xây dựng
trên thị trường nội địa vẫn còn tồn tại những hạn chế như:
- Số lượng kênh nhiều nhưng phần lớn là các kênh nhỏ và cắt khúc theo
từng đoạn kênh (ngắn).
- Có rất ít các nhà sản xuất, cung ứng thép xây dựng phát triển được các
kênh phân phối sản phẩm riêng của mình. Hơn nữa, kênh phân phối thuộc hệ
thống tổ chức của các nhà sản xuất này cũng mới chỉ đảm nhận tiêu thụ được
khoảng 1/3 sản lượng sản xuất, còn lại nhà sản xuất phải phụ thuộc vào các
kênh phân phối bên ngoài hệ thống.
- Phần lớn các kênh phân phối thép xây dựng được hình thành một cách
tự phát, thiếu định hướng chiến lược về thị trường và khách hàng, vai trò lãnh
đạo kênh không được phân định rõ ràng, các thành viên kênh thiếu tính liên
kết để tạo sức mạnh.
- Cấu trúc của các kênh phân phối khá phức tạp, có nhiều cấp trung gian
do chính các trung gian trong kênh phân phối tạo ra.
- Các nhà phân phối lớn, nhất là các tổng đại lý thường phải là người
kiểm soát trực tiếp và có quyền lực thực sự trong các kênh phân phối. Trong
khi đó, các nhà sản xuất thép xây dựng, kể cả các doanh nghiệp Nhà nước với
vai trò điều tiết, ổn định giá cả thị trường lại không phải là người thực sự có
quyền kiểm soát các kênh phân phối và sản phẩm thép xây dựng của mình
trên thị trường.
Như vậy, việc Bộ Công Thương giao Vụ Thị trường trong nước nghiên
cứu đề tài “Tổ chức và quản lý hệ thống phân phối mặt hàng thép xây
dựng ở Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng đối với việc bình ổn thị trường thép
xây dựng trong nước vì sản xuất thép xây dựng trong nước đang được đầu tư
phát triển mạnh không chỉ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế đất nước mà
còn xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Đề tài “Tổ chức và quản lý hệ thống phân phối mặt hàng thép xây
4
dựng ở Việt Nam” hướng tới các mục tiêu sau:
- Đánh giá những nhân tố trong và ngoài nước tác động đến việc quản lý
và tổ chức hệ thống phân phối mặt hàng sắt thép ở Việt Nam
- Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu mặt hàng sắt
thép, cũng như thực trạng công tác quản lý và tổ chức hệ thống phân phối
thép xây dựng của Việt Nam trong thời gian qua;
- Đưa ra mục tiêu và phương hướng tổ chức và quản lý hệ thống phân
phối mặt hàng thép xây dựng của Việt Nam trong thời gian tới; đồng thời đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý và tổ chức
phân phối mặt hàng thép xây dựng của Việt Nam trong thời gian tới năm
2015 và định hướng đến năm 2020.
Vì vậy, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thị trường thép xây dựng Việt Nam
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác tổ chức và quản lý hệ
thống phân phối mặt hàng thép xây dựng ở Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức
và quản lý hệ thống phân phối mặt hàng thép xây dựng
5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THÉP XÂY DỰNG VIỆT NAM
1.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ THÉP XÂY DỰNG CỦA VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2007
1.1.1. Thực trạng sản xuất thép xây dựng trong nước
1.1.1.1. Sản lượng sản xuất thép xây dựng
Năm 1990, sự ra đời của Tổng Công ty Thép Việt Nam đã góp phần
quan trọng vào sự bình ổn thị trường thép trong nước. Năm 1996 là năm đánh
dấu sự chuyển mình lớn của ngành thép Việt Nam khi có 5 công ty sản xuất
thép ra đời: Công ty thép Việt Nhật (VinaKyoei), Công ty liên doanh thép
Việt Úc (Vinausteel), Công ty liên doanh thép Việt Hàn (VPS), Công ty liên
doanh thép Việt Nam - Singapo (Nasteel) và Công ty liên doanh thép Việt
Nam - Đài Loan (Vinatafong), với công suất khoảng 800.000 tấn/năm.
Sau 20 năm đổi mới, sản xuất thép ở Việt Nam đã có bước phát triển
nhanh chóng. Giai đoạn 2001 - 2008, số lượng các doanh nghiệp mới gia
nhập ngành thép tiếp tục tăng nhanh, đồng thời các doanh nghiệp hiện có
cũng gia tăng đầu tư tăng công suất và mở rộng sản phẩm. Cùng với sự gia
tăng đầu tư của các doanh nghiệp ngành thép, sản lượng các sản phẩm thép
đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Hiện công suất cán thép của Việt Nam
khoảng 6 triệu tấn/năm. Theo thống kê của Hiệp hội thép Việt Nam, trong
năm 2007 sản lượng sản xuất phôi trong nước đạt 2.022 ngàn tấn, tăng 44%
so với năm 2006; thép xây dựng đạt 3.950 ngàn tấn, tăng 14% so với năm
2006, năm 2008 ước đạt 3.700 ngàn tấn.
- Cơ cấu thép sản xuất theo thành phần doanh nghiệp tham gia:
Hiện tại cả nước có trên 70 doanh nghiệp sản xuất thép và hàng ngàn hộ
sản xuất cá thể. Cơ cấu các cơ sở sản xuất thép như sau:
+ Tổng công ty thép Việt Nam (VSC) với 13 đơn vị thành viên và 14
đơn vị liên doanh chiếm 32% thị phần.
+ Các doanh nghiệp liên doanh và 100% vốn nước ngoài chiếm 30%
thị phần.
+ Các DNNN ngoài Tổng công ty thép Việt Nam chiếm 15% thị phần.
6
+ Các công ty cổ phần, TNHH, hợp tác xã (HTX) và xí nghiệp tư nhân
và các hộ gia đình chiếm 23% thị phần.
Cơ cấu sản lượng thép sản xuất năm 2007 cho thấy, sản lượng của
Tổng công ty Thép Việt Nam chiếm 35,7%, liên doanh với Tổng Công ty
Thép chiếm 23,87% và các doanh nghiệp ngoài VSC chiếm 40,43% tổng
sản lượng thép sản xuất.
Xét cơ cấu sản lượng sản xuất thép theo công ty cho thấy: Sản lượng của
Công ty thép Thái Nguyên chiếm 12,7%, Công ty thép miền Nam 17,38%,
Công ty thép Pomina 14,79%, Công ty thép Vinakyoei 8,65%, Công ty thép
Hoà Phát 5,61% và Công ty thép Việt Hàn chiếm 4,24%,...
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Thép Việt trong giai đoạn 2004 -
2007, sản lượng thép sản xuất tăng bình quân hàng năm 10,5%/năm. Sản
lượng sản xuất tăng từ 2.365 ngàn tấn năm 2004 lên 3.098 ngàn tấn năm
2007. Trong đó, tốc độ tăng sản lượng sản xuất của VSC lại khá chậm, chỉ
đạt 2,1%/năm trong cùng giai đoạn; của các liên doanh với VSC đạt
5,15%/năm và tăng trưởng sản lượng sản xuất cao nhất thuộc về các doanh
nghiệp ngoài VSC, đạt bình quân hàng năm 26,69%/năm trong giai đoạn
2004 - 2007.
Trong giai đoạn 2000 - 2007, sản lượng thép cán và sản phẩm kéo dây
tăng bình quân 16,16%/năm, trong đó năm 2002 đạt tốc độ tăng mạnh nhất,
đạt 30,75% và năm 2005 tốc độ tăng trưởng thấp nhất, chỉ đạt 3,77%. Cùng
với tốc độ tăng trưởng của thép cán và sản phẩm kéo dây, tốc độ tăng bình
Biểu đồ 1.1. Thị phần các công ty thép năm 2007
Nguồn: Số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam năm 2007
7
quân hàng năm của thép thỏi cũng khá cao, bình quân giai đoạn 2003 - 2007
đạt 19,2%/năm; sản lượng thép thỏi sản xuất tăng từ 591 ngàn tấn năm 2003
lên 976 ngàn tấn năm 2007.
Bảng 1.2. Sản lượng thép sản xuất của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2007
§¬n vÞ: Tấn
Doanh nghiệp 2004 2005 2006 2007
1. VSC 934.018 1.037.936 988.668 987.878
Tăng trưởng 11,13 -4,75 -0,08
Tisco 361.860 397.787 409.488 396.945
SSC 521.245 601.073 548.883 579.479
DNS 31.239 24.073 7.001 -
Cevimetal 19.674 15.003 23.296 11.454
2. LD vớiVSC 681.359 683.634 685.567 787.319
Tăng trưởng 0,33 0,28 14,84
Vinakyoei 246.252 262.198 283.160 339.837
VPS 155.431 147.816 148.526 167.908
Vinausteel 161.327 148.188 129.921 140.283
Nasteelvina 55.804 77.968 78.372 105.508
Tây Đô 62.545 47.464 45.588 33.805
3. Ngoài VSC 651.880 854.238 1.000.875 1.322.746
Tăng trưởng 31,04 17,17 32,16
SSE 30.720 74.901 116.475 152.000
Nam Đô 34.404 25.515 16.072 54.817
HPS 50.500 47.700 57.000 87.700
Hoà Phát 103.138 110.784 166.884 229.785
Sunsteel 59.360 15.864 - -
Pomina 240.628 344.693 386.256 563.744
Việt ý 73.820 116.329 162.950 131.675
CP thép TN 25.543 20.237 15.140 25.926
Vinafco 8.972 9.909 13.891 20.320
Vinakansai 24.795 73.255 66.207 56.730
Tổng 2.364.867 2.118.354 2.675.110 3.097.903
Tăng -10,42 26,28 15,80
Nguồn: Số liệu của Tổng Công ty Thép năm 2007