Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo hướng cùng tham gia
PREMIUM
Số trang
143
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1231

Tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo hướng cùng tham gia

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THẦM

TỔ CHỨC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH

TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

DÂN TỘC BÁN TRÚ HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

THEO HƯỚNG CÙNG THAM GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN, 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THẦM

TỔ CHỨC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH

TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG

DÂN TỘC BÁN TRÚ HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN

THEO HƯỚNG CÙNG THAM GIA

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VŨ BÍCH HIỀN

THÁI NGUYÊN, 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “Tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh

trung học cơ sở ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc

Kạn theo hướng cùng tham gia” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết

quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào

khác.

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 11 năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thầm

ii

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới

Lãnh đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô

giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều

kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường.

Đặc biệt, với tấm lòng thành kính, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Vũ Bích Hiền, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa

học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành

luận văn.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn Phòng GD&ĐT huyện Ba Bể, Cán bộ

quản lý, giáo viên, học sinh các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Cao

Thượng, trường THCS Phúc Lộc huyện Ba Bể cùng phụ huynh học sinh, đại

diện các tổ chức ở địa phương hai xã Cao Thượng và Phúc Lộc và bạn bè,

người thân đã tạo điều kiện cả về thời gian, vật chất, tinh thần cho tác giả trong

suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản

thân em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết.

Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các thầy, các cô và các bạn đồng nghiệp.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 18 tháng 11 năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thầm

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................iv

DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................v

DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................vi

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................3

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu................................................................3

4. Giả thuyết khoa học.........................................................................................3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................3

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..........................................................................4

7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................4

8. Cấu trúc luận văn.............................................................................................5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH

CHO HỌC SINH THCS Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC

BÁN TRÚ THEO HƯỚNG CÙNG THAM GIA ...........................................6

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề.......................................................................6

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về tổ chức giáo dục giới tính ở nước ngoài ...........6

1.1.2. Nghiên cứu về giới tính và tổ chức giáo dục giới tính ở Việt Nam..........9

1.2. Những vấn đề cơ bản về giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở.....13

1.2.1. Khái niệm về giới, giới tính và giáo dục giới tính ..................................13

1.2.2. Đặc điểm sinh lý và tâm lý học sinh trung học cơ sở và học sinh người

dân tộc thiểu số ..................................................................................................15

1.2.3. Chương trình giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở ...............19

1.2.4. Môi trường giáo dục đặc thù của trường phổ thông dân tộc bán trú.......27

1.2.5. Các lực lượng tham gia giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ

sở trong trường phổ thông dân tộc bán trú ........................................................29

iv

1.3. Tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ

thông dân tộc bán trú theo hướng cùng tham gia ..............................................32

1.3.1. Khái niệm tổ chức, tổ chức giáo dục giới tính ........................................32

1.3.2. Quan điểm tham gia trong tổ chức giáo dục giới tính ở trường trung

học cơ sở............................................................................................................33

1.3.3. Nội dung tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở

trong trường phổ thông dân tộc bán trú theo hướng cùng tham gia..................35

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả tổ chức giáo dục giới tính cho

học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông dân tộc bán trú...........................40

1.4.1. Sự phát triển của khoa học và bối cảnh hội nhập và tác động của nó

tới tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh trong nhà trường ...........................40

1.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng khác.................................................................41

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................43

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO

HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở CÁC TRƯỜNG DÂN TỘC BÁN

TRÚ HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN.......................................................44

2.1. Đặc điểm tình hình các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ

sở của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ....................................................................44

2.1.1. Lịch sử hình thành ...................................................................................44

2.1.2. Quy mô trường lớp các trường phổ thông dân tộc bán trú của huyện

Ba Bể..................................................................................................................45

2.1.3. Đặc điểm giáo viên, học sinh ..................................................................46

2.1.4. Cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt bán trú và dạy học ..............................47

2.1.5. Đặc điểm tình hình giáo dục các trường phổ thông dân tộc bán trú ở

huyện Ba Bể.......................................................................................................48

2.1.6. Đội ngũ cán bộ quản lý............................................................................48

2.2. Tổ chức khảo sát.........................................................................................49

2.2.1. Mục đích khảo sát....................................................................................49

2.2.2. Mẫu khảo sát............................................................................................49

2.2.3. Nội dung khảo sát....................................................................................49

v

2.2.4. Công cụ khảo sát......................................................................................50

2.2.5. Phương thức xử lý số liệu........................................................................50

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở

ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo

hướng cùng tham gia .........................................................................................51

2.3.1. Thực trạng thực hiện chương trình giáo dục giới tính cho học sinh .......51

2.3.2. Thực trạng mức độ tham gia của các lực lượng giáo dục .......................63

2.3.3. Thực trạng môi trường giáo dục ở các trường PTDTBT ...................66

2.4. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trung học

cơ sở ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

theo hướng cùng tham gia .................................................................................70

2.4.1. Thực trạng tổ chức các lực lượng xây dựng chương trình giáo dục

giới tính cho học sinh ........................................................................................70

2.4.2. Thực trạng phối hợp các nguồn lực tham gia vào thực hiện chương

trình giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở ở trường phổ thông

dân tộc bán trú ...................................................................................................74

2.4.3. Thực trạng phối hợp các lực lượng xây dựng môi trường văn hoá lành

mạnh trong trường phổ thông dân tộc bán trú để giáo dục giới tính cho học

sinh trung học cơ sở...........................................................................................79

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức giáo dục giới tính cho học

sinh trung học cơ sở ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Ba Bể,

tỉnh Bắc Kạn ......................................................................................................81

2.6. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho

HS THCS ở các trường PTDTBT huyện Ba Bể,tỉnh Bắc Kạn..........................86

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................90

Chương 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO

HỌC SINH THCS Ở CÁC TRƯỜNG PTDTBT HUYỆN BA BỂ, TỈNH

BẮC KẠN THEO HƯỚNG CÙNG THAM GIA.........................................91

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ..............................................................91

3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn..........................................................91

vi

3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi.............................................................91

3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính phù hợp...........................................................91

3.1.4. Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ...........................................................91

3.2. Các biện pháp tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở

ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn theo

hướng cùng tham gia .........................................................................................92

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức, năng lực cho cán bộ, giáo viên, phụ

huynh, HS và các tổ chức đoàn thể ở địa phương về giáo dục giới tính...........92

3.2.2. Tổ chức cho các giáo viên lồng ghép các nội dung giáo dục giới tính

trong chính khóa và tăng cường hoạt động ngoại khóa về giáo dục giới tính.

...........................................................................................................................95

3.2.3. Cho học sinh cùng tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức

thực hiện giáo dục giới tính ...............................................................................96

3.2.4. Thành lập tổ tư vấn học đường để huy động các lực lượng bên trong,

bên ngoài nhà trường cùng tham gia thực hiện kế hoạch giáo dục giới tính

cho học sinh của nhà trường..............................................................................99

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất ..................................................106

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất....106

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................110

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................................111

1. Kết luận........................................................................................................111

1.1. Về mặt lí luận............................................................................................111

1.2. Về kết quả nghiên cứu thực trạng.............................................................111

1.3. Về các biện pháp đề xuất..........................................................................112

2. Khuyến nghị.................................................................................................113

2.1. Đối với Phòng giáo dục ............................................................................113

2.2. Đối với các trường phổ thông dân tộc bán trú..........................................113

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................114

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ

BP Biện pháp

CBQL Cán bộ quản lý

CT Cấp thiết

DS-KHHGĐ Dân số - kế hoạch hóa gia đình

DS-SKSS Dân số - sức khỏe sinh sản

GD Giáo dục

GDCD Giáo dục công dân

GD-ĐT Giáo dục- đào tạo

GDGT Giáo dục giới tính

GV Giáo viên

HĐNGLL Hoạt động ngoài giờ lên lớp

HS Học sinh

KCT Không cấp thiết

KKT Không khả thi

KT Khả thi

PHHS Phụ huynh học sinh

PTDTBT Phổ thông dân tộc bán trú

RCT Rất cấp thiết

RKT Rất khả thi

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Ví dụ Kế hoạch môn Địa lý 9 ...........................................................35

Bảng 2.1. Quy mô trường lớp các trường PTDTBT huyện Ba Bể....................46

Bảng 2.2. Cơ cấu giáo viên phân theo môn học của các trường phổ thông

dân tộc bán trú trung học cơ sở của huyện Ba Bể.............................46

Bảng 2.3. Giáo viên phân theo trình độ chuyên môn........................................46

Bảng 2.4. Học sinh phân theo dân tộc của các trường PTDTBT THCS của

huyện Ba Bể ......................................................................................47

Bảng 2.5. Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm năm học 2017 - 2018 của

các trường PTDTBT huyện Ba Bể (%).............................................48

Bảng 2.6. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của các trường PTDTBT ở

huyện Ba Bể, giai đoạn 2016-2018 ...................................................48

Bảng 2.7. Đối tượng khảo sát ............................................................................49

Bảng 2.8. Nhận thức về tầm quan trọng của mục tiêu GDGT cho học sinh.....52

Bảng 2.9. Các môn và các bài có nội dung giáo dục giới tính ..........................53

Bảng 2.10. Thực trạng giáo viên thực hiện chương trình giáo dục giới tính ....54

Bảng 2.11. Mức độ thực hiện các nội dung GDGT trong trường học ..............55

Bảng 2.12. Quan điểm của giáo viên về các hình thức GDGT đã triển khai....57

Bảng 2.13. Nguồn cung cấp kiến thức giáo dục giới tính cho học sinh............59

Bảng 2.14. Phương pháp giáo dục giới tính được sử dụng ở các trường PTDTBT.....60

Bảng 2.15. Khảo sát nhận thức của học sinh về giáo dục giới tính ..................61

Bảng 2.16. Thái độ của học sinh với hoạt động GDGT....................................63

Bảng 2.17. Mức độ tham gia của các lực lượng bên trong nhà trường tới

giáo dục giới tính qua các hoạt động nội và khóa ngoại khóa của

các trường PTDTBT..........................................................................64

Bảng 2.18. Thực trạng mức độ tham gia của các lực lượng bên ngoài nhà

trường đối với công tác GDGT cho học sinh....................................65

vi

Bảng 2.19. Thống kê hiệu quả đào tạo khóa học 2014-2018 của các trường

PTDTBT huyện Ba Bể ......................................................................67

Bảng 2.20. Nguyên nhân học sinh bỏ học của khóa học 2014-2018 của các

trường PTDTBT ................................................................................68

Bảng 2.21. Môi trường văn hóa trong các trường PTDTBT.............................69

Bảng 2.22. Thực trạng huy động cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên lồng

ghép chương trình giáo dục giới tính vào kế hoạch giáo dục của

trường PTDTBT ................................................................................71

Bảng 2.23. Thực trạng tổ chức cho giáo viên các bộ môn xây dựng chương

trình giáo dục giới tính lồng ghép vào các môn học .........................73

Bảng 2.24. Sự phối hợp của hiệu trưởng với các lực lượng trong nhà trường

trong việc thực hiện chương trình giáo dục giới tính cho HS ..............75

Bảng 2.25. Sự phối hợp của hiệu trưởng với các lực lượng ngoài nhà trường

trong công tác giáo dục giới tính cho học sinh .................................77

Bảng 2.26. Sự phối hợp nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, xã hội hóa giáo

dục của hiệu trưởng trong công tác giáo dục giới tính......................78

Bảng 2.27. Phối hợp các lực lượng xây dựng môi trường văn hóa trong các

trường PTDTBT của huyện Ba Bể hướng tới mục tiêu giáo dục

giới tính cho HS.................................................................................80

Bảng 2.28. Khảo sát kiến thức về giáo dục giới tính của giáo viên các trường

PTDTBT............................................................................................82

Bảng 2.29. Sử dụng điện thoại của học sinh .....................................................83

Bảng 2.30. Trình độ của phụ huynh học sinh....................................................85

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết, tính khả thi và tương quan giữa

tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất..................107

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Sơ đồ 3.1. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 108

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Con người là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển đất nước. Chính vì

vậy muốn có một đất nước giàu mạnh, con người cần được chăm sóc và nuôi

dưỡng để có một cơ thể phát triển cân đối về thể chất, hoàn thiện về mặt tâm hồn,

nhân cách.

Trong thời đại cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đất nước cần hội nhập với

thế giới thì việc chăm lo cho thế hệ trẻ để nay mai đất nước có nguồn nhân lực

đáp ứng được sự phát triển của xã hội là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Sự phát

triển của khoa học và công nghệ, bên cạnh những mặt tích cực, tác động rõ rệt

đến đời sống xã hội thì cũng kéo theo nhưng mặt trái ảnh hưởng xấu đến xã hội

nói chung và học sinh nói riêng.

Công nghệ số làm con người xóa đi khoảng cách về địa lý, thế giới trở nên

gần nhau hơn. Cuộc sống con người được cải thiện và nâng cao nhờ ứng dụng

công nghệ vào đời sống. Lối sống phương Đông và phương Tây bắt đầu có sự

giao thoa, hòa trộn. Nếu như trước đây học sinh nam, nữ ngồi chung bàn đã cảm

thấy ngại ngần, quý mến bạn khác giới là bí mật rất riêng thì giờ đây học sinh trở

nên phóng khoáng với bạn bè khác giới giống với phong cách phương Tây. Các

bạn trẻ dễ dàng xem một bộ phim đầy những cảnh “nóng” đáng ra lứa tuổi ấy

chưa nên xem, có thể dễ dàng tiếp cận những đoạn video quay cảnh ân ái, quan

hệ tình dục, những tấm hình “sex”…Hiện tượng xâm hại tình dục, mang thai

ngoài ý muốn, tảo hôn trong học sinh, hiện tượng bị lừa bán sang Trung Quốc

chưa bao giờ lại nóng như mấy năm gần đây. Đau lòng hơn là những vụ xâm hại

tình dục diễn ra ngày càng nhiều. Trên báo, đài và mạng xã hội không thiếu

những thông tin về trẻ em bị xâm hại. Đối tượng xâm hại trẻ em cũng rất đa dạng

về lứa tuổi và thành phần. Mỗi khi báo chí vào cuộc để nói về việc trẻ bị xâm hại

thì việc đầu tiên là họ sẽ tìm đến nhà trường, quy trách nhiệm cho các nhà trường.

Các nhà quản lý luôn đau đầu trong việc tìm giải pháp để ngăn ngừa tình trạng

trên.

2

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác

giáo dục thế hệ trẻ để phát triển con người cả về đức, trí, thể mỹ. Bên cạch việc

cung cấp kiến thức cho học sinh thì ngành giáo dục cũng quan tâm các hoạt động

giáo dục khác như hoạt động giáo dục giới tính (GDGT) trong trường học. Cụ

thể việc giáo dục giới tính được lồng ghép vào các môn học như môn Giáo dục

công dân, Sinh học, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên giáo dục về giới tính

mới chỉ ở mức độ lồng ghép, các giáo viên tự tìm tòi nội dung để lồng ghép giáo

dục giới, thời lượng lồng ghép rất ít ỏi (1-2 tiết/môn học). Việc tổ chức hoạt động

giáo dục giới tính cũng chỉ được thực hiện từ phía nhà trường, học sinh chưa

được tham gia vào quá trình tự giáo dục giới tính, phụ huynh chưa được tham

gia vào quá trình giáo dục giới tính cho học sinh, chưa có sự vào cuộc của các

các tổ chức, đoàn thể trong xã hội, chưa biết tận dụng sự quan tâm của các tổ

chức ngoài nước…

Ngành giáo dục của tỉnh Bắc Kạn nói chung và huyện Ba Bể nói riêng đã

tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục giới tính trong nhà trường. Tuy nhiên cũng

chỉ tổ chức vào một số môn học và hoạt động ngoại khóa. Hơn nữa do nếp sinh

hoạt, nếp nghĩ của người dân tộc thiểu số về vấn đề giới tính còn khá cổ hủ vì

vậy vấn đề giáo dục giới tính còn bị coi nhẹ. Đặc biệt ở những vùng cao - nơi có

các trường phổ thông dân tộc bán trú (học sinh được ăn ở tại trường trong tuần,

cuối tuần mới trở về nhà) vẫn còn xảy ra tình trạng tảo hôn, mang thai khi còn

ngồi trên ghế nhà trường, hoặc bị gia đình ép lấy chồng khi mới 12, 13 tuổi. Hay

vẫn còn tồn tại quan niệm con gái không cần đi học, không được thừa kế gia tài,

phải ở nhà đi làm nương để nuôi các anh em trai đi học… Chính từ những bất

cập trên về giáo dục giới tính tôi đã chọn đề tài “Tổ chức giáo dục giới tính cho

học sinh trung học cơ sở ở các trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Ba Bể,

tỉnh Bắc Kạn theo hướng cùng tham gia”. Với mong muốn nâng cao sự quan tâm

của các cơ sở giáo dục, những người làm công tác giáo dục chú trọng hơn công

tác giáo dục giới tính cho học sinh. Đặc biệt mong muốn có sự tham gia, vào

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!