Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức công tác kế toán chi hành chính sự nghiệp tại Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội cơ sở tại Đà
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì các
đơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý của Nhà nước cũng từng bước đi vào phát
triển ổn định và vững chắc góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội
của đất nước.
Các đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị quản lý hành chính Nhà nước
như đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục, văn hóa, thông tin, sự nghiệp khoa học công nghệ,
sự nghiệp kinh tế… hoạt động bằng nguồn kinh phí của Nhà nước cấp, hoặc các nguồn
kinh phí khác như thu sự nghiệp, phí, lệ phí, thu từ kết quả hoạt động kinh doanh hay
nhận viện trợ biếu tặng theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ
của Đảng và Nhà nước giao cho.
Trong quá trình hoạt động, các đơn vị hành chính sự nghiệp dưới sự quản lý của
Đảng và Nhà nước phải có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh luật Ngân sách Nhà nước,
các tiêu chuẩn định mức, các qui định về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Nhà
nước ban hành. Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính, tăng cường
quản lý kiểm soát chi quỹ Ngân sách Nhà nước, quản lý tài sản công, nâng cao chất
lượng công tác kế toán và hiệu quả quản lý các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Chính vì vậy, công việc của kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu
là phải tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí,
tình hình sử dụng quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư tài
sản công, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn định mức của
Nhà nước ở đơn vị. Đồng thời, kế toán hành chính sự nghiệp với chức năng thông tin
mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình chấp hành Ngân sách Nhà nước tại đơn
vị hành chính sự nghiệp được Nhà nước sử dụng như là một công cụ sắc bén trong việc
quản lý Ngân sách Nhà nước, góp phần đắc lực vào việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm
và hiệu quả cao.
Để thực sự là công cụ sắc bén, có hiệu quả trong công tác quản lý tài sản chính kế
toán ở đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiện các nghiệp vụ sau:
+ Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp,
được tài trợ, được hình thành và sử dụng các khoản kinh phí: sử dụng ở các khoản thu ở
đơn vị.
+ Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi, tình hình thực
hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, kiểm tra việc
quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản công sở đơn vị, kiểm tra tình hình chấp hành thu
nộp ngân sách; chấp hành kỉ luật thanh toán và các chế độ, chính sách hành chính của
Nhà nước.
+ Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp
dưới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của đơn vị cấp dưới.
+ Lập và nộp đúng hạn báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ
quan tài chính theo quy định. Cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc
xây dựng dự toán, xây dựng định mức chi tiêu. Phân tích và đánh giá hiệu quả các
nguồn kinh phí.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của kế toán hành chính sự nghiệp trong các đơn vị hành
chính sự nghiệp hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước nên em quyết tâm học hỏi,
nghiên cứu để nâng cao hiểu biết về vị trí vai trò của công tác quản lý tài chính – kế toán
trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Đồng thời, qua đó em có thể củng cố và mở rộng
thêm kiến thức mình đã học ở trường để từ đó gắn lý luận với thực tế công tác của đơn
vị. Chính vì vậy, trong khóa thực tập tại đơn vị “Trường Cao Đẳng Nội Vụ Hà Nội
chi nhánh Đà Nẵng” nằm dưới sự quản lý của Trường Cao Đẳng Nội Vụ tại Hà Nội ,
em chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán chi hành chính sự nghiệp tại Trường Cao
đẳng Nội vụ Hà Nội cơ sở tại Đà Nẵng” làm chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp.
PHẦN I: SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NỘI VỤ TẠI ĐÀ NẴNG
1.1Quá trình thành lập trường Cao Đẳng Nội Vụ tại Đà Nẵng:
Ngày 06/03/2006 Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng có văn bản số
1236/UBND-VX đồng ý chủ trương cho Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương
I (nay là trường Cao Đẳng Nội vụ Hà Nội) mở Cơ sở đào tạo tại thành phố Đà Nẵng
Ngày 31/03/2006 Bộ Nội vụ có văn bản số 827/BNV-TCCB đồng ý cho Trường
Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung ương I phối hợp với Cơ quan Thường trực Trường và
làm các thủ tục để Bộ Nội vụ quyết thành lập Cơ sở đào tạo thuộc Trường tại Đà Nẵng.
Ngày 30/06/2006, Nhà trường đón nhậnQuyết định số 986/QĐ-BNV của Bộ Nội
vụ về việc thành lập Cơ sở Trường Cao Đẳng Văn thư Lưu trữ trung ương I tại thành
phố Đà Nẵng. Đây là một niềm vui lớn của tập thể cán bộ, giảng viên, giáo viên Nhà
trường.
Ngay sau những ngày đầu thành lập, Đảng ủy, Ban giám hiệu đã chỉ đạo phát triển
đội ngũ cán bộ, giảng viên, đầu tư xây dựng, kin phí trang thiết bị cơ sở vật chất, hệ
thống giáo trình, trài liệu phục vụ cho nhu cầu giảng dạy và học tập tại Cơ sở Đà Nẵng.
Cùng với sự phát triển về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Cơ sở
luôn được quan tâm. Với 3 người từ những ngày đầu thành lập, đến nay số lượng này đã
là 38, trong đó 05 thạc sỹ và 06 cán bộ, giáo viên đang học cao học để đáp ứng ngày
càng tốt hơn nhu cầu dạy và học tại Cơ sở.
1.2Chức năng nhiệm vụ chính của đơn vị
Căn cứ Quyết định số 102/QĐ-CĐVTLT ngày 31 tháng 01 năm 2007 của Hiệu
trưởng Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung Ương I Quy định chức năng nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ sở trường Cao đẳng Văn thư Trung Ương I tại
Đà Nẵng (nay là trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội ) như sau :
1.2.1 Chức năng:
Cơ sở trường Cao đẳng Văn tư Lưu trữ Trung Ương I tại thành phố Đà Nẵng là
đơn vị thuộc trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung Ương I có chức năng : đào tạo,
bồi dưỡng theo nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng theo nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng của
trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung Ương I.
1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng theo nhiệm vụ và kế hoạch chung
của nhà trường.