Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tổ chức chính quyền tỉnh Lâm Đồng từ năm 1899 đến nay
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
HÀ THỊ ĐIỆP
TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TỈNH LÂM ĐỒNG
TỪ NĂM 1899 ĐẾN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
HÀ THỊ ĐIỆP LUẬN VĂN CAO HỌC NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
HÀ THỊ ĐIỆP
TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TỈNH LÂM ĐỒNG
TỪ NĂM 1899 ĐẾN NAY
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Văn Tú
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Văn Tú. Các số liệu
trong luận văn là chính xác, trung thực và nội dung của luận văn là chưa từng
được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc./.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TỔ
CHỨC CHÍNH QUYỀN TỈNH LÂM ĐỒNG
5
1.1. Một số vấn đề về tổ chức chính quyền địa phương 5
1.2. Cơ sở pháp lý tổ chức chính quyền địa phương ở
Lâm Đồng
12
1.2.1. Cơ sở pháp lý tổ chức chính quyền địa phương tỉnh
Lâm Đồng trước năm 1945
12
1.2.2. Giai đoạn sau cách mạng tháng 8/1945 17
1.2.3. Giai đoạn từ 30/4/ 1975 đến nay 22
1.3. Nhận xét, đánh giá 27
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN
TỈNH LÂM ĐỒNG QUA CÁC THỜI KỲ VÀ
GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC CHÍNH
QUYỀN TỈNH LÂM ĐỒNG
32
2.1. Thực trạng tổ chức chính quyền tỉnh Lâm Đồng
qua các thời kỳ
32
2.1.1. Thực trạng tổ chức chính quyền tỉnh Lâm Đồng thời
Pháp thuộc từ năm 1899 đến trước cách mạng tháng
8 năm 1945
32
2.1.2. Thực trạng tổ chức chính quyền tỉnh Lâm Đồng giai
đoạn năm 1945 đến năm 1975
41
2.1.3. Tổ chức chính quyền tỉnh Lâm Đồng giai đoạn sau
30/4/1975
53
2.2. Giải pháp đổi mới tổ chức chính quyền tỉnh
Lâm Đồng
66
2.2.1. Nhu cầu đổi mới 66
2.2.2 Quan điểm đổi mới tổ chức chính quyền địa phương 68
2.2.3. Phương hướng, giải pháp đổi mới chính quyền địa
phương
70
KẾT LUẬN 75
MỤC LỤC
TÀI LIỆU
THAM KHẢO
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì nhân dân, tăng cường hiệu lực quản lý
của nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân. Đặc biệt, trong thời
cuộc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng về nhiều mặt, đòi hỏi việc xây
dựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của
Bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương càng cấp bách hơn. Đồng
thời, Đảng và nhà nước cũng đã có chủ trương sửa đổi Hiến pháp năm 1992,
cho phù hợp hơn với công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước, với
xu thế hội nhập quốc tế. Trong đó, có việc sửa đổi chương “Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân” quy định về tổ chức, bộ máy nhà nước ở địa phương.
Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) ngày 18/6/1997… Đảng đề ra
nhiệm vụ. “Nghiên cứu phân biệt sự khác nhau giữa hoạt động của Hội đồng
nhân dân và nhiệm vụ quản lý hành chính ở đô thị với hoạt động của Hội
đồng nhân dân và nhiệm vụ quản lý hành chính ở nông thôn”; Đại Hội Đảng
toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng
nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa
phương trong phạm vi được phân cấp. Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương,
phân định lại thẩm quyền đối với chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo.”
Trong những năm qua, tổ chức chính quyền địa phương đã được xây
dựng và phát triển chặt chẽ. Tuy nhiên, so với đòi hỏi thực tế thì quy định về
tổ chức chính quyền ở địa phương vẫn còn những hạn chế, bất cập.
Một trong những bất cập trong tổ chức chính quyền địa phương ở nước
ta, đó là các đơn vị hành chính đều có mô hình tổ chức chính quyền như nhau
có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, không có phân biệt đơn vị hành
chính cơ bản và đơn vị hành chính trung gian, không có phân biệt về bộ máy
chính quyền ở đô thị và bộ máy chính quyền ở nông thôn. Trong khi đó nhu
cầu khách quan về quản lý nhà nước ở cấp hành chính cơ bản khác với cấp
hành chính trung gian, quản lý nhà nước ở địa bàn nông thôn có những đặc
điểm khác với ở đô thị.
Mặc dù, tổ chức chính quyền địa phương đã có những đổi mới nhưng
nhìn chung, mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nước ta chưa có
2
những thay đổi cơ bản. Các văn bản quy phạm pháp luật chưa cụ thể hóa đầy
đủ quan điểm của Đảng về xây dựng chính quyền địa phương.
Lâm Đồng là tỉnh Nam Tây nguyên, có diện tích tự nhiên 9772.19 km2
.
Những ngày đầu sau giải phóng, Lâm Đồng chỉ có 5 huyện và thành phố Đà
Lạt, có gần 70 xã, phường, thị trấn. Đến nay, Lâm Đồng có 12 đơn vị hành
chính cấp huyện (gồm 02 thành phố và 10 huyện) với 148 xã, phường, thị
trấn. Dân số có hơn 1,2 triệu người, có gần 40 dân tộc anh em cùng sinh sống.
Trước kia, tỉnh Lâm Đồng là vùng rừng núi thuộc đạo Ninh Thuận và
Bình Thuận. Tiền thân của tỉnh Lâm Đồng (ngày nay) là tỉnh Đồng Nai
Thượng và thị xã Đà Lạt được thành lập ngày 01/11/1899 bởi Nghị định của
Toàn quyền Đông Dương. Năm 1941, thành lập thêm tỉnh Lâm Viên. Năm
1958, Ngô Đình Diệm đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng
(cũ), thành lập tỉnh Tuyên Đức từ tỉnh Lâm Viên. Sau ngày giải phóng
30/4/1975, các đơn vị hành chính Tỉnh Lâm Đồng (cũ), tỉnh Tuyên Đức và thị
xã Đà Lạt được nhập thành một tỉnh, gọi là tỉnh Lâm Đồng.
Lâm Đồng có cả đơn vị hành chính mang tính đô thị và nông thôn có
những đơn vị hành chính mới được thành lập và cũng có đơn vị được thành
lập từ các giai đoạn trước. Trước năm 1975, Đà Lạt không phải là thành phố
thuộc tỉnh, nó là thành phố có địa vị pháp lý ngang với cấp tỉnh. Thành phố
Đà Lạt cũng có những vùng nội thành và ngoại thành, vùng rừng núi, đặc
điểm dân cư, địa lý khác với vùng nội thành. Trong thời Pháp thuộc, thành
phố Đà Lạt được xác định là thành phố cấp III, Đà Lạt có quy chế hoạt động
riêng về mặt tổ chức chính quyền. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Sắc
Lệnh số 77- SL ngày 21 tháng 12 năm 1945 của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
quy định Đà Lạt là thành phố thuộc cấp kỳ có quy chế tổ chức theo mô hình
đô thị. Hiện nay, tổ chức chính quyền các cấp ở Lâm Đồng đều có mô hình tổ
chức như nhau. Điều này, chưa đáp ứng nhu cầu khách quan về quản lý nhà
nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Trong giai đoạn hiện nay, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định
về tổ chức chính quyền địa phương là nhu cầu khách quan và cấp thiết nhằm
đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu của thực tiễn xây dựng, phát triển đất nước
trong tình hình mới.
Để xây dựng, đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương nói
chung và tổ chức chính quyền tỉnh Lâm Đồng nói riêng, thì việc nghiên cứu,
3
tiếp thu kinh nghiệm tổ chức chính quyền tỉnh Lâm Đồng trong các giai đoạn
trước là điều cần thiết.
Với những lý do nêu trên, Học viên chọn Đề tài: “Tổ chức chính
quyền tỉnh Lâm Đồng từ năm 1899 đến nay" để nghiên cứu làm luận văn
thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Có nhiều nghiên cứu về Lâm Đồng, cụ thể đề tài: “Người H’Mông ở
Lâm Đồng” - Luận văn thạc sĩ lịch sử của Trần Minh Đức; “Quá trình du
nhập và ảnh hưởng của tôn giáo với đồng bào dân tộc Cơ Ho ở Lâm Đồng” -
Luận văn thạc sĩ lịch sử của Phạm Thị Thái Hà; “Quá trình phát triển kinh tế
của thành phố Đà Lạt - Lâm Đồng” của Võ Tấn Tú… nhưng hiện nay, chưa
có đề tài nào nghiên cứu mang tính chuyên sâu về tổ chức chính quyền của
tỉnh Lâm Đồng qua các thời kỳ. Vì vậy, đề tài này sẽ không được thừa hưởng
các nghiên cứu trước, đây là một khó khăn. Tiếp theo là các văn bản pháp
quy, chiếu dụ… trải dài hơn 100 năm lịch sử với nhiều loại ngôn ngữ như
tiếng Pháp, tiếng Hán…. cùng với nhiều biến cố lịch sử, các văn bản đã thất
lạc nhiều, việc tìm kiếm sưu tầm sẽ gặp nhiều khó khăn. Với phạm vi một đề
tài nhỏ này, khó có thể tìm ra tất cả các tài liệu, văn bản có liên quan.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Đề tài luận văn có mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu lý luận và cơ sở
pháp lý về tổ chức chính quyền địa phương cũng như tìm hiểu thực trạng,
những giá trị, ưu điểm, hạn chế trong tổ chức chính quyền ở tỉnh Lâm Đồng
qua các thời kỳ. Từ đó, đề ra các giải pháp để xây dựng và phát triển tổ chức
chính quyền địa phương trong giai đoạn mới.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp
nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Do đề tài có phạm vi nghiên cứu
rộng, nên trong luận văn này chỉ đề cập đến tổ chức chính quyền tỉnh Lâm
Đồng, cụ thể là cơ quan dân cử và cơ quan hành chính qua các thời kỳ.
- Phương pháp nghiên cứu đề tài: Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ
sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin với phương pháp luận khoa học duy vật
biện chứng. Ngoài ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác
như: phân tích - tổng hợp; lịch sử - cụ thể; kết hợp với phương pháp nghiên
cứu thống kê. So sánh để nêu bật những ưu điểm cũng như điểm hạn chế của