Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
MIỄN PHÍ
Số trang
70
Kích thước
569.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1740

Tổ chức chính quyền tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

m

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HÀNG DIỄM MI

TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN

TẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – KINH TẾ

ĐẶC BIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016

NGUYỄN THỊ HÀNG DIỄM MI LUẬN VĂN CAO HỌC NĂM 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HÀNG DIỄM MI

TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN

TẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – KINH TẾ

ĐẶC BIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ VĂN NHIÊM

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Nguyễn Thị Hàng Diễm Mi, học viên lớp Cao học luật khóa 19,

chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật hành chính, trường Đại học Luật thành

phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan, luận văn này là công trình nghiên cứu của

riêng tôi, được thực hiện với sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Văn Nhiêm. Những

thông tin tôi đưa ra trong luận văn là trung thực, có trích dẫn nguồn tham khảo

đầy đủ. Những phân tích, kiến nghị được tôi đề xuất dựa trên quá trình tìm

hiều, nghiên cứu của cá nhân và chưa từng được công bố trong các công trình

trước đó.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hàng Diễm Mi

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................. 1

CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN

TẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT ................................. 10

1.1. Khái niệm đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và tổ chức chính quyền

tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.......................................................... 10

1.1.1. Khái niệm đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt........................................ 10

1.1.2. Khái niệm tổ chức chính quyền tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. 16

1.2. Mục tiêu thành lập và đặc điểm của đơn vị hành chính – kinh tế đặc

biệt....................................................................................................................... 18

1.2.1. Mục tiêu thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.......................... 18

1.2.2. Đặc điểm của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.................................. 21

1.3. Yêu cầu của tổ chức chính quyền tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc

biệt....................................................................................................................... 25

1.4. Giới thiệu một số dạng thức tƣơng tự đơn vị hành chính – kinh tế đặc

biệt đã có ở Việt Nam và trên thế giới............................................................. 28

1.4.1. Thế giới...................................................................................................... 28

1.4.2. Việt Nam.................................................................................................... 36

1.5. Những điều kiện khách quan cho sự ra đời đơn vị hành chính – kinh tế

đặc biệt ở Việt Nam...............................................................................................

CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH –

KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÀ KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN TẠI

ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT ......................................... 42

2.1. Pháp luật hiện hành về nguyên tắc tổ chức chính quyền tại đơn vị hành

chính – kinh tế đặc biệt..................................................................................... 42

2.2. Pháp luật hiện hành về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của chính

quyền tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt .............................................. 46

2.3. Kiến nghị về tên gọi và tổ chức chính quyền tại đơn vị hành chính –

kinh tế đặc biệt................................................................................................... 48

2.3.1. Kiến nghị về tên gọi đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt........................ 48

2.3.2. Kiến nghị về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền và mối

quan hệ của chính quyền tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt với chính quyền

cấp trên................................................................................................................ 49

KẾT LUẬN........................................................................................................ 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong xu thế nhất thể hóa nền kinh tế thế giới hiện nay thì cải cách,

mở cửa, hội nhập đang là vấn đề thời sự. Để bắt kịp đà tăng trưởng kinh tế

thế giới, hàng loạt các đặc khu kinh tế đã được thành lập ở rất nhiều quốc gia

trong đó có Trung Quốc, Mỹ và đã thành công. Ở Việt Nam, việc xây dựng

một số đặc khu kinh tế để tạo các cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế là

chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước. Tại Hội nghị Trung ương

4 Khoá VIII (tháng 12/1997), ý tưởng xây dựng các khu kinh tế đã được đề

xuất. Từ đó, đã có 15 khu kinh tế ven biển được thành lập và phát triển. Năm

2010, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung thêm 3 khu kinh tế ven biển vào

quy hoạch. Như vậy, hiện có 18 khu kinh tế ven biển.

Kết luận số 74-KL/TW ngày 17/10/2013 của Hội nghị Trung ương lần

thứ 8 Khóa XI đã khẳng định: “Sớm xây dựng, phê duyệt, triển khai thực

hiện một số đề án thành lập khu hành chính - kinh tế đặc biệt…”. Ba đặc khu

kinh tế tiêu biểu đầu tiên đã được lựa chọn bao gồm Vân Đồn (Quảng Ninh),

Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).1

Cơ sở pháp lý cho việc thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt

là Điều 110 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức chính

quyền địa phương năm 2015. Để chuẩn bị cho sự ra đời loại đơn vị hành

chính này thì việc giải quyết rốt ráo những vấn đề về lý luận và thực tiễn

đóng vai trò vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của

đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Trong đó xác định cách thức tổ chức

chính quyền địa phương cho đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt hiện đang là

vấn đề rất được quan tâm. Thiết kế một chính quyền phù hợp với nhu cầu và

mục đích thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt thì chính quyền đó

mới có thể vận hành một cách hiệu quả. Chính vì tầm quan trọng trên, tác giả

chọn đề tài “Tổ chức chính quyền tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt”

để làm luận văn tốt nghiệp cao học luật.

1 Đặng Vũ Huân, “Điều chỉnh pháp luật đối với đặc khu kinh tế ở Việt Nam – Nhu cầu và định hướng”,

[http://moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/NghienCuuTraDoi/View_Detail.aspx?ItemID=424] (Truy cập ngày

20/6/2015).

2

2. Phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về hai nội dung chính: một là nghiên cứu

những vấn đề lý luận về đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và chính quyền

địa phương ở đơn vị hành chính này. Bao gồm khái niệm, đặc điểm, mục

đích, yêu cầu của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và tổ chức chính quyền

địa phương cho đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; hai là thông qua phần

giới thiệu về cách thức tổ chức chính quyền ở các đơn vị hành chính lãnh thổ

đặc thù đã và đang tồn tại trên thế giới rút ra bài học kinh nghiệm về thiết kế

chính quyền địa phương cho vị hành chính – kinh tế đặc biệt ở Việt Nam

trong tương lai. Trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài sẽ đưa ra kiến nghị về

chính quyền địa phương cho đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Bao gồm

những kiến nghị liên quan đến cấp chính quyền địa phương, cơ cấu tổ chức

và mối quan hệ giữa chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế

đặc biệt với chính quyền cấp trên.

- Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài được vận dụng rất nhiều phương pháp khác

nhau để phù hợp với từng đối tượng và mục đích nghiên cứu trong từng vấn

đề. Bao gồm các phương pháp sau:

- Phương pháp duy vật biện chứng được vận dụng xuyên suốt quá trình

làm luận văn. Mục đích sử dụng phương pháp này là để nhận thức và đánh

giá các vấn đề nghiên cứu đặt trong mối tương quan với các vấn đề và sự vật,

hiện tượng khác. Cụ thể, đánh giá về tính tất yếu, khách quan của việc thành

lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt trong mối quan hệ với nhu cầu của

nền kinh tế và bối cảnh kinh tế ở Việt Nam, đánh giá về mục đích và ý nghĩa

kinh tế to lớn của loại đơn vị hành chính này đối với sự phát triển kinh tế đất

nước, đánh giá về tầm quan trọng và vai trò quyết định của khâu tổ chức

chính quyền địa phương đến sự thành công của đơn vị hành chính – kinh tế

đặc biệt trong mối quan hệ với các yếu tố về chiến lược và chính sách. Tất cả

những nhận thức và đánh giá đó sẽ là cơ sở lý luận để đưa ra những kiến nghị

về cách thiết kế chính quyền địa phương cho đơn vị hành chính – kinh tế đặc

nhằm đạt được những mục đích đề ra;

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!