Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tổ chức chính quyền thành phố thuộc tỉnh (từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN ĐỨC QUẬN
TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN
THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH
( TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÂM ĐỒNG )
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành
Mã số
: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
: 60.38.01.02
Người hướng dẫn khoa học:
PGS - TS TRƯƠNG ĐẮC LINH
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung đã trình bày trong luận văn này là những kiến thức của
bản thân tác giả tiếp thu được trong quá trình học tập, tham khảo, nghiên cứu tài liệu; là kết
quả của sự phân tích, tổng hợp các tư liệu cũng như kinh nghiệm của bản thân qua thực
tiễn công tác và dưới sự hướng dẫn, gợi ý của PGS - TS. Trương Đắc Linh.
Những nội dung thông tin trích dẫn trong luận văn đã được trích dẫn, ghi chú theo
đúng quy định.
Người cam đoan
Trần Đức Quận
1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
HĐND : Hội đồng nhân dân
TP : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
UBHC : Ủy ban hành chính
MTTQ VN : Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
TAND : Tòa án nhân dân
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao
NQ : Nghị quyết
TW : Trung ương
TUQ : Thừa ủy quyền
CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
SHNN : Sở hữu nhà nước
TNHHMTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng
QPPL : Quy phạm pháp luật
CCHC : Cải cách hành chính
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài:................................................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài..........................................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài................................................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài...................................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài:.....................................................................4
7. Kết cấu luận văn:...................................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ TỔ
CHỨC CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH.............................................5
1.1. Khái niệm, đặc điểm đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh.................................5
1.1.1 Khái niệm đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh........................................................5
1.1.2 Đặc điểm đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh..........................................................7
1.2. Khái niệm, đặc điểm và cơ cấu tổ chức chính quyền thành phố thuộc tỉnh.8
1.2.1. Khái niệm chính quyền thành phố thuộc tỉnh......................................................................8
1.2.2. Đặc điểm chính quyền thành phố thuộc tỉnh ....................................................................10
1.2.3. Cơ cấu tổ chức chính quyền thành phố thuộc tỉnh......................................................12
1.3. Tổ chức HĐND thành phố thuộc tỉnh..........................................................................................13
1.3.1. Vị trí, tính chất pháp lý của HĐND thành phố thuộc tỉnh....................................13
1.3.2 Cơ cấu tổ chức của HĐND thành phố thuộc tỉnh..........................................................16
1.3.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND thành phố thuộc tỉnh.....19
1.3.4. Các hình thức hoạt động của HĐND thành phố thuộc tỉnh................................21
1.4. Tổ chức UBND thành phố thuộc tỉnh...........................................................................................25
1.4.1. Vị trí, tính chất pháp lý của UBND thành phố thuộc tỉnh ....................................25
1.4.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thành phố thuộc tỉnh..........................................30
1.5. Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố thuộc tỉnh ..........39
1.5.1. Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố thuộc tỉnh......39
1.5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
thành phố thuộc tỉnh...............................................................................................................................................41
1.5.3. Chế độ làm việc của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố thuộc
tỉnh...........................................................................................................................................................................................42
Kết luận chương 1:...................................................................................................................................................43
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN THÀNH
PHỐ ĐÀ LẠT TỈNH LÂM ĐỒNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN...... 44
2.1. Khái quát về thành phố Đà Lạt và tổ chức các cấp chính quyền của thành
phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng...............................................................................................................................44
2.1.1. Khái quát về thành phố Đà Lạt.....................................................................................................44
2.1.2. Tổ chức các cấp chính quyền của thành phố Đà Lạt................................................47
2.2. Thực trạng tổ chức HĐND thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng .............................48
2.2.1. Thực trạng tổ chức - cơ cấu của HĐND thành phố Đà Lạt................................48
2
2.2.3. Thực trạng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND
thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.............................................................................................................55
2.3. Thực trạng tổ chức UBND thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng..............................58
2.3.1.Thực trạng cơ cấu thành viên và phân công công tác các thành viên của
UBND thành phố Đà Lạt....................................................................................................................................58
2.3.2.Thực trạng thực hiện các hình thức hoạt động của UBND thành phố Đà
Lạt............................................................................................................................................................................................61
2.3.3 Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn UBND thành phố Đà Lạt
....................................................................................................................................................................................................64
2.4 Thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND thành phố Đà lạt......................................................................................................................................67
2.4.1. Thực trạng tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND................................67
2.4.2. Thực trạng hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đà
Lạt............................................................................................................................................................................................67
2.5 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức chính quyền thành phố thuộc
tỉnh ở nước ta nói chung, ở tỉnh Lâm Đồng nói riêng..............................................................70
2.5.1 Phân biệt đơn vị hành chính thành phố thuộc tỉnh với huyện, quận và xây
dựng mô hình tổ chức chính quyền đô thị của thành phố thuộc tỉnh phù hợp với
Hiến pháp năm 2013 ..............................................................................................................................................70
2.5.2 Khẩn trương xây dựng và thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa
phương và các văn bản pháp luật khác liên quan đến tổ chức chính quyền địa
phương phù hợp với Hiến pháp năm 2013.........................................................................................72
2.5.3 Kiện toàn về tổ chức, về đội ngũ cán bộ, công chức của HĐND, UBND
và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố thuộc tỉnh....................................74
2.5.4 Hoàn thiện các hình thức hoạt động của HĐND và UBND thành phố thuộc
tỉnh...........................................................................................................................................................................................75
Tiểu kết Chương 2:...................................................................................................................................................76
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................................................78
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Gần 70 năm qua, cùng với sự lớn mạnh của Nhà nước CHXHCN Việt Nam,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương nói chung, chính quyền thành phố
thuộc tỉnh nói riêng cũng không ngừng được củng cố và kiện toàn, đáp ứng kịp thời yêu
cầu cách mạng của mỗi thời kỳ, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân và đã
có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của đất nước, của dân tộc.
Tuy nhiên, trước nhu cầu đổi mới tổ chức chính quyền địa phương nhằm thực
hiện quyền làm chủ của nhân ở địa phương, phát huy quyền chủ động, năng động, sáng
tạo và tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong cơ chế chế
quản lý mới, thực hiện nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền cho thấy: tổ chức các
chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập về lý luận, pháp lý và
thực tiễn, trong đó có tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh. Vì
chưa có sự phân biệt cụ thể giữa chính quyền huyện ở nông thôn và chính quyền
quận của thành phố trực thuộc trung ương, chính quyền thị xã và thành phố ở địa
bàn đô thị nên pháp luật hiện hành đã xếp và đánh đồng các cơ quan của chính
quyền ở các địa bàn khác nhau này để "gọi chung là chính quyền cấp huyện" trong
khi giữa hai địa bàn này có nhiều sự khác biệt về điều kiện địa lý, dân cư, kinh tế,
xã hội, kết cấu hạ tầng v.v. Từ đó, hiệu quả hoạt động, quản lý điều hành của chính
quyền đô thị nói chung, chính quyền thành phố thuộc tỉnh nói riêng còn có nhiều
hạn chế, bất cập rất cần được nghiên cứu, giải quyết.
Vì vậy, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI (tháng 01/2011) đã xác
định: “Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Nâng
cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND các cấp, bảo đảm quyền tự chủ và
tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách
trong phạm vi được phân cấp. Nghiên cứu tổ chức, thẩm quyền của chính quyền ở
nông thôn, đô thị, hải đảo. Tiếp tục thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện,
quận, phường".
Thể chế hóa nghị quyết của Đảng, Ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông
qua Hiến pháp thay thế Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001), trong đó Điều 111
Hiến pháp xác định rõ: "cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được
tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo ...".
Đây là cơ sở hiến định mới và rất quan trọng, có tính "mở" và định hướng
cho việc xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương tới đây quy định các cấp
chính quyền địa phương, trong đó có chính quyền chính quyền thành phố thuộc tỉnh
phù hợp với Hiến pháp năm 2013.
Để thấy rõ những những bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật hiện
hành và thực tế tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh nhằm
2
góp phần vào việc xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với
Hiến pháp năm 2013 rất cần phải có những công trình nghiên cứu một cách cơ bản,
có tính hệ thống về tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh mà
bấy lâu nay Hiến pháp và pháp luật cào bằng với chính quyền quận, huyện để "gọi
chung là cấp huyện".
Đây cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài : “Tổ chức chính quyền thành
phố thuộc tỉnh - Từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng”, nơi tác giả đang công tác, làm
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến tổ chức chính quyền địa phương, những năm gần đây có rất
nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau (các đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ, cấp cơ sở; các sách chuyên khảo; các hội thảo khoa học của các Viện
nghiên cứu, các Trường Đại học; các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ v.v.) về các cơ quan
chính quyền địa phương khác nhau (HĐND, UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND ...), các cấp chính quyền địa phương cụ thể khác nhau (phường, xã, quận,
thành phố trực thuộc trung ương ...). Như: Nguyễn Đăng Dung, Phan Trung Lý
(1995), HĐND và UBND trong “Bình luận khoa học Hiến pháp nước CHXHCN
Việt Nam năm 1992”, Nxb KHXH, Hà Nội; Tô Tử Hạ - Nguyễn Hữu Trị, Nguyễn
Hữu Đức (1998), Cải cách hành chính địa phương: lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội; Dương Quang Tung (2001), bàn về mô hình tổ chức chính
quyền địa phương; Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước,
NXB Khoa học - Xã hội, Hà Nội.Thang Văn Phúc (2001), Cải cách hành chính nhà
nước thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
Trương Đắc Linh, Chính quyền địa phương ở Việt Nam - quá trình hình thành, phát
triển và vấn đề đổi mới, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/2005; Bùi Xuân Đức
(2004), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay (trong đó có
phần về HĐND thành phố trực thuộc trung ương) Nxb Tư pháp; Viện nghiên cứu xã
hội, Viện kinh tế, Sở Nội vụ, Ban tưởng văn hóa Thành ủy (2006), Kỷ yếu Hội thảo
khoa học "Xây dựng chính quyền đô thị Tp. Hồ Chí Minh - một yêu cầu cấp thiết
của cuộc sống" v.v. Những công trình này nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận, pháp lý
và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng về tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền
địa phương, các cơ quan chính quyền địa phương nói chung, nhưng không hoặc rất
ít đề cập tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh.
Những năm gần đây cũng có một số luận văn thạc sỹ chuyên ngành luật hành
chính liên quan đến chính quyền địa phương, như: Lê Thị Mận (2006), “Đổi mới tổ
chức chính quyền phường trong mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM”; Trần
Công Lợi (2007), "Tổ chức chính quyền quận TP Hồ Chí Minh - Thực trang và đổi
mới"; Nguyễn An Thính (2009), “Tổ chức và hoạt động của các Ban của Hội đồng
nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương”, Tất Thành Cang (2009), "Tổ chức và
3
hoạt động của HĐND Tp. Hồ Chí Minh", Nguyễn Thanh Phương (2009), "Tổ chức
và hoạt động của UBND Tp. Hồ Chí Minh" v.v. nhưng không đề cập tổ chức và hoạt
động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh. Theo tìm hiểu của tác giả, có thể nói,
cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống và
chuyên về tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh, nhất là từ
thực tiễn các thành phố của tỉnh Lâm Đồng. Vì vậy, đây là đề tài mới, không trùng
với các công trình nghiên cứu đã được công bố ở nước ta từ trước đến nay.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích:
Trên cơ sở phân tích những vấn đề về lý luận, pháp lý và thực tiễn tổ chức
chính quyền thành phố thuộc tỉnh, tác giả luận văn đề xuất những kiến nghị nhằm
hoàn thiện tổ chức chính quyền thành phố thuộc tỉnh nói chung, thành phố Đà Lạt
tỉnh Lâm Đồng nói riêng.
3.2 Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích nói trên, Luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích những vấn đề lý luận, pháp lý về tổ chức chính quyền thành phố
thuộc tỉnh hiện nay;
- Phân tích thực trạng về tổ chức chính quyền thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc
tỉnh Lâm Đồng, những hạn chế, bất cập của tổ chức cấp chính quyền này hiện nay;
- Đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức chính quyền thành phố thuộc
tỉnh ở nước ta nói chung, tại tỉnh Lâm Đồng nói riêng phù hợp với Hiến pháp năm 2013.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp lý về tổ chức
chính quyền thành phố thuộc tỉnh chủ yếu theo Luật Tổ chức HĐND và UBND năm
2003 và những văn bản pháp luật hiện hành được ban hành trên cơ sở Hiến pháp
năm 1992 (sửa đổi năm 2001). Vì mặc dù ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hiến pháp năm 2013),
nhưng đến ngày 01/01/2014 Hiến pháp này mới có hiệu lực thi hành và dự kiến cuối
năm 2015, Quốc hội mới xem xét, thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
- Mặc dù tỉnh Lâm Đồng có hai thành phố thuộc tỉnh, nhưng thành phố Bảo
Lộc mới được nâng cấp từ thị xã lên thành phố và do khuôn khổ của một Luận văn
nên tác giả chỉ khai thác, phân tích, xử lý những số liệu, tư liệu thực tiễn trong Luận
văn này chỉ từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố Đà Lạt, nơi
tác giả công tác và chỉ giới hạn trong thời gian 5 năm gần đây nhất: từ năm 2008 đến
năm 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm của Đảng về nhà nước nói chung, chính quyền địa phương