Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tổ chức chế tạo và quản lí sử dụng vũ khí dưới triều nguyễn (1802-1883)
PREMIUM
Số trang
142
Kích thước
6.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
859

Tổ chức chế tạo và quản lí sử dụng vũ khí dưới triều nguyễn (1802-1883)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN NGỌC ĐOÀN

TỔ CHỨC CHẾ TẠO VÀ QUẢN LÍ SỬ DỤNG VŨ KHÍ

DƢỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 -1883)

Chuyên ngành : Lịch Sử Việt Nam

Mã số : 60220313

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Đà Nẵng – Năm 2019

Công trình đƣợc hoàn thành tại

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trương Anh Thuận

Phản biện 1:

PGS. TS Ngô Văn Hà

Phản biện 2:

TS. Lê Tiến Công

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ

Lịch sử Việt Nam họp tại Trường Đại học Sư phạm

vào ngày 4 tháng 8 năm 2019

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Triều Nguyễn là vương triều cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam,

gắn liền với nhiều biến cố to lớn của lịch sử dân tộc. Kể từ khi Gia Long

đánh bại triều Tây Sơn, lên ngôi hoàng đế năm 1802, cho đến vị vua cuối

cùng là Bảo Đại, thoái vị bởi cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, triều Nguyễn

đã trải qua 143 năm tồn tại. Trong khoảng thời gian đó, bên cạnh những sai

lầm và hạn chế, vương triều này cũng đã có nhiều đóng góp quan trọng đối

với sự phát triển của đất nước, đặc biệt là giai đoạn trị vì của Gia Long, Minh

Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức từ năm 1802 đến năm 1883. Trên thực tế, Gia

Long lên ngôi đã ra sức củng cố chính quyền về mọi mặt và hoàn thành việc

thống nhất đất nước sau hơn hai thế kỉ chia cắt. Minh Mệnh với công cuộc

cải cách của mình đã đưa triều Nguyễn sang một giai đoạn mới, đặc biệt là

hoạt động khẳng định chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa. Tự Đức cũng có nhiều chính sách quan trọng trong việc phát triển

văn hóa của đất nước. Mặc dù vậy, giai đoạn này cũng ghi nhận những thách

thức to lớn đặt ra đối với vương triều Nguyễn. Trong đó, việc đối diện với

nguy cơ xâm lược từ thực dân phương Tây chính là thách thức lớn nhất.

Đứng trước mối đe dọa đó, trong giai đoạn này, các hoàng đế triều Nguyễn

đều có ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia và nỗ lực tìm kiếm đường hướng

giải quyết, với mong muốn ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xâm lược từ thực dân

phương Tây cũng như giữ vững trật tự xã hội. Nhưng cuối cùng nước ta cũng

bị rơi vào tay thực dân Pháp.

Do cai trị đất nước trong một giai đoạn đầy biến động, với nhiều biến cố

có mối liên hệ mật thiết với triều Nguyễn như vậy, nên cho đến ngày nay,

việc đánh giá về vương triều này vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí

trái chiều nhau. Trong một thời gian dài, vấn đề này trở thành một trong

những đề tài thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới sử học. Năm 2008, hội

thảo về triều Nguyễn do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với

UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức đã giải quyết được nhiều vấn đề. Trong hội

thảo này, giới sử học về cơ bản cũng đã tìm được tiếng nói chung trong việc

đánh giá triều Nguyễn theo hướng khách quan, khoa học và công bằng hơn.

2

Đương nhiên, triều Nguyễn vẫn còn không ít góc khuất cần được làm sáng tỏ

và các nhà khoa học vẫn đang miệt mài giải mã những bí ẩn để trả lại đúng

vai trò, vị trí của triều đại này trong lịch sử dân tộc.

Vũ khí – với tư cách là một vật dụng dùng để chiến đấu đã trải qua một

quá trình phát triển lâu dài từ đơn sơ đến hiện đại. Có thể nói, vũ khí xuất

hiện cùng với sự phát triển của loài người. Đến khi xã hội phân chia giai cấp,

các cuộc chiến tranh diễn ra ngày càng nhiều thì việc chế tạo, quản lý, sử

dụng vũ khí càng được con người chú ý nhiều hơn.

Ở Việt Nam, từ thế kỉ X, sau khi giành được nền độc lập tự chủ, do yêu

cầu của công cuộc bảo vệ đất nước, chống lại ách xâm lược của các thế lực

ngoại bang, đặc biệt là phong kiến phương Bắc – Nhà nước quân chủ mạnh

hơn nước ta về mọi mặt, nên các vương triều Việt Nam từ rất sớm đã có ý

thức xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh vững chắc, đặc biệt là hoạt động

tổ chức quản lý chế tạo và sử dụng vũ khí. Dưới chế độ quân chủ với đặc tính

khép kín, bảo thủ của nó thì vũ khí cũng chính là thước đo cho sự phát triển

và năng lực bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia của một dân tộc. Đặc biệt, ở

giai đoạn triều Nguyễn, từ thời Gia Long đến Tự Đức, trước những mối đe

dọa đến từ thực dân phương Tây, trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản đẩy mạnh

xâm lược thuộc địa và các thế lực chống đối trong nước liên tục nổi lên do

những mâu thuẫn trong xã hội càng ngày càng gay gắt, nhằm bảo vệ chủ

quyền an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội cũng như bảo vệ vương triều,

các vị vua triều Nguyễn luôn tìm cách quản lý chặt chẽ việc chế tạo, sử dụng

vũ khí và xem đây là một trong những nhân tố quan trọng, được ưu tiên hàng

đầu đối với công cuộc xây dựng và phát triển triều đại mình. Vì vậy, nghiên

cứu việc tổ chức, quản lý sử dụng vũ khí dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-

1883 có ý nghĩa quan trọng. Trước tiên, việc nghiên cứu này sẽ cho giới

nghiên cứu có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình quản lý chế tạo và sử dụng

vũ khí dưới triều Nguyễn. Không những thế, từ những nỗ lực, cố gắng của

triều Nguyễn trong việc quản lý chế tạo và sử dụng vũ khí, để bảo vệ chủ

quyền an ninh quốc gia và trật tự xã hội sẽ góp phần giúp cho giới nghiên

cứu có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn trong việc đánh giá vương triều

Nguyễn. Ngoài ra, việc nghiên cứu này cũng sẽ góp phần hệ thống hóa nguồn

tư liệu về vấn đề vũ khí dưới nhà Nguyễn, cung cấp một tài liệu khoa học

3

chuyên sâu, phục vụ cho việc khảo cứu, giảng dạy lịch sử triều Nguyễn ở các

viện, trường ĐH, CĐ đào tạo các chuyên ngành khoa học xã hội - nhân văn

và cả ở trường THPT.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong những năm qua, việc đánh giá lại triều Nguyễn với quan điểm

khách quan và toàn diện hơn đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.

Từ những nghiên cứu chung về tổ chức bộ máy nhà nước, tình hình phát triển

kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao cho đến việc nghiên cứu các vấn đề cụ

thể về vương triều này đã liên tiếp được thực hiện, nhằm góp phần nhận thức

đầy đủ và đánh giá chính xác hơn điểm tích cực và hạn chế của triều đại quân

chủ cuối cùng trong lịch sử dân tộc. Trong đó, lĩnh vực quân sự cũng đã được

nhiều tác giả quan tâm. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về

vấn đề quản lý chế tạo, sử dụng vũ khí dưới triều Nguyễn lại không nhiều.

Năm 1958, tác giả Trần Văn Giàu trong tác phẩm Sự khủng hoảng của

chế độ phong kiến nhà Nguyễn trước năm 1858, đã đề cập đến việc vận hành

sử dụng vũ khí của nhà Nguyễn. Nhưng chủ yếu dừng lại ở mức độ phản ánh

sự lạc hậu của trang bị vũ khí của nhà Nguyễn:“Sự trang bị rất là lạc hậu:

Mỗi đội 50 người thì 4 người cầm vũ khí thô sơ như gươm giáo, chỉ có 5 súng

châm ngòi; mỗi năm tập bắn một lần, mỗi lần bắn sáu phát, chưa kể rằng

khoa chăm sóc súng đạn rất kém; súng gỉ, đạn ẩm là thường...” [10, tr. 50-

51].

Năm 1961, tác giả Chu Thiên đã công bố bài viết dài 15 trang trên tạp

chí Nghiên cứu Lịch sử với nhan đề “Vài nét về công thương nghiệp triều

Nguyễn”, nghiên cứu một cách tổng thể về hoạt động tổ chức, quản lý công

thương nghiệp của triều Nguyễn, đặc biệt là hoạt động của hệ thống quan

xưởng nằm dưới sự quản lí của nhà nước quân chủ cuối cùng trong lịch sử

Việt Nam. Trong đó, việc chế tạo vũ khí chỉ mới được đề cập khá sơ lược,

với tư cách là một hoạt động của thủ công nghiệp nhà nước.

Năm 1998, trong cuốn Kinh tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ

dưới triều Nguyễn, Bùi Thị Tân - Vũ Huy Phúc đã trình bày, phân tích tình

hình thủ công nghiệp và sự phát triển các kĩ nghệ dưới triều Nguyễn. Các tác

giả đã đề cập tổng quát tình hình chế tạo vũ khí của Vũ khố triều Nguyễn và

đi đến nhận xét: “Trình độ kỹ thuật của nước ta thời bấy giờ còn thấp so với

4

tiến bộ của khoa học quân sự thế giới nên súng, đạn xưởng đúc chế tạo ra

nhiều nhưng hiệu quả sử dụng không lớn” [53, tr. 55].

Đến năm 2001, luận án tiến sĩ Quan xưởng ở kinh đô Huế từ năm 1802

đến 1884 của Nguyễn Văn Đăng được công bố, cũng đã đề cập đến quá trình

ra đời, cơ cấu tổ chức, sự thay đổi tên gọi, tình hình hoạt động chế tạo vũ khí

và các đồ vật khác của Vũ khố triều Nguyễn. Theo Nguyễn Văn Đăng, Vũ

khố được nhà vua giao cho việc chế tạo vũ khí. Đó là chức trách chế tạo

trọng yếu của nha môn ngoài việc quản lý các kho nguyên vật liệu [9, tr.

104]. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra quy mô chế tạo, lực lượng lao động, quy

trình, kỹ thuật chế tạo vũ khí đương thời: “Các xưởng đúc đồ binh khí, thuốc

súng đều là những xưởng lớn về quy mô tổ chức và mang tính chuyên môn

hóa của nhiều loại thợ khác nhau. Lực lượng lao động tham gia ngoài thợ

các loại, có một số lượng khá lớn binh lính, và thỉnh thoảng có thuê mướn

thêm thợ. Kỹ thuật sản xuất vẫn còn là thủ công nhưng đã biết phỏng theo kỹ

thuật làm súng của phương Tây” [9, tr. 113].

Năm 2008, hội thảo khoa học “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn

trong Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX” do UBND tỉnh Thanh

Hóa phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức, được xem là hội

thảo lớn nhất về triều Nguyễn từ trước cho đến thời điểm đó. Hội thảo đã

nhận được khá nhiều tham luận từ giới chuyên gia và các nhà khoa học có uy

tín trong giới nghiên cứu sử học, những đáng tiếc chưa có một tham luận nào

nghiên cứu một cách chuyên sâu vấn đề tổ chức chế tạo và quản lý sử dụng

vũ khí dưới triều Nguyễn.

Năm 2015, trong luận văn thạc sĩ Nguồn sử liệu về Vũ khố triều Nguyễn

(giai đoạn 1802-1884), tác giả Nguyễn Đình Sáng đã “phục dựng” lại cơ

quan Vũ khố dưới triều Nguyễn, trên cơ sở sưu tập, hệ thống hóa nguồn sử

liệu trong Đại Nam thực lục, Châu bản triều Nguyễn, Minh Mệnh chính yếu,

Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Ngự chế văn, Đại Nam nhất thống chí, về

một số vấn đề liên quan đến cơ quan này như sự thay đổi tên gọi, chức năng,

nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nhân sự, hoạt động chế tạo vũ khí, cấp phát vũ

khí….

Trên cơ sở xem xét một số công trình nghiên cứu trên đây, tác giả nhận

thấy một số vấn đề sau:

5

Thứ nhất, hoạt động chế tạo và quản lí sử dụng vũ khí dưới triều Nguyễn

đã ít nhiều được đề cập đến trong các công trình trên. Tuy nhiên, nó hoặc chỉ

trình bày một cách khái lược hoặc nghiên cứu mang tính chất “cục bộ”, khi

chỉ đi sâu vào lĩnh vực chế tạo vũ khí với tư cách là một hoạt động thủ công

của nhà nước hoặc cơ cấu tổ chức của cơ quan chế tạo vũ khí…

Thứ hai, phạm vi nghiên cứu của một số công trình được đề cập ở trên là

tương đối hẹp cả về không gian và thời gian.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu trên về căn bản chưa vạch ra và phân

tích đặc điểm, vai trò cũng như đánh giá điểm tích cực và hạn chế của việc tổ

chức chế tạo, quản lý sử dụng vũ khí thời Nguyễn và tác động của nó đối với

việc bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia.

Xuất phát từ những nhận định và phân tích nêu trên, tác giả đã lựa chọn

vấn đề “Tổ chức chế tạo và quản lí sử dụng vũ khí dưới triều Nguyễn (1802

-1883)” để làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, với mong muốn nghiên cứu

một cách đầy đủ toàn diện nội dung này, góp phần bổ khuyết cho các công

trình nghiên cứu trước đó.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Tổ chức chế tạo và quản lí sử dụng vũ khí dưới triều

Nguyễn (1802 – 1883)”, tác giả hướng tới các mục đích sau:

Thứ nhất, làm rõ cơ sở của việc tổ chức chế tạo và quản lý sử dụng vũ

khí dưới triều Nguyễn (1802 – 1883).

Thứ hai, thông qua việc khai thác các nguồn sử liệu khác nhau, luận văn

tái hiện một cách chân xác nhất có thể hoạt động tổ chức chế tạo và quản lí

sử dụng vũ khí dưới triều Nguyễn (1802 – 1883).

Thứ ba, tác giả luận văn đưa ra một số nhận định, đánh giá về hoạt động

tổ chức chế tạo và quản lí sử dụng vũ khí dưới triều Nguyễn (1802 – 1883).

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tƣơng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động tổ chức chế tạo và quản

lí sử dụng vũ khí dưới triều Nguyễn.

6

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu hoạt động tổ chức chế tạo và quản lí sử dụng vũ khí ở

giai đoạn trị vì của 4 hoàng đế Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức

từ 1802 đến 1883 trên phạm vi cả nước.

5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tƣ liệu

Nghiên cứu đề tài “Tổ chức chế tạo và quản lí sử dụng vũ khí dưới triều

Nguyễn (1802 – 1883)”, tác giả chủ yếu sử dụng các nguồn tư liệu sau:

Thứ nhất là nguồn tư liệu gốc. Để tiến hành nghiên cứu hoạt động tổ

chức chế tạo và quản lí sử dụng vũ khí dưới triều Nguyễn (1802 – 1883), tác

giả sử dụng nguồn thư tịch do cơ quan viết sử của các nhà nước quân chủ

Việt Nam, trong đó có vương triều Nguyễn hoặc sử gia tư nhân ở các giai

đoạn lịch sử khác nhau biên soạn như Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến

chương loại chí, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ…

Thứ hai là thành quả học thuật của giới nghiên cứu.Trong quá trình

nghiên cứu đề tài, những nội dung liên quan đến hoạt động tổ chức chế tạo và

quản lí sử dụng vũ khí dưới triều Nguyễn (1802-1883) ít nhiều được đề cập

trong một số tác phẩm, bài báo, luận văn như Đại cương lịch sử Việt Nam của

GS. Trương Hữu Quýnh (đồng chủ biên), Sự khủng hoảng của chế độ phong

kiến nhà Nguyễn trước năm 1858 của GS. Trần Văn Giàu, bài viết “Vài nét

về công thương nghiệp triều Nguyễn” của tác giả Chu Thiên, công trình Kinh

tế thủ công nghiệp và phát triển công nghệ dưới triều Nguyễn của hai tác giả

Bùi Thị Tân và Vũ Huy Phúc, luận án tiến sĩ Quan xưởng ở kinh đô Huế từ

năm 1802 đến 1884 của Nguyễn Văn Đăng, luận văn Thạc sĩ Nguồn sử liệu

về Vũ khố triều Nguyễn (giai đoạn 1802-1884) của Nguyễn Đình Sáng… đã

có tác dụng gợi mở và đặt cơ sở để tác giả theo đuổi việc nghiên cứu vấn đề

“Tổ chức chế tạo và quản lí sử dụng vũ khí dưới triều Nguyễn (1802 -

1883)”.

Thứ ba là nguồn tư liệu trên mạng internet. Trong đề tài này, ngoài

nguồn từ liệu gốc và các ấn phẩm học thuật của các nhà nghiên cứu, tác giả

còn sử dụng hệ thống tư liệu mạng internet như bài viết “Vài nét về vũ khí cổ

Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hậu trên trang Báo điện tử của Bảo tàng

7

Lịch sử Quốc gia Việt Nam; các khái niệm về vũ khí, về súng đại bác đăng

tải trên trang Bách khoa toàn thư mở (wikipedia).

5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đứng vững trên nền tảng lý

luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, kết hợp sử dụng hai phương pháp chủ đạo của

Sử học là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, đồng thời vận dụng các

phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so sánh….,

nhằm rút ra những thông tin cần thiết nhất phục vụ nghiên cứu đề tài.

6. Đóng góp của luận văn

Luận văn được nghiên cứu hoàn thành sẽ có ý nghĩa sâu sắc trên phương

diện khoa học và thực tiễn với các đóng góp cụ thể và thiết thực sau đây:

Thứ nhất, tập hợp sử liệu có giá trị để nghiên cứu một cách hệ thống,

đầy đủ về hoạt động tổ chức chế tạo và quản lý sử dụng về vũ khí dưới thời

Nguyễn (1802 - 1883).

Thứ hai, trên cơ sở khai thác nguồn tài liệu gốc cũng như kế thừa thành

quả của giới nghiên cứu trong và ngoài nước, luận văn tiến hành phân tích

đặc điểm cũng như đánh giá ưu điểm và hạn chế của hoạt động tổ chức chế

tạo và quản lý sử dụng về vũ khí dưới thời Nguyễn (1802 - 1883).

Thứ ba, việc hoàn thành nghiên cứu đề tài sẽ cung cấp một tài liệu

chuyên khảo có giá trị về mặt khoa học phục vụ cho công việc nghiên cứu,

giảng dạy và học tập lịch sử triều Nguyễn tại các viện, trường ĐH.

7. Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu kết luận, tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn được

chia thành 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về vũ khí thời quân chủ và cơ sở của việc tổ

chức chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí dƣới triều Nguyễn (1802 – 1883).

Chương 2: Tổ chức chế tạo vũ khí dƣới triều Nguyễn (1802–1883)

Chương 3: Quản lý chế tạo và sử dụng vũ khí dƣới triều Nguyễn

(1802–1883)

Chương 4: Một số nhận định về việc tổ chức chế tạo và quản lý sử

dụng vũ khí dƣới triều Nguyễn (1802–1883)

8

NỘI DUNG

Chƣơng 1:

TỔNG QUAN VỀ VŨ KHÍTHỜI QUÂN CHỦ VÀ CƠ SỞ CỦA VIỆC

TỔ CHỨC CHẾ TẠO VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG VŨ KHÍ DƢỚI TRIỀU

NGUYỄN (1802 – 1883)

1.1. Tổng quan về vũ khí thời quân chủ trong lịch sử Việt Nam

1.1.1. Khái niệm vũ khí

1.1.2. Các loại vũ khí thời quân chủ ở Việt Nam

1.2. Cơ sở của việc tổ chức chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí dƣới triều

Nguyễn (1802-1883)

1.2.1. Tình hình chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, khoa học – kĩ thuật

của Việt Nam ở thế kỉ XIX

1.2.2. Vai trò của vũ khí đối vấn đề bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia

thời quân chủ

1.2.3. Kế thừa hoạt động tổ chức chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí trước

triều Nguyễn

Chƣơng 2:

TỔ CHỨC CHẾ TẠO VŨ KHÍ DƢỚI TRIỀU NGUYỄN (1802–1883)

2.1. Hệ thống tổ chức chế tạo vũ khí dƣới triều Nguyễn (1802-1883)

2.1.1. Cơ sở chế tạo ở Trung ương

2.1.2. Cơ sở chế tạo ở địa phương

2.2. Hoạt động chế tạo vũ khí dƣới triều Nguyễn (1802-1883)

2.2.1. Quy trình chế tạo vũ khí

2.2.2. Chế tạo vũ khí bạch khí

2.2.3. Chế tạo vũ khí hỏa khí

2.2.3.1. Súng Thần công trang trí ở Kinh thành

2.2.3.2. Súng đại bác

2.2.3.3. Súng tay điểu sang và các loại đạn

2.2.3.4. Các loại pháo

2.2.3.5. Chế tạo thuốc súng

9

Chƣơng 3: QUẢN LÝ CHẾ TẠO VÀ SỬ DỤNG VŨ KHÍ DƢỚI

TRIỀU NGUYỄN (1802–1883)

3.1. Quản lý các vật liệu chế tạo vũ khí

3.1.1. Quản lý khai thác vật liệu chế tạo vũ khí

3.1.2. Quản lý sử dụng vật liệu chế tạo vũ khí

3.2. Quản lí chế tạo vũ khí của triều Nguyễn (1802-1883).

3.2.1. Mẫu mã, số lượng vũ khí

3.2.2. Tên các loại vũ khí

3.2.3. Quản lý số lượng nguyên liệu chế tạo

3.2.4. Nghiêm cấm việc chế tạo vũ khí trong dân gian

3.3. Quản lý việc cấp phát vũ khí, đạn dƣợc, thuốc súng

3.4. Quy định về sử dụng vũ khí của triều Nguyễn

3.4.1. Quy định bắn súng khi tàu thuyền ra vào tấn sở

3.4.2. Quy định đặt súng đại bác ở các thành, trấn

3.4.3. Quy định lắp đặt súng trên thuyền công

3.4.4. Định lệ sử dụng thuốc nổ cho các loại súng

3.4.5. Quy định sử dụng vũ khí trong thao diễn.

3.5. Công tác quản lý giữ gìn, bảo quản vũ khí

3.5.1. Đối với việc quản lý ở các kho nhà nước

3.5.2. Đối với việc làm hư quân khí

3.5.3. Đối với việc tàng trữ, buôn bán, vận chuyển vũ khí

3.6. Chế độ thƣởng phạt đối với hoạt độngchế tạo về sử dụng vũ khí

3.6.1. Đối với công tác chế tạo

3.6.2. Đối với việc sử dụng

Chƣơng 4:

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆC TỔ CHỨC CHẾ TẠO VÀ QUẢN LÝ

SỬ DỤNG VŨ KHÍ DƢỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 – 1883)

4.1. Đặc điểm hoạt động tổ chức chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí dƣới

triều Nguyễn (1802–1883)

4.2. Đánh giá hoạt động tổ chức chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí dƣới

triều Nguyễn (1802–1883)

4.2.1. Ưu điểm

4.2.2. Hạn chế .

10

KẾT LUẬN

Đầu thế kỉ XIX, ngay sau khi được thành lập, triều Nguyễn đã phải đối

diện với nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, vấn đề nghiêm trọng nhất là

nguy cơ thực dân từ các nước phương Tây, khi họ đẩy mạnh các cuộc chiến

tranh xâm lược thuộc địa, nhằm tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, để

phục vụ cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Điều này đã ảnh hưởng

không nhỏ đến nhận thức cũng như quá trình tổ chức chế tạo và quản lý sử

dụng vũ khí của triều Nguyễn. Trên thực tế, vương triều Nguyễn đã có nhiều

cố gắng trong việc tổ chức chế tạo, chế tạo và quản lý vũ khí, nhằm bảo đảm

nguyên tắc nhà nước nắm độc quyền, tuyệt đối, toàn diện hoạt động này.

Công tác chế tạo vũ khí của triều Nguyễn cũng có một số ưu điểm. Chuẩn

loại các loại vũ khí, đặc biệt là hỏa khí khá phong phú, phán ánh xu thế phát

triển chung của việc chế tạo và sử dụng vũ khí trên thế giới đương thời.

Trong đó, đáng chú ý là triều Nguyễn đã chế tạo được hàng nghìn khẩu đại

bác thuộc nhiều chủng loại khác nhau. Có những khẩu đại bác được đúc với

kích thước lớn, nặng hàng chục nghìn cân, thiết kế cân đối theo kiểu mẫu

phương Tây và được chạm khắc hoa văn giàu tính thẩm mĩ. Vì vậy, vũ khí

không chỉ là phương tiện chủ yếu để bảo vệ vương quyền, chủ quyền và an

ninh quốc gia mà còn tượng trưng cho uy quyền của nhà vua, vương triều mà

ở đó có sự kết hợp của cả vương quyền lẫn thần quyền. Triều đình Nguyễn

cũng có nhiều nỗ lực trong việc cải tiến kỹ thuật chế tạo vũ khí, trong đó

đáng đề cập nhất là việc nghiên cứu, cải tiến vũ khí theo kiểu mẫu phương

Tây từ hình dáng đến các chức năng của vũ khí.

Trong quá trình quản lí chế tạo và sử dụng vũ khí, chính quyền đã có các

quy định cụ thể nhằm đảm bảo công việc này được tiến hành một cách an

toàn, tiết kiệm và phát huy hiệu quả cao nhất. Trên thực tế, triều Nguyễn đã

thực hiện tương đối đồng bộ việc quản lý vũ khí từ nguồn nguyên vật liệu

cho đến các khâu chế tạo, cấp phát, sử dụng, tàng trữ, vận chuyển, trao đổi...

Với cơ chế quản lý đồng bộ đó, triều Nguyễn đã nắm độc quyền, gần như

tuyệt đối, toàn diện công tác chế tạo, sử dụng, tàng trữ, mua bán vũ khí. Điều

này đã góp phần quan trọng đối với việc giữ gìn an ninh quốc gia trong điều

11

kiện tình hình chính trị, xã hội và đối ngoại có nhiều bất ổn. Bên cạnh đó, để

tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với công tác chế tạo,

chế tạo, cấp phát, sử dụng, tàng trữ, mua bán vũ khí và các vật liệu chế tạo,

nhà nước còn ban hành những quy định xử phạt nghiêm khắc đối với các

hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, việc chế tạo và sử dụng vũ khí của nhà Nguyễn cũng còn tồn

tại không ít hạn chế, từ công tác tổ chức, quản lý cho đến kỹ thuật chế tạo.

Việc chế tạo vũ khí, đặc biệt là hỏa khí vẫn được thực hiện chủ yếu bằng

phương pháp thủ công. Các thông số kỹ thuật chế tạo đều dựa trên kinh

nghiệm chứ không phải là các kết quả tính toán khoa học. Điều này đã ảnh

hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả sử dụng vũ khí, đặc biệt là hỏa

khí, như tầm bắn không xa, độ chính xác không cao, sức công phá thấp nên

không phá huỷ được những mục tiêu lớn và phức tạp. Có nhiều yếu tố dẫn

đến những hạn chế trong quá trình chế tạo vũ khí của triều Nguyễn. Trước

hết, đó là do trình độ khoa học, kỹ thuật nói chung và kỹ thuật chế tạo vũ khí

nói riêng còn kém so với các nước phương Tây. Vũ khí vẫn chủ yếu được chế

tạo bằng phương pháp thủ công. Trong chế tạo vũ khí, đội ngũ nhân công chủ

yếu là các thợ rèn đúc giỏi ở các địa phương được trưng tập và làm việc theo

chế độ công tượng. Lực lượng này làm việc theo kinh nghiệm và không được

đào tạo bài bản. Thứ hai, trong điều kiện khoa học kỹ thuật còn nhiều yếu

kém như vậy, chính sách hạn chế quan hệ rồi cự tuyệt người phương Tây của

chính quyền nhà Nguyễn càng cản trở nhiều hơn quá trình trình giao lưu, trao

đổi kỹ thuật chế tạo vũ khí tiến bộ giữa người phương Tây với Việt Nam.

Thứ ba, trong quá trình chế tạo vũ khí, bằng nhiều hình thức, chính quyền

nhà Nguyễn đã cố gắng tiếp cận với vũ khí của phương Tây. Trong đó có

việc mua vũ khí của người phương Tây để trang bị thêm nhưng với số lượng

rất ít. Để mua được các loại vũ khí hiện đại của phương Tây ngoài quan hệ

ngoại giao - thương mại thì còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của quốc

gia. Trong giai đoạn này, tiềm lực kinh tế đất nước không cho phép triều

Nguyễn đẩy mạnh thực hiện điều đó, khi Việt Nam vẫn là nước với nền kinh

tế nông nghiệp lạc hậu. Hay nói cách khác, sức mạnh quốc gia với điểm tựa

12

là thực lực kinh tế không cho phép triều Nguyễn “hiện đại hóa” việc chế tạo

vũ khí.

Tổ chức chế tạo và quản lý sử dụng vũ khí dưới triều Nguyễn, một vấn

đề tưởng chừng đã lùi sâu vào trong quá khứ, nhưng cho đến ngày nay vẫn

còn nguyên ý nghĩa thực tiễn với nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để lại

cho cả hiện tại và tương lai.

Thứ nhất, cần xây dựng hệ thống tổ chức và cơ chế hoạt động đối với

công tác chế tạo và quản lý vũ khí theo hướng tinh gọn, khoa học và hiệu

quả.

Thứ hai, vũ khí có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc bảo vệ độc

lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Vì vậy phải coi trọng

công tác chế tạo, chế tạo và phát triển vũ khí theo hướng hiện đại. Để thực

hiện được vấn đề đó, một mặt chúng ta phải chủ động nghiên cứu, phát triển

các loại vũ khí, khí tài phù hợp với điều kiện tác chiến của Việt Nam. Mặt

khác phải đẩy mạnh hợp tác theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa

với các nước có trình độ cao về chế tạo vũ khí, đẩy mạnh trao đổi, hợp tác về

đào tạo lực lượng chế tạo, vận hành các trang thiết bị, vũ khí hiện đại, chuyển

giao công nghệ chế tạo vũ khí, mua mới các loại vũ khí hiện đại, cải tiến,

nâng cấp các loại vũ khí hiện có, đồng thời từng bước làm chủ các trang thiết

bị, vũ khí hiện đại./.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!