Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình yêu trong thơ tagore.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
LÊ THỊ HẰNG
Tình yêu trong thơ Tagore
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sự ưu ái của tạo hóa và sức mạnh huyền diệu chảy trên dòng sông Hằng
linh thiêng đã hun đúc và nuôi dưỡng cho văn minh nhân loại những “đứa con
của thiên thần” và Rabindranath Tagore được khai sinh từ đó. Giải Noben văn
học 1913 trao cho tập Thơ Dâng (Gitanjali) là sự công nhận mang tính toàn
cầu đối với R.Tagore, đưa ông lên tầm vóc một nhà thơ nhân loại. Bằng tài
năng siêu việt R.Tagore đã tạo nên một thời đại mới trong văn học Ấn Độ -
“thời đạiR.Tagore” (the epoch of r.tagore), đưa văn học Ấn Độ hội nhập vào
thế giới hiện đại. Từ đây, thế giới có một cái nhìn khác hẳn về Ấn Độ, đất
nước mà trước đó chỉ được biết đến như xứ sở của những ngôi đền thiêng và
cổ tích thần kì.
Trong tư cách một nghệ sĩ, R.Tagore đặt bút trên nhiều lĩnh vực và ở lĩnh
vực nào ông cũng đạt được những thành công đáng ngưỡng mộ. Sau hơn 80
năm sáng tạo không ngừng, ông đã để lại cho đời 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12
bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút ký, tiểu luận, diễn văn, hồi ức, hơn
2
2000 ca khúc, hàng ngàn bức tranh. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát nhất
thì thơ vẫn chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông.
Từ ngàn xưa tình yêu luôn là nguồn đề tài vô cùng hấp dẫn, nó làm tốn
không biết bao nhiêu tâm tư tình cảm cũng như giấy mực của giới văn nghệ
sĩ. Có tới hàng trăm ngàn bài thơ, tiểu thuyết, ca khúc, tranh vẽ…về chủ đề
tình yêu với đủ mọi cung bậc cảm xúc. Và có lẽ, khi nào thế gian còn tồn tại
thì khi đó người ta còn nói đến tình yêu. Một danh nhân đã nói rằng: Trên đời
chỉ có một việc đáng nói là tình yêu vì nó là mầm mống của mọi sung sướng
và là nguyên nhân của mọi đau khổ.
Rabindranath Tagore được mệnh danh là H. Haino của Ấn Độ, là thánh
nhân trên trần thế, nhà thơ tình được xếp vào loại nhất nhì thế giới, ông không
chỉ nói nhiều về tình yêu mà ông còn nói rất đúng rất hay về tình yêu. Trong
52 tập thơ ông dâng cho đời thì có tới hai tập là Người làm vườn và Tặng
phẩm của người yêu viết về chủ đề này. Dạo bước và khám phá vườn hoa tình
ái trong thơ Tagore chắc chắn sẽ mang đến nhiều điều thú vị, tuy nhiên, ở
Việt Nam vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ lĩnh
vực này. Với hi vọng nghiên cứu sâu hơn về “con người thần thánh” và đặc
biệt là chủ đề tình yêu trong thơ ông, chúng tôi đã mạnh dạn đi sâu vào
nghiên cứu đề tài “Tình yêu trong thơ Tagore”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Rabindranath Tagore không chỉ là niềm tự hào của người dân Ấn Độ
mà còn là niềm tự hào ái mộ của toàn nhân loại. Ông là nhà thơ Á Châu đầu
tiên được người Tây phương trao giải Noben văn chương, là bậc kỳ tài đã để
lại cho nhân loại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, có giá trị về nhiều mặt. Các
tác phẩm của Tagore, mà đặc biệt là thơ ca chính là mảnh đất màu mỡ đầy bí
ẩn có sức thu hút đặc biệt đối với giới nghiên cứu cả trong và ngoài Ấn Độ.
3
Thơ Dâng – “kỳ công thứ hai” của văn học Ấn đã vinh dự được trao
giải Noben cao quí vào năm 1913 và vinh danh chủ nhân của nó trở thành nhà
thơ của thế giới. Từ đây, cuộc đời và sự nghiệp của ông đã bước sang một
trang khác, các sáng tác của ông đã vượt qua biên giới Ấn Độ được dịch và
phổ biến rộng khắp đến nhiều nước trên thế giới. Chỉ riêng tập Thơ Dâng ở
các nước Anh, Pháp, Liên Xô đã tái bản trên dưới 100 lần, tiếp đó là nhiều
Tuyển tập R. Tagore đã ra đời. Tuy nhiên, ở Châu Á và nhất là ở Việt Nam thì
văn học Ấn Độ vẫn chưa được đánh giá đúng tầm, nhắc đến tên tuổi của
Tagore người ta thường nghĩ đến ông là nhà thơ tình nổi tiếng mà chưa có
nhiều cơ hội được tiếp xúc với ông ở các lĩnh vực khác, và theo đó, những
công trình nghiên cứu và các bài viết về ông cũng hạn chế rất nhiều. Chúng
tôi xin điểm qua một vài công trình nghiên cứu về R. Tagore mà chúng tôi thu
thập được.
Theo Giáo sư Lê Tự Hiển thì Ở Việt Nam đề cập đến R. Tagore sớm
nhất có lẽ vào năm 1924 trên báo Nam Phong số 81, 84 với bài viết Một đại
thi sĩ Ấn Độ - ông Rabindranath Tagore. Và cũng trên số báo này, trong bài
Bàn phiếm về văn hoá Đông Tây, Thượng Chi đã nói đến R.Tagore như một
tài năng siêu việt của văn hoá phương Đông, người đã chủ trương hoà hợp hai
nền văn hoá Đông - Tây. Tuy nhiên, phải đến năm 1943, khi cuốn Thi hào
R.Tagore của Nguyễn Văn Hai được nhà xuất bản Tân Việt ấn hành, độc giả
việt nam mới có cái nhìn đầy đủ hơn về Tagore. Năm 1958, trong chuyến
thăm Ấn Độ đầu tiên, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm bảo tàng R.Tagore ở
thành phố Cancutta, quê hương ông. Ghi lại chuyến đi này, chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết trên báo nhân dân số ngày 19/3/1958: “đại thi hào R.Tagore cả
thế giới đều kính trọng”. có thể xem đây là cột mốc quan trọng quá trình giới
thiệu nghiên cứu R.Tagore ở Việt Nam.
4
Nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh của ông, năm 1961, NXB Văn hóa
Hà Nội đã cho ra mắt bạn đọc “Tuyển tập thơ Tagore” do Cao Huy Đỉnh giới
thiệu sơ lược. Năm 1969, NXB An Tiêm đã ấn hành các bản dịch thơ của ông
như Lời Dâng, Người làm vườn, Tặng vật do Đỗ Khánh Hoan dịch, từ đó đến
nay thơ Tagore đã đến với đông đảo bạn đọc Việt Nam qua nhiều thế hệ.
Trong tuyển tập “Mười nhà thơ lớn của thế kỷ”, (NXB Hội nhà văn,
1982), đã chọn và giới thiệu những tên tuổi thuộc hàng lớn nhất của thế kỷ
XX mà sự nghiệp đã hình thành hoặc đã hoàn thành căn bản ở nửa đầu thế kỷ
và được công nhận đánh giá cao một cách rộng rãi. Họ là những người đã tạo
ra bộ mặt đa dạng, độc đáo và hết sức rực rỡ cho nền thơ ca thế giới. Cuốn
sách đã dành một vị trí xứng đáng cho vị đại thi hào Tagore với 22 trang . Tuy
nhiên cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ tuyển chọn và giới thiệu.
Có thể nói, chuyên gia đầu nghành về văn học Ấn Độ nói chung và về
Tagore nói riêng ở nước ta là Cao Huy Đỉnh, mà những nghiên cứu của ông
đã có ảnh hưởng ít nhiều đến các học giả sau này về mặt này mặt khác với
“Tuyển tập tác phẩm”, (NXB Lao động, trung tâm ngôn ngữ Đông – Tây,
2004). Nhưng một điều rất lấy làm tiếc là ông lại qua đời quá sớm, do đó, các
công trình của ông vẫn còn đang ở dạng bản thảo. Đặc biệt là những công
trình nghiên cứu thơ Tagore mới dừng lại ở mức độ khái quát nhất.
Năm 2002, NXB Trẻ, hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP. Hồ Chí
Minh đã ấn hành cuốn sách “R. Tagore trong nhà trường” do giáo sư Lưu
Đức Trung chủ biên. Cuốn sách đã điểm qua một số ý kiến đánh giá của một
số nhà nghiên cứu phê bình về những thành tựu của Tagore, bên cạnh đó cũng
giới thiệu một số hướng tiếp cận tác phẩm của Tagore trong nhà trường của
một số thầy cô giáo có uy tín về việc giảng dạy văn học Ấn Độ.
Trong cuốn 100 năm giải Nôben văn chương do nhiều tác giả tuyển tập
và giới thiệu, (NXB Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 2003), đã dành tặng cho
5
nhà thơ vĩ đại này những ý hay lời đẹp: “Thơ Tagore có những linh cảm cao
quí, sâu xa với hình thức dùng Anh ngữ đã phát huy tài thi ca và đã hòa hợp
sự đẹp đẽ và sự trong sáng giữa văn học Âu - Ấn”; “Thơ ca của ông kế thừa
truyền thống ưu tú của dòng văn học dân gian và cổ điển, cách điệu rõ ràng,
tình cảm chân thực, ý tứ sâu xa, ngôn từ trong sáng mang đậm tính trữ tình và
triết lí. Tác phẩm của ông mang nặng tinh thần yêu nước, giá trị nghệ thuật
rất cao, có vị trí rất quan trọng trong văn học Ấn Độ” [15, 35]
Năm 2004, Lưu Đức Trung tiếp tục cho ra mắt “Giáo trình văn học Ấn
Độ,(NXB Giáo Dục) và R. Tagore, Tuyển tập tác phẩm”, (NXB Lao động,
trung tâm ngôn ngữ Đông – Tây). Cuốn “Giáo trình văn học Ấn Độ” là một
thành công lớn của tác giả Lưu Đức Trung, cuốn sách cho ta thấy một cái
nhìn toàn diện hơn về bộ mặt nền văn học Ấn và cũng đã dành 29 trang để
giới thiệu về Tagore cùng với các sáng tác của ông. Tuy có điểm qua được
những nét cơ bản nhất trong cuộc đời và sự nghiệp của Tagore, song nhìn
chung, cũng chưa thể nói hết được tất cả và cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ
khái quát nhất.“Tagore tuyển tập” là công trình có qui mô hơn cả. Cuốn sách
đã tuyển chọn các tác phẩm của Tagore ở nhiều thể loại và một số bài nghiên
cứu của các tác giả trong và ngoài nước nói về Tagore được in rải rác ở một
số sách báo, tạp chí. Nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở việc tập hợp một cách c ó
hệ thống chứ chưa thực sự mang đến những nét mới mẻ đặc sắc của một công
trình nghiên cứu.
Trong “Những nhà thơ nổi tiếng thế giới”, (NXB Tổng hợp TP Hồ Chí
Minh, 2005) do Vương Bá Cung chủ biên đã dành nhiều trang nói về Tagore.
Tác giả nhận định: “Ông là tác giả vĩ đại nhất đã mở ra một kỷ nguyên mới
trong lịch sử văn học Ấn Độ, có ảnh hưởng rất lớn đến trong và ngoài nước”
[2, 137]. Năm 2008, Hồ Anh Thái cho ra mắt bạn đọc cuốn “Namaskar! Xin
chào Ấn Độ”, (NXB Văn nghệ) cũng cho thấy thêm những nét hết sức thú vị