Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình yêu trong ca dao nghệ tĩnh.
MIỄN PHÍ
Số trang
72
Kích thước
534.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1147

Tình yêu trong ca dao nghệ tĩnh.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

LÊ THỊ HÀ TRANG

TÌNH YÊU TRONG CA DAO NGHỆ TĨNH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 05 / 2015

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

TÌNH YÊU TRONG CA DAO NGHỆ TĨNH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn:

PGS. TS Nguyễn Phong Nam

Ngƣời thực hiện:

Trần Thị Mỹ Lan

(Khóa 2010 – 2014)

Đà Nẵng, tháng 05 / 2015

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................2

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................4

3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................4

3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................4

4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................4

5. Cấu trúc luận văn..................................................................................................4

NỘI DUNG ................................................................................................................5

CHƢƠNG 1................................................................................................................5

KHÁI QUÁT VỀ VÙNG ĐẤT, CON NGƢỜI VÀ CA DAO NGHỆ TĨNH .......5

1.1. Giới thiệu về vùng đất Nghệ Tĩnh.....................................................................5

1.1.1. Đặc điểm lịch sử, địa lí, nghề nghiệp và sản vật vùng đất Nghệ Tĩnh........5

1.1.1.1. Đặc điểm về lịch sử, địa lí vùng đất Nghệ Tĩnh...........................................5

1.1.1.2. Nghề nghiệp và sản vật vùng đất Nghệ Tĩnh...............................................6

1.1.2. Con ngƣời và văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh ................................................10

1.2. Khái quát ca dao Nghệ Tĩnh ...........................................................................13

1.2.1. Khái niệm về ca dao và ca dao xứ Nghệ......................................................13

1.2.1.1. Khái niệm ca dao.........................................................................................13

1.2.1.2. Ca dao Nghệ Tĩnh .......................................................................................14

1.2.2. Sơ lƣợc về đặc điểm ca dao xứ Nghệ ...........................................................15

1.2.2.1. Đặc điểm về nội dung..................................................................................15

1.2.2.2. Đặc điểm về nghệ thuật...............................................................................18

CHƢƠNG 2..............................................................................................................21

CÁC PHƢƠNG DIỆN BIỂU THỊ TÌNH YÊU TRONG CA DAO....................21

2.1. Tình yêu quê hƣơng đất nƣớc .........................................................................21

2.2.1. Tình yêu phong cảnh thiên nhiên ................................................................21

2.1.2. Yêu phong cảnh làng quê ............................................................................22

2.1.3. Yêu con ngƣời thôn quê................................................................................25

2.2. Tình yêu lao động, sản xuất.............................................................................28

2.2.1. Tình yêu nghề nghiệp....................................................................................28

2.2.2. Tình yêu sản vật ............................................................................................32

2.3. Tình yêu nam nữ ..............................................................................................34

2.3.1. Tình yêu mặn nồng, da diết..........................................................................34

2.3.2. Tình yêu đắng cay, tủi hờn...........................................................................37

2.4. Tình yêu gia đình..............................................................................................40

2.4.1. Tình yêu vợ chồng .........................................................................................40

2.4.2. Tình yêu cha mẹ ............................................................................................43

CHƢƠNG 3..............................................................................................................48

NGHỆ THUẬT BIỂU ĐẠT TÌNH YÊU TRONG CA DAO NGHỆ TĨNH ......48

3.1. Thể thơ và cấu trúc lời.....................................................................................48

3.1.1. Thể thơ ...........................................................................................................48

3.1.1.1. Thể thơ lục bát.............................................................................................48

3.1.1.2. Thể song thất lục bát và thể hỗn hợp .........................................................50

3.2.2. Về cấu trúc lời ca..........................................................................................51

3.2.2.1. Cấu trúc lời đơn ..........................................................................................51

3.2.2.2. Cấu trúc lời đôi đối – đáp............................................................................54

3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật ...............................................................55

3.2.1. Không gian nghệ thuật .................................................................................55

3.2.2. Thời gian nghệ thuật.....................................................................................57

3.3. Ngôn ngữ ...........................................................................................................59

3.3.1. Ngôn ngữ địa phƣơng ...................................................................................59

3.3.2. Ngôn ngữ “trí tuệ, bác học” .........................................................................61

3.3.3. Biện pháp tu từ..............................................................................................63

KẾT LUẬN..............................................................................................................66

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Ca dao là sản phẩm của nhân dân lao động, được phổ biến rộng rãi trong

từng vùng miền hay trong toàn dân tộc bằng hình thức truyền miệng. Văn học dân

gian lưu trữ nhiều nét văn hóa của dân tộc, đặc biệt là trong thơ ca dân gian. Qua

đó, ta thấy được hình ảnh quê hương, đất nước, thấy bản lĩnh và tính cách của con

người của từng vùng, miền nói riêng và của của cả dân tộc Việt Nam nói chung.

Nằm trong vốn ca dao chung của cả nước, ca dao xứ Nghệ có những đặc

điểm chung nhất định và cũng có những nét văn hóa đặc trưng riêng. Đọc ca dao

Nghệ Tĩnh, ta thấy hầu hết những bài ca dao được lưu truyền ở đây đều phản ánh

sinh hoạt và tính cách của con người, thể hiện tình yêu quê hương, lao động. Đặc

biệt “thể hiện tính cách tình cảm con người xứ Nghệ rõ rệt và đầy đủ đó là bộ phận

nói về tình yêu trai gái, về hôn nhân và gia đình”. [5, tr. 59]

Tình yêu là biểu tượng cho tình cảm cao quý nhất của con người, là chốn

bình yên để mọi phong ba của tâm hồn neo đậu. Vấn đề về tình yêu luôn là nguồn

cảm hứng dạt dào được mọi người quan tâm, đặc biệt là tình yêu đôi lứa, vợ chồng.

Nghiên cứu về đề tài: “Tình yêu trong ca dao Nghệ Tĩnh” là đi vào tìm hiểu những

bài ca dao thấm đẫm tình yêu thương quê hương, đất nước, con người, thiên nhiên

qua những hình ảnh, ngôn từ giản dị, mộc mạc đậm chất Nghệ Tĩnh. Qua đó, thấy

được những phương diện thể hiện tình yêu, những nét nghệ thuật nổi bật tạo nên

dáng vẻ riêng biệt của ca dao xứ Nghệ so với ca dao của các vùng miền trên đất

nước.

Việc lựa chọn đề tài: “Tình yêu trong ca dao Nghệ Tĩnh” sẽ góp phần phục

vụ tốt hơn cho việc học tập hiện tại và giúp chuẩn bị hành trang cho việc giảng dạy

Văn ở trường Phổ thông sau này. Đồng thời, Nghệ Tĩnh chính là quê hương của tác

giả vì vậy đây cũng là cơ hội để tác giả có thể viết về quê hương của mình như một

món quà tri âm.

2

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ca dao là một trong những đề tài quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến việc

tìm hiểu văn hóa, văn học dân tộc, bởi vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu.

Về ca dao Nghệ Tĩnh, cũng đã có nhiều công trình đồ sộ nghiên cứu:

Công trình đồ sộ và có ý nghĩa lớn nhất là hai cuốn Kho tàng ca dao xứ Nghệ

(1996), tập I+II, do Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao (Chủ biên), Võ Văn Trục

biên soạn, NXB Nghệ An. Với hai cuốn sách này, nhà nghiên cứu đã giới thiệu về

ca dao của người Việt ở xứ Nghệ, bao gồm tóm tắt đặc điểm vùng xứ Nghệ; giới

thiệu thiên nhiên, tinh thần yêu nước; vài nét sơ lược về nội dung, nghệ thuật, tình

cảm, tính cách, con người. Trong nội dung, tác giả đã đề cập đến về thiên nhiên, con

người, quê hương và quan trọng tác giả đã viết rằng: “Thể hiện tình cảm của con

người xứ Nghệ rõ rệt và đầy đủ là bộ phận nói về tình yêu trai gái, về hôn nhân và

gia đình. Riêng tình yêu trai gái, ở đây ta thấy mọi mức độ của tình yêu đôi lứa.” [4,

tr. 59]. Về phần hình thức nghệ thuật, tác giả đã nêu một số nét cơ bản thể hiện

trong ca dao Nghệ Tĩnh. Điều quan trọng nhất trong công trình này đó là phần sưu

tầm ca dao Nghệ Tĩnh, điều này giúp cho việc khảo sát đề tài thuận lợi hơn.

Thứ hai, cuốn Văn hóa dân gian xứ Nghệ (2012), tập 1: Ca dao và đồng dao,

do Ninh Viết Giao (Chủ biên). Trong công trình này, tác giả đã phân loại rõ ràng

đề mục của các phần nội dung đề cập trong phần giới thiệu khái quát về ca dao

người Việt ở Nghệ Tĩnh. Tác giả đã giới thiệu mục tình yêu đôi lứa, tình cảm gia

đình trong ca dao Nghệ Tĩnh. Đồng thời phần nghệ thuật, tác giả đã đề cập đến: tính

bộc trực, thẳng thắn; tính trí tuệ, bác học; tính “trạng”.

Công trình thứ ba, cuốn Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh (1995), Nguyễn

Đổng Chi chủ biên, NXB Nghệ An – Vinh. Trong công trình này, tác giả đã đưa ra

những hiểu biết của mình về văn hóa dân gian của vùng Nghệ Tĩnh: “Quyển sách

này là một trong những thể nghiệm bước đầu về việc lượm lặt, tập hợp những cái đã

được chọn lựa, hệ thống hóa và cố gắng tìm hiểu, có kết luận về các thể loại văn hóa

dân gian khoanh vùng trong tỉnh Nghệ Tĩnh, đồng thời nó góp phẩn giới thiệu các

mặt hay, đẹp, cổ kính của xứ Nghệ còn để dấu ấn trong văn hóa dân gian”. Hơn

3

nữa, đây là cuốn sách có một cái nhìn tổng quát về nét đặc trưng về con người, vùng

đất cũng như thiên nhiên, địa lí và văn hóa dân gian xứ Nghệ.

Công trình thứ tư là Luận văn thạc sĩ văn học: Đặc điểm ca dao Nghệ Tĩnh

(2008), trường đại học sư phạm T.P Hồ Chí Minh. Về phần nội dung, công trình

này có nghiên cứu về tình cảm phong phú mãnh liệt, trong đó có tình yêu nước

nồng nàn, thủy chung thắm thiết, yêu thương sâu nặng. Còn chủ yếu là nghiên cứu

toàn bộ nội dung của ca dao và các đặc điểm nghệ thuật trong ca dao Nghệ Tĩnh.

Qua đó, cho ta một cái nhìn tổng quát về hệ thống đặc điểm ca dao Nghệ Tĩnh.

Công trình thứ năm đó là cuốn Thi pháp ca dao (2006), Nguyễn Xuân Kính,

Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội. Công trình này là cả một kho tàng những tri

thức về thi pháp của ca dao, tạo điều kiện thuận lợi cho người viết định hướng được

hướng đi trong việc tìm hiểu nghệ thuật của ca dao Nghệ Tĩnh. Quan trọng đó là

việc nắm được thể thơ, thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao.

Công trình thứ sáu đó là cuốn Bản sắc văn hóa của người Nghệ Tĩnh (2001),

Nguyễn Nhã Bản, Nhà xuất bản Nghệ An. Công trình này viết về bản sắc văn hóa

Nghệ Tĩnh, tạo cho người viết có một cái nhìn đúng đắn và sâu sắc hơn trong tính

cách, con người cũng như quê hương Nghệ Tĩnh.

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số cuốn sách nghiên cứu về ca dao người

Việt, trong đó có cuốn Cấu trúc ca dao người Việt (2009) của Lê Đức Luận, NXB

Đại học Huế. Công trình này giúp chúng ta có một cái nhìn khách quan hơn trong

việc xem xét cấu trúc ca dao, từ đó tạo điều kiện cho việc phân loại đặc điểm nghệ

thuật.

Nhìn chung, tìm hiểu về ca dao đã có khá nhiều công trình nhưng chưa có

công trình nào cụ thể viết về Tình yêu trong ca dao Nghệ Tĩnh. Vì vậy, dựa trên

những nét kiến thức quý giá của những người đi trước để lại, tôi xin tiếp thu, kế

thừa và đi sâu vào tìm hiểu giá trị của tình yêu trong ca dao Nghệ Tĩnh và những nét

nghệ thuật nổi bật trong đề tài này.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!