Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tình yêu trong ca dao thừa thiên huế .
MIỄN PHÍ
Số trang
86
Kích thước
639.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1763

Tình yêu trong ca dao thừa thiên huế .

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

TRẦN THỊ HỌA MY

TÌNH YÊU TRONG CA DAO THỪA THIÊN HUẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 05 / 2014

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

TÌNH YÊU TRONG CA DAO

THỪA THIÊN HUẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:

TS. Lê Đức Luận

Người thực hiện:

Trần Thị Họa My

(Khóa 2010 – 2014)

Đà Nẵng, tháng 05 / 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của TS. Lê Đức Luận. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa

học của công trình này.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Họa My

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến

thầy giáo TS. Lê Đức Luận – người đã nhiệt tình, chu đáo

hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn

các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư

phạm Đà Nẵng đã chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình thực

hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè

và người thân đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận

này.

Mặc dù có nhiều cố gắng, song do trình độ còn hạn

chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự

đóng góp chân thành của thầy cô, bạn bè để đề tài được

hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2014

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4

4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4

5. Bố cục khóa luận ..................................................................................................... 5

Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG ........................................................................... 6

1.1. Khái quát vùng đất Thừa Thiên Huế .................................................................... 6

1.1.1. Lịch sử vùng đất Thừa Thiên Huế .................................................................... 6

1.1.2. Về vị trí địa lí, địa hình và thổ nhưỡng ............................................................. 8

1.1.3. Con người vùng đất Cố đô .............................................................................. 10

1.1.4. Đặc trưng văn hóa dân gian Huế ..................................................................... 13

1.2. Khái quát về ca dao Thừa Thiên Huế ................................................................. 16

1.2.1. Khái niệm ca dao ............................................................................................. 16

1.2.2. Ca dao dân ca Thừa Thiên Huế ....................................................................... 17

1.2.3. Đề tài phản ánh trong ca dao Thừa Thiên Huế ............................................... 20

Chương 2. NHỮNG PHƯƠNG DIỆN TÌNH YÊU TRONG CA DAO

THỪA THIÊN HUẾ ............................................................................................... 23

2.1. Tình yêu lao động sản xuất ................................................................................ 23

2.1.1. Các nghề nghiệp lao động ............................................................................... 23

2.1.2. Tình yêu lao động và khát khao hạnh phúc no ấm.......................................... 25

2.2. Tình yêu gia đình ............................................................................................... 27

2.2.1. Tình yêu giữa con cái với bố mẹ và bố mẹ với con cái .................................. 27

2.2.2. Tình yêu vợ chồng ........................................................................................... 31

2.3. Tình yêu đôi lứa ................................................................................................. 36

2.3.1. Tình yêu thắm thiết thủy chung ...................................................................... 36

2.3.2. Tình yêu trắc trở, chia cách đau đớn ............................................................... 39

2.4. Tình yêu quê hương đất nước ............................................................................ 41

2.4.1. Tình yêu cảnh sắc quê hương .......................................................................... 41

2.4.2. Tình yêu con người và sản vật quê hương ...................................................... 45

Chương 3. NGHỆ THUẬT BIỂU ĐẠT TÌNH YÊU TRONG CA DAO

THỪA THIÊN HUẾ ............................................................................................... 51

3.1. Thể thơ ............................................................................................................... 51

3.1.1. Thể thơ lục bát ................................................................................................. 51

3.1.2. Thể song thất lục bát ....................................................................................... 52

3.2. Về cấu trúc lời ca ............................................................................................... 54

3.2.1. Cấu trúc lời đơn ............................................................................................... 54

3.2.2. Cấu trúc lời đôi đối - đáp ................................................................................ 56

3.3. Hình ảnh và biểu tượng ...................................................................................... 58

3.3.1. Hình ảnh và biểu tượng thiên tạo .................................................................... 58

3.3.2. Hình ảnh và biểu tượng nhân tạo .................................................................... 61

3.4. Phương thức tu từ ............................................................................................... 64

3.4.1. So sánh, ẩn dụ ................................................................................................. 64

3.4.2. Nhân hóa ......................................................................................................... 67

3.5. Đặc trưng ngôn ngữ ............................................................................................ 69

3.5.1. Nghệ thuật chơi chữ ........................................................................................ 69

3.5.2. Dùng tiếng địa phương .................................................................................... 72

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 78

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Với bất cứ một nền văn học nào, văn học dân gian mãi là công trình sáng tạo

để đời. Những sáng tạo đó không chỉ mang ý nghĩa vùng miền, ý nghĩa địa phương

mà còn mang cả ý nghĩa quốc gia. Một khi đạt đến một chuẩn mực giá trị nào đó và

trong một điều kiện giao lưu văn hóa – lịch sử nào đó thì văn học dân gian như

được chắp cánh, vượt qua biên giới thời gian, tự mở rộng giới hạn để hướng tới giá

trị phổ quát toàn nhân loại.

Ca dao là viên ngọc quý báu trong kho tàng văn học dân tộc. Nó in đậm, phác

họa hình ảnh cuộc sống và con người Việt. Ca dao Thừa Thiên Huế là một bộ phận

đặc sắc của văn học dân gian vùng đất này và kho tàng ca dao dân tộc. Đến nay, ca

dao Thừa Thiên Huế vẫn còn giữ được sức sống, đóng góp không nhỏ cho kho tàng

văn học dân gian. Ca dao vùng đất này đã nói lên được những kinh nghiệm lao động

sản xuất, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình, phản ánh

nét phong tục tập quán của người dân xứ Huế.

Tình yêu là bản chất thiêng liêng và tự nhiên của con người cho nên dù ở thời

đại nào, tình yêu bao giờ cũng là đề tài bất tận cho những áng văn chương Việt

Nam. Nói đến tình yêu thì không thể không nhắc đến những bài thơ tình nổi tiếng

của các nhà thơ như: Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Phan Thị Thanh Nhàn ... Trong kho

tàng văn học dân gian thì tình yêu cũng đã chiếm một chỗ rất quan trọng trong ca

dao. Nó phản ảnh tinh thần đa cảm của loài người và ăn sâu vào huyết quản mọi

người dân Việt.

Đọc ca dao Thừa Thiên, người đọc có thể nhận ra sự trau chuốt trong lời lẽ,

sự rung động chân thành, tự nhiên của chủ thể sáng tạo và cả sự u uẩn, hoài niệm,

xót thương. Tình thương yêu diết da gần như bao trùm lên các chủ đề, nội dung và

luôn đọng lại trong lòng bạn đọc. Tình yêu trong ca dao Thừa Thiên Huế được biểu

hiện qua nhiều mặt: Tình yêu quê hương đất nước với cảnh vật thiên nhiên kỳ tú

như: cỏ cây hoa lá, núi sông, lũy tre xanh, hay đồng ruộng óng ả lúa vàng ... hòa với

2

tâm tình và lịch sử của dân tộc. Tình yêu gia đình thể hiện qua những câu ca đằm

thắm, chứa chan tình cảm thiết tha, sâu nặng của tình cha con, đạo vợ chồng. Hay

những bản tình ca bất diệt với những lời tỏ tình mộc mạc mà đầy ắp chân thành của

tình yêu đôi lứa, cũng như cuộc sống lao động dù vất vả “bán mặt cho đất, bán lưng

cho trời” của người nông dân nhưng họ vẫn giữ một tình yêu thủy chung trọn vẹn

với mảnh đất quê nghèo nàn.

Với bao năm tháng lịch sử, qua bao nỗ lực của biết bao thế hệ đời người,

chính ở đây, người ta phát hiện về khả năng sáng tạo của con người, đặc biệt là về

những giá trị văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất tiềm chứa trong mỗi câu ca điệu

hát. Những câu ca dao về tình yêu Thừa Thiên Huế vừa sinh động, lôi cuốn về văn

phong truyền thống, vừa hấp dẫn về nội dung cũng như hình thức thể hiện. Chính

những lí do trên đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài “Tình yêu trong ca dao Thừa

Thiên Huế” làm nghiên cứu, với hi vọng góp một chút công sức vào việc tìm ra

những nét đặc trưng cơ bản được thể hiện trong ca dao tình yêu vùng đất Cố đô.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ca dao là một trong những đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu,nhà văn, nhà

thơ quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu. Vì vậy, đã có không ít những bài viết, công trình

nghiên cứu về ca dao Việt Nam nói chung cũng như ca dao Thừa Thiên Huế nói

riêng rất tỉ mỉ với những lời nhận xét vô cùng sâu sắc.

Sách Văn học dân gian (2 tập) của Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên là công

trình đồ sộ, nghiên cứu nghiêm túc. Trong đó, phần viết về thơ ca dân gian do Chu

Xuân Diên chắp bút là những trang nghiên cứu có giá trị cao. Còn công trình Tục

ngữ ca dao Việt Nam của Vũ Ngọc Phan đã làm rõ khái niệm, nguồn gốc, sự hình

thành và phát triển cũng như nội dung và hình thức nghệ thuật của ca dao, tục ngữ

Việt Nam.

Nguyễn Xuân Kính khi nghiên cứu về ca dao thì nội dung trong cuốn Thi

pháp ca dao được ông đề cập đến một số yếu tố của cấu trúc ca dao như: ngôn ngữ,

thể thơ, một số yếu tố thời gian và không gian nghệ thuật, một số hình ảnh, biểu

tượng, các yếu tố thi pháp trong một chỉnh thể nghệ thuật ca dao. Lê Đức Luận

trong cuốn Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt đã nghiên cứu về đặc trưng cấu trúc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!